Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao 03 chương trình mục tiêu quốc gia chậm?

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 về việc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia bị chậm: Do khối lượng công việc nhiều, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nên phải rà soát kỹ để tránh những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra.

Tại hội trường chiều 09/06, Phó Thủ tướng Thường trực đã có thông tin về Ba chương trình mục tiêu quốc gia, gồm giảm nghèo bền vững; mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tổng tiền ngân sách dành cho 03 chương trình này khoảng 92.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chương trình này thực hiện chậm.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh. Ảnh Quochoi.vn
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh. Ảnh Quochoi.vn.

Giải trình việc này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Thủ tướng đã lập Ban chỉ đạo Chính phủ, ban hành 19 văn bản để phê duyệt, quy định nguyên tắc, tiêu chí và phân bổ vốn cho 03 chương trình này. Các tiêu chí phân định, danh sách huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc đối tượng của chương trình giảm nghèo bền vững. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cũng được lập, ban hành.

Thủ tướng đã giao kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương 2021-2025 cho các địa phương và giao dự toán ngân sách trung ương 2022 cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Thủ tướng cho rằng, đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do khối lượng công việc nhiều, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nên "phải rà soát kỹ để tránh những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra".

Lãnh đạo Chính phủ "nhận thức rõ trách nhiệm", nên Ban chỉ đạo Chính phủ tới đây sẽ yêu cầu các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, đề án với lộ trình cụ thể và có văn bản hướng dẫn.

Các địa phương khẩn trương giao kế hoạch vốn ngân sách giai đoạn 2021-2025 và năm 2022; có các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với địa phương và quy định liên quan theo thẩm quyền.

"Quá trình thực hiện tuyệt đối không được để xảy ra tiêu cực, thất thoát ngân sách nhà nước", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Các cấp, ngành ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc như đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho địa bàn khó khăn.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành 03 quyết định về hỗ trợ tiền thuê nhà đối với người lao động, cho vay học sinh, sinh viên và các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập...

"Đến hết tháng 05/2022 đã thực hiện khoảng 33.500 tỷ đồng, trong đó miễn, giảm thuế, phí 22.600 tỷ đồng, đạt khoảng 35% kế hoạch. Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân hơn 4.800 tỷ đồng cho 4/5 chương trình tín dụng chính sách; các địa phương đã hỗ trợ tiền thuê nhà cho hơn 2.400 người theo Nghị quyết số 11.

Phó Thủ tướng Thường trực cho biết thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, cơ quan khắc phục mọi khó khăn, triển khai chương trình nhanh hơn và hiệu quả, thực chất.

Trong đó, hoàn thành, ban hành bốn văn bản trong tháng Sáu gồm hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu đối với các gói thầu; phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án, dự án thành phần đầu tư đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công.

Đồng thời, hướng dẫn việc sử dụng Quỹ Viễn thông công ích để tiếp tục thực hiện chương trình "Sóng và máy tính cho em", hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, Internet...

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.