Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng: Bộ Giao thông tư duy 'vá víu' để xử lý trạm BOT 'nằm lạc'

Các đại biểu tranh luận và cho rằng giải pháp BOT của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ toát lên việc 'dân chịu thì thu, dân không chịu thì dừng, thì giảm', không cho thấy Bộ trưởng vì lợi ích của người dân.

Trạm thu phí ngoài phạm vi dự án do 'lịch sử để lại'

Hôm nay (6/4), dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ.

Mở đầu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trực tiếp trả lời chất vấn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, về thu phí BOT, chúng tôi đứng trên quan điểm bảo vệ lợi ích của người dân. Thời gian qua, Bộ phối hợp rà soát, giảm toàn bộ 56 dự án BOT, có dự án giảm 2-3 lần. Căn cứ lưu lượng xe qua trạm và khả năng hoàn vốn của dự án để điều chỉnh.

ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng: Bộ Giao thông tư duy 'vá víu' để xử lý trạm BOT 'nằm lạc' - Hình 1

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể

Sau khi nghe Bộ trưởng nói sẽ xử lý vấn đề BOT “đứng trên quan điểm bảo vệ lợi ích của người dân”, đã rà soát và giảm giá vé toàn bộ 56 dự án, sẽ căn cứ vào lưu lượng xe và khả năng hoàn vốn của dự án để điều chỉnh, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) đã lập tức tranh luận.

Theo đại biểu, từ báo cáo của Bộ trưởng, đại biểu không thấy phương án xử lý dựa trên lợi ích của người dân.

ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng: Bộ Giao thông tư duy 'vá víu' để xử lý trạm BOT 'nằm lạc' - Hình 2

Đại biểu Hoàng Quang Hàm 

Đại biểu nhấn mạnh, bức xúc của người dân nằm ở 17 dự án dân không đi nhưng phải trả phí, trong đó 3 dự án làm một nơi thu phí một nẻo, 6 dự án làm đường tránh nhưng thu phí trên quốc lộ...

“Báo cáo của Bộ trưởng chỉ toát lên dân chịu thì thu, dân không chịu thì dừng, giảm,..”, đại biểu Hàm nói.

Báo cáo về các dự án này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể một lần nữa giải trình. Theo Bộ trưởng, 3 dự án có trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án là do “lịch sử để lại”, thời gian lâu rồi, khi chuyển về Bộ chúng tôi tiếp nhận.

“Ví dụ trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ từ năm 2014 và Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo tiếp tục thực hiện thu phí, nên với trách nhiệm, chúng tôi cố gắng thực hiện đúng chỉ đạo”, Bộ trưởng Thể cho biết.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc trước đây các dự án được duyệt đều có sự tham gia của chính quyền địa phương và các bộ, ngành. Các bên có liên quan đều xem chỗ (đặt trạm) đó là hợp lý, nên hiện nay nếu di dời thì phải tham mưu Quốc hội, Chính phủ phải có khoản kinh phí thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư BOT, theo Bộ trưởng.

Còn dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đặt trạm thu phí trên quốc lộ 5, là đoạn đường không hề được nhà đầu tư BOT cải tạo) được Bộ trưởng giải trình do đây là dự án lớn có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, và các bộ, ngành đều có chủ trương mở rộng.

Tương tự, các dự án đầu tư tuyến tránh mà thu phí trên quốc lộ được Bộ trưởng Giao thông vận tải nhấn mạnh là do mong muốn của địa phương mở rộng đô thị, kết hợp nâng cấp cải tạo quốc lộ, nên khi nghiên cứu dự án làm sao mang tính khả thi, đã cải tạo thêm quốc lộ và đặt trạm thu phí tại đó.

Toàn bộ việc này đều thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định và ngoài trách nhiệm của Bộ còn có cộng đồng trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.

Để xử lý việc này, theo Bộ trưởng Thể, là tương đối khó khăn cho ngân sách.

“Chúng tôi sẽ báo cáo Quốc hội để Quốc hội thảo luận, nếu Quốc hội biểu quyết có khả năng cân đối vốn thì chúng tôi sẵn sàng mua lại các dự án này, vì dù sao chúng ta cũng đã ký hợp đồng với nhà đầu tư với sự cộng đồng trách nhiệm của các bộ, ngành”, Bộ trưởng Thể nói.

Giải trình giảm phí “giống ban phát, xin cho”

Ngay sau đó, đại biểu Hoàng Quang Hàm tiếp tục tranh luận: Nghe Bộ trưởng giải thích, tôi thấy thêm 1 giải pháp - đây là vấn đề của lịch sử”, còn quan điểm của Bộ trưởng vẫn là thuyết phục người dân và giảm giá.

Và đại biểu Hàm đặt vấn đề: Xưa làm dự án này, bộ ngành, địa phương; nhà thầu; ngân hàng thỏa thuận với nhau, người dân có biết đâu, sao giờ người dân phải chịu? Trước khi thương thảo với người dân, Bộ trưởng đã thương thảo giảm lợi nhuận định mức của nhà đầu tư chưa, giảm lãi suất của ngân hàng chưa? Vì 3 đối tượng này đàm phán với nhau, vỡ lở ra người dân phải chịu?

Ủng hộ quan điểm của đại biểu Hàm, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cũng bày tỏ và đặt câu hỏi: “Có phải do có khả năng nhà đầu tư BOT có thể kiện Bộ Giao thông nên Bộ cứ tư duy vá víu để xử lý những trạm BOT nằm lạc? Bộ trưởng nói rằng tiếp tục giảm giá, giảm cước, kéo dài thời gian thu phí là tư duy không thể chấp nhận được”.

ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng: Bộ Giao thông tư duy 'vá víu' để xử lý trạm BOT 'nằm lạc' - Hình 3

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cũng cho rằng cách giải trình của Bộ trưởng về giảm phí “giống ban phát, xin cho”.

“Chúng ta rất cần một nguyên tắc cung cầu theo cơ chế thị trường, quyền lợi của người dân và nhà đầu tư phải bình đẳng, phải được sự đồng tình giữa người mua và người bán, chứ không thể người dân gây áp lực rồi giảm giá”, đại biểu Diến nhấn mạnh.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển
SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Hoạt động này thuộc dự án trồng rừng “chồi xanh hạnh phúc” do công ty phát động.

Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ
Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ

PPE là một doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, cổ đông cô đặc nhưng liên tiếp thay đổi cổ đông lớn và lãnh đạo, với sự xuất hiện của bóng dáng nhiều tên tuổi lớn.

Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2
Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2

Qua 1 quý, Hoà Phát (mã: HPG) đã ghi nhận tăng hơn 12.000 tỷ đồng tiền vay nợ so đầu năm. Phần lớn trong khoản này, được doanh nghiệp rót vào "quả đấm thép" Gang thép Dung Quất 2.

Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng
Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng

Ngành thuế hiện nắm giữ dữ liệu về tài khoản thanh toán của trên 9 triệu tổ chức và trên 121 triệu cá nhân tại 96 ngân hàng thương mại. Trong báo cáo mới phát đi, Tổng cục Thuế cho biết đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.

Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO
Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Bà Simona-Mirela Miculescu khẳng định, Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của UNESCO, là một trong những nước đi đầu trong việc triển khai hiệu quả các chương trình, hoạt động của UNESCO, luôn nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của bạn bè quốc tế.

Điểm tên các ngân hàng rộn ràng phát hành trái phiếu trở lại sau 2 tháng đóng băng
Điểm tên các ngân hàng rộn ràng phát hành trái phiếu trở lại sau 2 tháng đóng băng

Theo Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, mặt bằng lãi suất thấp đang hỗ trợ cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi. Ngân hàng vẫn tiếp tục là một trong 2 nhóm ngành phát hành trái phiếu chủ lực năm nay.