Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công ty Đông Á tự thay đổi, điều chỉnh báo cáo ĐTM vì “sợ tốn kém”?

Tính pháp lý của việc điều chỉnh các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Công ty Đông Á vẫn đang là một dấu hỏi chưa có lời giải đáp. Song đáng nói, câu trả lời của vị đại diện DN, càng khiến dư luận hoài nghi hơn về công tác thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của công ty này.

Công ty Đông Á tự thay đổi, điều chỉnh báo cáo ĐTM vì “sợ tốn kém”? - Hình 1

Ông Trần Việt Ba - Trưởng phòng Kỹ thuật và ông Nguyễn Sỹ Trương - Trưởng phòng Hành chính, Công ty Đông Á làm việc với PV Thương hiệu & Công luận ngày 14/11/2017

Cán bộ chuyên môn không biết "có hệ thống xử lý nước thải hay không"?

Thương hiệu & Công luận nhận được phản ánh của người dân khu 9, thị trấn Phong Châu (Phù Ninh, Phú Thọ), theo đó, một số DN, hoạt động sản xuất, kinh doanh với tần suất cao, đã gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới môi trường, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

Trong đó, dư luận đang hoài nghi về việc Công ty Đông Á có phải là “thủ phạm” góp phần bức tử môi trường nơi đây như người dân đã tố; nhất là khi, mặc dù Công ty Đông Á đã được phê duyệt Báo cáo ĐTM, nhưng lại không thực hiện theo như cam kết đã được phê duyệt?.

Cùng với đó là việc Công ty Đông Á thay đổi phương án, các công trình trong Báo cáo ĐTM, có được sự chấp thuận của UBND tỉnh Phú Thọ hay không?. Trong quá trình triển khai đầu tư dự án, việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của Công ty Đông Á có thực sự đảm bảo?

Liên quan tới vấn đề này, ông  Trần Việt Ba – Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty Đông Á khẳng định, công ty luôn tuân thủ thực hiện theo các cam kết bảo vệ môi trường và không có việc gây ô nhiễm môi trường.

Tại buổi làm việc, trước nghi vấn "Công ty Đông Á không tuân thủ điều 2 QĐ số 3974 ngày 20/11/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ (không đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải; hệ thống xử lý khí thải lò hơi theo đề xuất trong báo cáo ĐTM được duyệt)?", ông Ba cho biết: “Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường sẽ được xây dựng theo ĐTM đã được duyệt. Hệ thống xử lý nước thải “chắc là có” rồi nhưng do mới sang nhận công tác từ tháng 4/2017 nên trình tự thủ tục hành chính cụ thể tôi chưa nắm được...” (?!).

Công ty Đông Á tự thay đổi, điều chỉnh báo cáo ĐTM vì “sợ tốn kém”? - Hình 2

Trong các hạng mục được xây dựng tại Báo cáo ĐTM được phê duyệt năm 2009, Công ty Đông Á đã đề xuất phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải với kết cấu bê tông cốt thép, nhưng thực tế thì...

Tiếp đó, khi PV đặt câu hỏi "tại báo cáo ĐTM năm 2009, Công ty Đông Á đề xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới với kết cấu bê tông cốt thép, hiện nay hạng mục này có được xây dựng hay không?", ông Ba khẳng định: “Công ty Đông Á có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy định, phía công ty xử lý sơ bộ, sau đó bơm sang Tổng công ty Giấy Việt Nam để thuê xử lý”.

Theo như câu trả lời của vị đại diện Công ty Đông Á thì, hệ thống xử lý nước thải đã được xây dựng theo đúng phương án đề xuất trong Báo cáo ĐTM đã được duyệt năm 2009. Nhưng khi được hỏi, hệ thống ở đâu và gồm những hạng mục gì, ông Ba lại cho rằng: “Đó chỉ là bể chứa nước thải tập trung, chứ không phải hệ thống xử lý. Quá trình xử lý nước thải của công ty ở đây chỉ là xử lý lắng cặn thôi, trường hợp nó là xút hoặc axit thì phía công ty chỉ xử lý đến độ pH đạt ngưỡng theo yêu cầu của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Sau đó, sẽ thuê tổng công ty xử lý để đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường”.

Cũng trong quá trình trao đổi, ông Ba đưa ra ý kiến cho rằng: “Báo cáo ĐTM 2009 có nêu rất rõ không có đơn vị nào xử lý”. Bởi theo Báo cáo ĐTM năm 2009 thì nước vệ sinh nhà xưởng, qua bể trung hòa, sau đó để lắng rồi thải ra nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên sau đó, ông Ba lại nói: “Lượng nước trong quá trình sản xuất, sẽ được tuần hoàn để tái sử dụng 100%”.

Về vấn đề không xây dựng hệ thống xử lý khí thải lò hơi theo đề xuất, ông Ba cho hay, công ty không có bất cứ lò hơi nào, nguồn hơi được mua lại của Công ty Việt Thắng. Việc công ty không đầu tư xây dựng lò hơi sẽ càng giảm thiểu ô nhiễm khói bụi. Trong quá trình thi công xây dựng, nhận thấy không cần thiết thì mình “bỏ qua”.

Vậy, trong câu chuyện này, liệu vị Trưởng phòng Kỹ thuật có phân biệt được khái niệm thế nào là “hệ thống xử lý nước thải”, đâu là “quy trình xử lý nước thải” hay không? Liệu rằng, những câu trả lời của vị đại diện này có sự chắc chắn nào hay không? Khi mà lúc thì bảo có đầu tư xây dựng hệ thống nước thải, lúc thì lại nói trong Báo cáo ĐTM năm 2009, không có yêu cầu phải xử lý nước thải?...

Không đầu tư hệ thống xử lý nước thải vì sợ tốn kém?

Liên quan tới những thắc mắc về tính pháp lý của việc thay đổi các hạng mục bảo vệ môi trường theo đề xuất trong báo cáo ĐTM, ông Ba cho rằng: “Chắc là có sự đồng ý của cơ quan chức năng". Nhưng sau đó, vị đại diện này lại xin khất - sẽ báo cáo lại lãnh đạo và trả lời sau (!?).

Công ty Đông Á tự thay đổi, điều chỉnh báo cáo ĐTM vì “sợ tốn kém”? - Hình 3

Hệ thống xử lý nước thải mà Công ty Đông Á đề xuất xây dựng trong Báo cáo ĐTM được phê duyệt năm 2009, hiện giờ chỉ là bể chứa nước thải tập trung

Cũng tại buổi làm việc, đại diện Công ty Đông Á đưa ra cho PV Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành của dự án đầu tư mở rộng sản xuất xút – clo, do ông Nguyễn Đức Trọng – Giám đốc Công ty Đông Á ký. Trong đó, có lý giải: “Do diện tích mặt bằng của công ty hạn hẹp, nội dung báo cáo ĐTM do cơ quan tư vấn chưa bám sát vào dự án nên đã đưa ra phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại công ty. Mặt khác, để đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh theo ĐTM, sẽ rất tốn kém, vì vậy công ty đã thay đổi nội dung  xử lý nước thải theo báo cáo ĐTM...

Đối với hệ thống xử lý khí thải lò hơi, sau khi tính toán lại giá thành sản xuất hơi phục vụ sản xuất, sẽ cao hơn là đi mua lại hơi từ công ty khác. Mặt khác, khi đầu tư hệ thống lò hơi, Công ty Đông Á sẽ phải đầu tư hệ thống khí thải lò hơi theo yêu cầu của nội dung Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Vì vậy, Công ty Đông Á đã chuyển giao lò hơi cho Công ty Việt Thắng (theo Hợp đồng số 01 ký ngày 28/12/2010) và sau đó mua lại hơi của Công ty Việt Thắng...”.

Cuối cùng, đại diện Công ty Đông Á cho rằng, UBND tỉnh đã có Văn bản số 484 ngày 06/2/2015 xác nhận hoàn thành việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành. Như thế là đã chấp thuận việc thay đổi trong Báo cáo ĐTM rồi.

Ở một khía cạnh khác, theo Kết luận thanh tra số 435/KLTTr-TCMT ngày 2/6/2016 của Tổng cục Môi trường, Công ty Đông Á chưa thực hiện đầy đủ chương trình giám sát môi trường theo quy định, cụ thể: tần suất giám sát năm 2014 thiếu 2/4 lần/năm; không giám sát quý I/2015.

Có điều ngạc nhiên là, trong kết luận thanh tra có khẳng định công ty không hề phát sinh khí thải trong quá trình sản xuất, đã thực hiện đúng các cam kết bảo vệ môi trường. Thế nhưng, không hiểu sao, việc người dân khu 9 bức xúc, phản ánh vẫn rầm rộ?

Vậy thì, việc Công ty Đông Á không thực hiện theo như cam kết trong Báo cáo ĐTM được duyệt, có được sự chấp thuận bằng văn bản của UBND tỉnh Phú Thọ theo đúng quy định tại khoản 7, Điều 16, Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường hay không? Có hay không việc vì “sợ tốn kém” nên Công ty Đông Á đã không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải theo ĐTM đã được phêt duyệt mà đi thuê bên thứ 3 xử lý?

Ngoài ra, dư luận cũng đặt nghi vấn về việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của Công ty Đông Á trong suốt thời gian thực hiện dự án, cũng như đưa dự án vào vận hành có thực sự đảm bảo?...

Theo điểm m, khoản 1, Điều 9, nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Hải Minh

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững
Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững

Tại Khóa họp thường niên lần thứ 80 của ESCAP, diễn ra ở Thái Lan, Việt Nam nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hoàn thành đúng hạn Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững.

Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4, giá tiêu giảm 500 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Hiện mức giá dao động quanh ngưỡng 96.000 đồng/kg – 97.000 đồng/kg.

Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?
Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?

Hai phiên đấu thầu vàng đã bị hủy chỉ trong vài ngày do không đủ số lượng đơn vị tham gia. Chuyên gia cho rằng, nếu các điều kiện đấu thầu được NHNN sửa lại cho đủ hấp dẫn, doanh nghiệp có thể cân đối được rủi ro thì sẽ có nhiều tổ chức tham gia đấu thầu vàng hơn.

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định

Giá heo hơi hôm nay 26/4, giá heo hơi đi ngang tại các tỉnh trên cả nước. Hiện giá heo dao động từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, ngày 26/4, giá cà phê tăng thêm 2.700 - 3.300 đồng/kg. Giá cà phê hiện tại tăng lên 132.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 132.200 đồng/kg.

VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro
VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro

Trong phiên hôm nay 26/4, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục biến động trong vùng giá 1.200 – 1.225 điểm. Thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên đồ thị giá có thể sẽ còn biến động hẹp trong những phiên giao dịch tới với thanh khoản thấp.