Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc vào năm 2030

Đến năm 2030, tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm sẽ tăng 18% . Châu Á sẽ là khu vực tiêu thụ mạnh nhất, chiếm 71% , 183 triệu tấn. Tuy nhiên, các nước phát triển như: Mỹ , EU, Nhật Bản vẫn sẽ phụ thuộc nguồn thuỷ sản nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Trung Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu lớn, tiếp theo là Việt Nam và Na Uy.

Các chuyên gia tại Hội thảo Nhu cầu và xu hướng thị trường thủy sản hậu Covid-19, do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) tổ chức, chiều 24/08 đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau liên quan đến xuất khẩu thủy sản.

Ảnh Vasep
Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc vào năm 2030. Ảnh Vasep.

Thị trường Mỹ có nhu cầu hồi phục mạnh đối với tất cả sản phẩm. Tuy nhiên, với việc giá thủy sản tăng và lạm phát đang khiến cho nhu cầu dự kiến chững lại trong nửa cuối năm nay. Việt Nam hiện là nguồn cung lớn thứ 5, chiếm 9% thị phần thuỷ sản của Mỹ.

Với thị trường EU, Việt Nam hiện chiếm 2,6 - 2,8% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của khu vực và là nguồn cung cấp lớn thứ 5 cho thị trường này, đứng sau Na Uy (chiếm 13 - 17,6%), Trung Quốc (chiếm 4,1 - 5,3%), Ecuador (chiếm 2,6 - 3,1%) và Maroc (chiếm 2,4 - 2,8%).

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông Vasep thì, nhu cầu thủy sản toàn cầu đã đạt đỉnh và sẽ giảm trong nửa cuối 2022. Đồng USD tăng giá làm giảm nhu cầu ở nhiều thị trường; trong đó có EU, Nhật Bản. Cùng với đó, lượng tồn kho tăng khiến nhà nhập khẩu hạn chế mua hàng và tìm cách hạ giá nhập khẩu.

Tình hình lạm phát gia tăng làm giảm chi tiêu cho thủy sản, người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho các loài có giá vừa phải phù hợp với thu nhập đang bị sụt giảm. Tôm nhỏ, cá tra, chả cá, surimi, cá biển nhỏ vẫn có nhu cầu cao nhưng giá sẽ giảm so với nửa đầu năm. Đó sẽ là xu hướng mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần linh hoạt đáp ứng để giữ được thị phần trong giai đoạn hiện nay.

Các chuyên gia dự báo về tiêu thụ thuỷ sản đến năm 2030 cho rằng, nhu cầu thuỷ sản của thế giới sẽ tăng mạnh, thuỷ sản nuôi tăng tỷ trọng trong tổng tiêu thụ từ 52% lên 59% nhờ sự chuyển đổi một số loài từ khai thác tự nhiên sang nuôi trồng.

Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc vào năm 2030. Ảnh Vasep
Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc vào năm 2030. Ảnh Vasep.

Đến năm 2030, tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm sẽ tăng 18% (so với năm 2018). Châu Á sẽ là khu vực tiêu thụ mạnh nhất, chiếm 71% (183 triệu tấn). Tuy nhiên, các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn sẽ phụ thuộc nguồn thuỷ sản nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Trung Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu lớn, tiếp theo là Việt Nam và Na Uy. 

Riêng với ngành tôm, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho rằng, tôm Việt Nam đang có nhiều thách thức nhưng cũng có những lợi thế nhất định trên thị trường thế giới.

Ông Lực dự báo nhu cầu thủy sản tiếp tục tăng trong dài hạn cũng thúc đẩy các quốc gia khác có chính sách thúc đẩy ngành tôm bao gồm tăng nuôi, tăng sản lượng, nâng cao trình độ chế biến, sách lược thị trường làm tăng áp lực canh tranh quốc tế. 

Về lợi thế, Việt Nam đang là quốc gia có trình độ chế biến tôm hàng đầu thế giới với các sản phẩn chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu các thị trường lớn khi kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch. Ngành chế biến mở rộng theo hướng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để giảm sử dụng lao động, tăng năng suất lao động. Nhìn chung chuỗi giá trị con tôm phát triển với các mắt xích tham gia đồng bộ, linh hoạt, ít nhiều có chia sẻ lợi ích cho nhau.

Trong bối cảnh hiện nay, theo ông Lực, ngành tôm cần tiếp tục phát huy lợi thế tôm chế biến sâu ở một số phân khúc thị trường phù hợp. Duy trì vị thế hàng đầu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Australia. Bên cạnh đó, nâng cao thị phần ở EU và từng bước nâng cao sản lượng để vượt qua các đối thủ. Với Trung Quốc, đây là thị trường tiêu thụ khổng lồ nhưng rất khó để cạnh tranh ở phân khúc chế biến với các nhà chế biến nội địa, do đó ngành cần tập trung duy trì thị phần tôm sơ chế.

Ngân Quỳnh (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.