Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc đẩy mạnh cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Nâng cao hiệu quả triển khai cuộc vận động trong tình hình mới, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi nhanh nền kinh tế do ảnh hưởng dịch Covid-19, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các cấp chính quyền địa phương thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm.

Theo Ban chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh Vĩnh Phúc, đến nay đã có hơn 80% người tiêu dùng có thói quen mua sắm, sử dụng hàng Việt.

Hơn 90% người dân cho biết Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có tác động, ảnh hưởng đến việc mua sắm, sử dụng các sản phẩm hàng hóa trong nước.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Tại các chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại, siêu thị… hàng Việt Nam hiện nay chiếm đa số. Điều đó cho thấy nhu cầu tiêu dùng hàng nội địa vẫn ở mức cao, đòi hỏi nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng sức mua của người dân. Đặc biệt, người dân đã có ý thức hơn trong việc ưu tiên, sử dụng hàng Việt.

Không chỉ cá nhân, hộ gia đình, nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh ưu tiên mua sắm, sử dụng trang thiết bị, hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu, uy tín trong nước khi thực hiện dự án, công trình. Việc làm thiết thực này vừa góp phần giảm bớt chi phí cho đơn vị, vừa giúp các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động, thời gian qua, các cấp hội, đoàn thể trong tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, vận động hàng chục nghìn lượt hội viên tích cực tham gia chương trình, gắn với thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; triển khai các chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; “Phiên chợ tình nghĩa”; “Gian hàng không đồng”... để đưa hàng Việt đến gần tay người tiêu dùng hơn.

Đối với doanh nghiệp, cuộc vận động đã góp phần khích lệ, động viên doanh nghiệp đổi mới, nghiên cứu sản xuất những sản phẩm hàng hóa có chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công thương, Sở Công thương cho biết: “Trong năm 2020, đơn vị đã phối hợp với các địa phương tổ chức hơn 30 phiên chợ hàng việt, điểm bán hàng lưu động, hội chợ... để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có điều kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Tại đây, nhiều mặt hàng trong nước được nhân dân lựa chọn mua sắm, sử dụng thường xuyên. Cuộc vận động đang lan tỏa mạnh mẽ, giúp khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng trong sử dụng hàng Việt Nam…”

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều vấn đề hàng Việt cần được quan tâm, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa, nhiều hiệp định thương mại được ký kết khiến hàng ngoại có cơ hội “lấn sân”, gây sức ép với hàng hóa trong nước.

Thực tế, những năm gần đây, nhóm hàng thực phẩm, gia dụng, thời trang, hóa mỹ phẩm… của Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc đã len lỏi, có mặt ở hầu hết các địa phương.

Không chỉ tập trung ở khu vực đô thị, các mặt hàng ngoại nhập đã vươn tới vùng nông thôn, miền núi như Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Tại nhiều cửa hàng tạp hóa ở các xã, thị trấn như Lãng Công, huyện Sông Lô, Đại Đình, huyện Tam Đảo, không khó để tìm thấy những mặt hàng thiết yếu ngoại nhập như sữa bột, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm... có giá thành cạnh tranh.

Sức ép hàng ngoại trên “sân nhà” đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và giá thành phù hợp hơn. Đó là yếu tố quan trọng để người tiêu dùng quyết định quyền lựa chọn của mình trước sản phẩm nội địa hay ngoại nhập. Việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cho các doanh nghiệp chỉ đạt hiệu quả khi sản phẩm nội địa thực sự tạo được dấu ấn, niềm tin đối với người dân.

Nhằm nâng cao hiệu quả triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi nhanh nền kinh tế do ảnh hưởng dịch Covid-19, Ban chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh yêu cầu các cấp chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị thành viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế, tận dụng hiệu quả cam kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, chủ động các giải pháp ứng phó, bảo đảm phát triển sản xuất, kinh doanh trong tình hình dịch bệnh Covid -19 vẫn diễn biến phức tạp; giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt chất lượng, những cách làm hay, gương điển hình trong thực hiện cuộc vận động...

Bên cạnh đó, rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm để đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng; đẩy mạnh thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ... tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, vận chuyển, mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; khảo sát việc đăng ký nhãn hàng Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động tạm nhập tái xuất; việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp bán lẻ về tỉ lệ hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, tỷ trọng hàng Việt trong các trung tâm thương mại, chợ truyền thống.

Đồng thời, Vĩnh Phúc tổ chức các chương trình tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Dự báo vùng núi Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt mưa to diện rộng
Dự báo vùng núi Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt mưa to diện rộng

Dự báo, từ đêm 7-8/5, khu vực vùng núi Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to diện rộng. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Thủ tướng: Tây Ninh có 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa' để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững
Thủ tướng: Tây Ninh có 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa' để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững

 Chiều ngày 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Ngân hàng Nhà nước được ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc
Ngân hàng Nhà nước được ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc

Đây là một trong những nội dung của Dự thảo Thông tư quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra lấy ý kiến.

Đổi mới sáng tạo: Từ khóa của hội nhập và phát triển
Đổi mới sáng tạo: Từ khóa của hội nhập và phát triển

Tạp chí Việt Nam Hội nhập vừa tổ chức một hoạt động có ý nghĩa nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2024 tại TP Hồ Chí Minh. Nói như Chủ tịch Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý - Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam Hội nhập Đoàn Mạnh Phương trong lời phát biểu khai mạc: Khoa học và Công nghệ đã đem tới cho chúng ta tư duy và hành động về đổi mới sáng tạo và đổi mới sáng tạo đã trở thành một từ khóa trên hành trình hội nhập và phát triển.

Pháp đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam
Pháp đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam

Trong tổng thể quan hệ Pháp - Việt Nam, hợp tác về quốc phòng luôn là lĩnh vực được lãnh đạo hai nước quan tâm thúc đẩy trên cơ sở phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi bên.

Quảng Ninh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT
Quảng Ninh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024 là hai kỳ thi quan trọng sẽ diễn ra trong tháng 6/2024. Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị chu đáo để 2 Kỳ thi được triển khai đảm bảo đúng quy định, an toàn, nghiêm túc, minh bạch, khách quan và chất lượng.