Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA: Cơ hội hay thách thức doanh nghiệp gỗ Việt Nam!

Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đang đi đến thỏa thuận về Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA. Theo đó, các lô hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam nếu có giấy phép FLEGT sẽ được miễn trừ quy trình thẩm định pháp lý khi xuất khẩu vào thị trường EU.

Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA: Cơ hội hay thách thức doanh nghiệp gỗ Việt Nam! - Hình 1

Cơ hội hay thách thức doanh nghiệp gỗ Việt Nam: Ảnh minh họa

Tăng cường sản phẩm gỗ xuất khẩu

Năm 2010, Tổng cục Lâm nghiệp thay mặt Chính phủ Việt Nam đã tham gia vào tiến trình đàm phán song phương với Liên minh Châu Âu (EU) về Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (viết tắt là VPA-FLEGT). Mục đích của đàm phán Hiệp định VPA là hai bên đạt được một thỏa thuận hợp tác, tăng cường gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Liên minh Châu Âu có nguồn gốc hợp pháp, thông qua quy trình cấp giấy phép FLEGT của Việt Nam; đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam mở rộng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường này.

Liên minh Châu Âu coi trọng vai trò và sự tham gia của tất cả các bên liên quan đặc biệt là các cộng đồng người dân địa phương sống phụ thuộc vào rừng và tài nguyên rừng và đòi hỏi vai trò và quyền lợi của người dân địa phương, các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng và tài nguyên rừng cần phải được tăng cường.

Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đang đi đến thỏa thuận về Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA. Theo đó các lô hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ  của Việt Nam nếu có giấy phép FLEGT sẽ được miễn trừ quy trình thẩm định pháp lý khi xuất khẩu vào thị trường EU.

Mới đây, dự án: "Thúc đẩy chương trình FLEGT tại vùng Đông Nam Á thông qua sự tham gia chủ động của các tổ chức xã hội - CSO" đã tổng kết và đánh giá hiện trạng tuân thủ quy định khai thác gỗ hợp pháp của các hộ gia đình trồng rừng, mua bán, vận chuyển và chế biến gỗ trên địa bàn 8 tỉnh của Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 18/11/2016, Cao ủy EU phụ trách Môi trường, các vấn đề hàng hải và thủy sản Vella và Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nguyễn Xuân Cường đã tuyên bố kết thúc đàm phán giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đối với Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) về Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm sản (FLEGT).

Mục đích của đàm phán Hiệp định VPA là hai bên đã đạt được một thỏa thuận hợp tác, tăng cường gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vào thị trường EU có nguồn gốc hợp pháp, thông qua giấy phép FLEGT của Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam mở rộng xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ vào thị trường này.

Để thực thi Hiệp định, Việt Nam sẽ phát triển Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) và các biện pháp khác được nêu trong Hiệp định, bao gồm cả quy định luật pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu, tăng cường các cơ chế hiệu quả nhằm phát hiện những vi phạm, đồng thời bảo đảm việc thực thi pháp luật và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực thi Hiệp định.

Các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ đi kèm với giấy phép FLEGT và không cần phải qua quy trình thẩm định pháp lý theo các điều khoản nêu trong Quy định về Lâm sản của EU, là quy định về việc nghiêm cấm đưa gỗ phi pháp vào thị trường EU. Hiệp định này sẽ xúc tiến thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp giữa Việt Nam và EU, qua đó đóng góp vào công tác quản lý rừng bền vững cũng như sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam.

Sẽ áp dụng phương pháp xác minh rủi ro trong hệ thống VNPLAS?

Một trong những phương pháp xác định gỗ hợp pháp quan trọng Đối tượng của Hiệp định này bao gồm toàn bộ gỗ và sản phẩm từ gỗ sản xuất tại Việt Nam hay do Việt Nam nhập khẩu. Trong đó, có cả rừng trồng và rừng tự nhiên, gỗ bị tịch thu (theo những điều kiện cụ thể), gỗ khai thác tại vườn nhà, nông trại, cây trồng phân tán và gỗ cao su.

Chính vì vậy, việc đàm phán thành công Hiệp định VPA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Để đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp cho các lô hàng gỗ, Việt Nam sẽ áp dụng phương pháp xác minh rủi ro trong Hệ thống VNPLAS theo nguyên tắc “không có gỗ xấu, không có lô hàng xấu, chỉ có doanh nghiệp xấu”.

Quản lý rủi ro là 1 hệ thống quản lý rất khoa học, logic, hiệu quả và minh bạch được sử dụng trong ngành Hải quan ở hầu hết các nước trên thế giới. Xác minh dựa trên rủi ro trong hệ thống VNTLAS được hiểu là việc ứng dụng có hệ thống các quy định, thủ tục, tiêu chí với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để kiểm soát gỗ hợp pháp nhằm cung cấp cho ở quan xác minh những thông tin cần thiết để xử lý các lô hàng gỗ hoặc các doanh nghiệp có rủi ro cao và cho phép các cơ quan xác minh tập trung nguồn lực và ưu tiên vào những lĩnh vực và hoạt động có rủi ro cao trong khi vẫn nâng cao hiệu quả xác minh cho các lô hàng có rủi ro thấp.

Phạm vi áp dụng của phương pháp này  áp dụng cả cho việc quản lý và kiểm soát gỗ nhập khẩu, phân loại doanh nghiệp và xà xác minh để xuất khẩu và cấp phép FLEGT.

Các doanh nghiệp gỗ sẽ được phân loại doanh nghiệp thành 2: Doanh nghiệp tuân thủ toàn bộ các quy tắc sẽ là doanh nghiệp loại 1, doanh nghiệp nào chưa tuân thủ đầy đủ các tiêu chí đánh giá và các doanh nghiệp gỗ mới thành lập sẽ thuộc loại 2. Với hệ thống quản lý online, các doanh nghiệp loại 1 sẽ hết sức thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, ngược lại, các doanh nghiệp loại 2 hay các doanh nghiệp xấu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó thúc đẩy các doanh nghiệp ngành gỗ phải tuân thủ Hiệp định VPA/ PLEGT nếu muốn tiếp tục kinh doanh trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, các danh mục gỗ nhập khẩu còn được áp dụng thêm 2 bộ lọc các lô hàng gỗ nữa là phân loại theo nhóm loài và vùng địa lý xuất xử của gỗ. Theo đó, sẽ ưu tiên các lô hàng gỗ đã có xuất xứ từ các quốc gia đã tham gia PLEGT.

Theo lộ trình phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam sẽ có những lô hàng gỗ được cấp phép PLEGT đầu tiên. Ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực lâm nghiệp, vai trò của các tổ chức NGO là hết sức quan trọng. Từ các báo cáo đánh giá tác động toàn diện tới các đối tượng, đặc biệt là hộ gia đình và các doanh nghiệp, việc nội luật hóa các cam kết, việc xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật, chuyển dịch các quy định và tổ chức đào tạo... là ưu thế của các tổ chức NGO.

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã thành công với vai trò đi tiên phong và hỗ trợ các tổ chức xã hội tham gia mạng lưới VNGO-FLEGT đưa tiếng nói và nguyện vọng từ cấp cơ sở đến đoàn đàm phán VPA-FLEGT thông qua các nghiên cứu đánh giá tác động tham vấn cộng đồng. Bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám đốc SRD, Chủ tịch BĐH Mạng lưới VNGO-FLEGT cho biết: “Mạng lưới VNGO-FLEGT ra đời năm 2012 nhằm truyền tải các thông tin và chính sách về Quản tri Lâm nghiệp, về quá trình đàm phán VPA/FLEGT của Chính phủ đến với các tổ chức phi chính phủ ở các tỉnh thành, nơi có nhiều cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng, vùng sâu xa, người dân tộc thiểu số,… Đồng thời mang tiếng nói của họ đến với đoàn đàm phán, để những vấn đề của người dân nghèo, dễ bị tổn thương được phản ánh kịp thời và hiệu quả”.

Thu Duyên - Nguyễn Tuệ

Bài liên quan

Tin mới

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.

Đào tạo nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao
Đào tạo nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử
Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử

Ngày 24/4, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Đoàn khảo sát của Uỷ ban xã hội, Quốc hội khoá XV do đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội, Quốc hội Khoá XV làm trưởng đoàn làm việc với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan về tình hình phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.