Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vụ sập cầu Phong Châu nỗi lo về cầu Phú Lưu

Ngày 9/9/2024 đánh dấu sự kiện bi thảm ở tỉnh Phú Thọ khi cầu đường bộ Phong Châu bị sập xuống dòng sông nước lũ đang chảy xiết kéo theo hàng đoàn xe, máy và người đến nay vẫn chưa thống kê được. Từ sự kiện cầu Phong Châu, nhiều người dân ở Huế liên tưởng đến cây cầu sắt Phú Lưu bắc qua Cồn Hến ở một đoạn sông Hương, thuộc phường Vỹ Dạ, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có tuổi thọ gần 60 năm và đang xuống cấp…

Cầu Phú Lưu ở Phường Vỹ Dạ, Huế có tuổi đời gần 60 năm
Cầu Phú Lưu ở Phường Vỹ Dạ, Huế có tuổi đời gần 60 năm

Thông tin ban đầu cho biết, Cầu Phong Châu mới làm năm 1995, nghĩa là chưa đến 30 năm, mấy lần sửa chữa, lần gần nhất là năm 2023 thế mà bị sập, trong lúc đó Cầu Phú Lưu (phường Vỹ Dạ, Huế) xây dựng từ những năm 1966- 1967, có số tuổi gấp đôi cầu Phong Châu, cũng là một dạng cầu yếu được gia cố để lưu thông nên rất đáng lo

Đây là cây cầu sắt, lòng cầu chật hẹp...
Đây là cây cầu sắt, lòng cầu chật hẹp phục vụ cho gần 5000 người dân Cồn Hến và khách vãng lai...

Lý do cầu sập, ý kiến ban đầu cho rằng, do ảnh hưởng của trận lũ, sau bão Yagi nên lòng sông bị thay đổi, bị tác động của nước lũ, bão tố…thì cầu Phú Lưu cũng không kém, chịu hàng trăm cơn lũ từ khi xây dựng đến nay, có năm lũ tràn qua cả đoạn cầu; gỗ, cây rừng trôi về đánh vào thành cầu, quật xuống móng cầu…

Lần gần nhất cầu đươc sửa chữa là năm 2020, thay mặt cầu bê tông thành mặt cầu sắt...
Lần gần nhất cầu đươc sửa chữa là năm 2020, thay mặt cầu bê tông thành mặt cầu sắt...

Thật ra, cầu Phú Lưu (Huế) khi đổ móng xuống lòng sông Hương người ta đã không xem nó là cây cầu vĩnh cửu mà chỉ là cây cầu phục vụ dân sinh (thay con đò) bắc từ xã Phú Hương (đường Nguyễn Sinh Cung bây giờ) qua Cồn Hến (lúc đó có tên gọi là xã Phú Lưu) với dân số chỉ hơn nghìn người.

Cầu mới nhưng Lòng cầu hẹp, hàng hóa vận chuyển qua cầu quá khổ không ai quan tâm
Cầu mới nhưng Lòng cầu hẹp, hàng hóa vận chuyển qua cầu quá khổ không ai quan tâm

Lúc đó, người ít, giao thông chủ yếu là xe đạp, xe thô sơ nên chính quyền cũ chỉ đầu tư xây dựng cây cầu sắt, móng xi măng, trên lát những tấm ri sắt phủ lớp nhựa đường để qua lại.  Cầu hư hỏng theo thời gian, nhưng dân số khu vực Cồn Hến (nay là phường Vỹ Dạ) lại tăng lên không ngừng. Từ hơn nghìn người trước đây với vài trăm căn nhà bây giờ đã trên 1200 hộ, với gần 5000 nhân khẩu. Xe, máy theo đó cũng tăng lên, chưa nói đến xe ô tô, xe tải, xe khách du lịch đến 40 chỗ ngồi cũng qua lại đã góp phần đẩy nhanh tiến độ “xuống cấp” của cầu Phú Lưu.

Ông Trần Minh Quả- 90 tuổi, già làng ở Tổ dân phố 13 phường Vỹ Dạ, nguyên thành viên của Ban Thanh tra nhân dân phường cho biết: Trước tình trạng xuống cấp, rất nguy hiểm của cầu, năm 2014 để đón Festival, Nhà nước đã đầu tư nhiều tỷ đồng, tháo dỡ khung dầm thép cầu sắt Đông Ba đưa về sữa chữa gia cố cho cầu Phú Lưu, nên cầu có diện mạo không giống ai như bây giờ “nửa thấp, nửa cao”

... và tình trạng xây dựng lấn cả cầu
... và tình trạng xây dựng lấn cả cầu

Tuy nhiên 1 năm sau (2015), cầu lại hỏng, phải treo biển cấm xe ô tô, chỉ để cho xe 2 bánh và người qua lại. Chuyện nửa khóc nửa cười xảy ra, khi người bệnh, thậm chí người chết, xe cứu thương đưa về ngang cầu phải dừng lại để người thân dùng xe máy hay băng ca vận chuyển đưa về nhà…

Năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định chi khoảng 5 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa cầu Phú Lưu Đảm bảo duy trì tuổi thọ cho cầu cũ hiện tại, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và các phương tiện như xe cứu thương, xe tang, xe chữa cháy hạng nhỏ” qua cầu thay vì chỉ cho xe máy và cấm cả xe ô tô con qua lại như trước đây (Quyết định số 1985/QĐ-UBND ngày 16/8/2019)

xe xúc, xe tải tranh nhau qua cầu không kể chi trọng tải của cầu...
xe xúc, xe tải tranh nhau qua cầu không kể chi trọng tải của cầu...

Công trình giao cho Ban QLDA Đầu tư Xây dựng CT Giao thông Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư. Cầu được sửa chữa nâng tải trọng lên 5,5 tấn, nhưng cầu sắt vẫn là cầu sắt, móng trụ vẫn tồn tại từ năm 1967, cách đây gần 60 năm, chiều rộng cầu khống chế 3,16m. Xe ô tô chỉ đi 1 chiều, còn đối đầu một xe phải đi lui

Quy mô sửa chữa, gia cường, sửa chữa móng cọc trụ cầu cũng như các vị trí hư hỏng của trụ cầu, bổ sung dầm dọc. Tuy nhiên mặt cầu lại “thay bản mặt cầu cũ từ bản bê tông cốt thép thành thép tấm chống trượt”. 

Trời mưa, mặt cầu sắt nên xe tự ngã là thường xuyên
Trời mưa, mặt cầu sắt nên xe tự ngã là thường xuyên

Vì vậy chỉ mới sửa chữa mấy năm nhưng do lượng xe ô tô, xe tải, xe bánh xích, xe du lịch.. qua lại liên tục nên mặt cầu sắt mất lớp sọc chống trượt, láng bưng, nên mỗi khi có cơn mưa rào là lắm xe máy, xe mô tô bị ngã, tự gây tai nạn liên tục, ngay ông Bí thư Chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố 13 cũng từng đi viện vì té xe...

Từ chuyện sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) nhiều người đã liên tưởng đến Cầu Phú Lưu (Vỹ Dạ, Huế). Chiếc cầu là phương tiện giao thông “độc đạo” và cũng là nỗi lo lớn của 5000 người dân ở Cồn Hến, 300 học sinh trường tiểu học Phú Lưu (nằm ngay cạnh cầu Phú Lưu) đi học qua lại cầu hàng ngày, chưa nói đến cả nghìn du khách và người dân địa phương đến tham quan và thưởng thức ẩm thực cơm, bún hến mỗi ngày... ở đây

Học sinh Trường Tiểu học Phú Lưu thường xuyên đi học qua lại cầu Phú Lưu
Học sinh Trường Tiểu học Phú Lưu thường xuyên đi học qua lại cầu Phú Lưu

Sự nguy hiểm này, được Linh mục phụ trách Giáo xứ Tân Thủy (Tổ 11 phường Vỹ Dạ) phát biểu với Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định ngày 22/11/2020 khi ông đến thăm “Có lẽ chỉ nơi đây là còn cây cầu sắt, ở các nơi khác đều là cầu bê tông hết rồi. Cồn Hến muốn phát triển du lịch nhưng cây cầu lại chật, hẹp chẳng biết phát triển kinh tế, du lịch… thế nào nên người dân nơi đây mãi khó khăn”

Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế tiếp xúc nhân dân Cồn Hến tháng 11/2020
Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế tiếp xúc nhân dân Cồn Hến tháng 11/2020

Mùa mưa lũ, bão tố lại đến, từ chuyện Cầu Phong Châu (Phú Thọ) người dân Phường Vỹ Dạ rất lo. Khi Cồn Hến với 5000 dân, cầu Phú Lưu là cây cầu độc đạo, lượng người xe qua lại hàng ngày tính con số nghìn, nếu xảy ra tai nạn gẫy sập, chắc chắn hậu quả lớn hơn nhiều.

Tiếp xúc cử tri Cồn Hến, khi người dân đề xuất thay cầu sắt bằng cầu bê tông và mở rộng lòng cầu, ông Phan Ngọc Thọ- nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy đã từng quan tâm cho rằng “Dù Cồn Hến có quy hoạch hay bỏ qui hoạch cũng phải lo hạ tầng, nơi ăn chốn ở cho dân, phải đảm bảo các thiết chế văn hóa cho người dân nơi đây, không thể để giữa lòng thành phố lại có vùng trủng như vậy được”.

Ngày lễ, tết cầu Phú Lưu luôn kẹt cứng người và xe các loại
Ngày lễ, tết cầu Phú Lưu luôn kẹt cứng người và xe các loại

Nói đi đôi với làm, nhiều năm qua UBND tỉnh, thành phố đã có nhiều chính sách đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống điện, nước, đường sá, hệ thống thoát nước cho người dân nơi đây nhưng còn cây cầu là quan trọng nhất thì chưa… đang chờ dự án!!!.  

Nhiều hàng quán bán cơm, bún hến; các chủ lò hến; đều có chung ý nghĩ “Khách du lịch đến đông cũng mừng, nhưng mỗi khi thấy từng đoàn hàng chục xe ô tô với cả trăm khách kéo về “Đảo ẩm thực” Cồn Hến cũng rất lo. Chưa nói chuyện kẹt xe, xe không có chỗ quay đầu mà lo cho tải trọng của cây cầu, không biết có chịu nỗi không?”

Nhiều hàng quán ở Cốn Hến mừng vì khách du lịch về đông nhưng cũng lo về sức tải trọng của cây cầu
Nhiều hàng quán ở Cốn Hến mừng vì khách du lịch về đông nhưng cũng lo về sức tải trọng của cây cầu

Thừa Thiên Huế từng chịu nỗi đau sập cầu như cầu Phú Lương B ở Quảng Điền năm 2017, nhất là cầu Kho Rèn (TP Huế) sập năm 1988 kéo theo hàng chục người ra đi. Người dân phường Vỹ Dạ, rất mong các đại biểu HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan có trách nhiệm quan tâm đừng chờ đợi kéo dài hơn nữa. Người dân tin rằng trên bước đường trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế đang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường bộ. Những cây cầu bề thế đang dần bắc qua sông Hương như Nguyễn Hoàng, Dã Viên… thì không thể tồn tại cây cầu sắt Phú Lưu được.

Người dân mong cầu được làm mới bê tông cốt thép vình cửu chứ không cứ sửa chữa tạm như hiện nay vì sẽ có ngày treo bảng cầu hỏng như trước kia
Người dân mong cầu được làm mới bê tông cốt thép vình cửu chứ không cứ sửa chữa tạm như hiện nay vì sẽ có ngày treo bảng cầu hỏng như trước kia

Cầu Phú Lưu đang rất cần được đầu tư xây dựng mới bằng bê tông cốt thép. Nhìn từ  cầu Phong Châu (Phú Thọ), 5.000 người dân Cồn Hến và khách du lịch đang lo lắm lắm...

                                                                                                      Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.