Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiên Giang: Vì sao Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc bị kỷ luật?

Đảng bộ huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) vừa thống nhất hình thức xử lý kỷ luật khiển trách về mặt đảng đối với ông Đinh Khoa Toàn, Chủ tịch UBND huyện và rút kinh nghiệm đối với ông Huỳnh Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện.

Ngày 13/9/2017, ông Phạm Hoàng Nam, Chánh Thanh tra tỉnh Kiên Giang, đã ký kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng đối với diện tích đất rừng phòng hộ (RPH), đã được đưa ra khỏi quy hoạch theo Quyết định số 633 ngày 11/5/2010 và Quyết định số 868 ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương quản lý trên địa bàn huyện Phú Quốc.

Kiên Giang: Vì sao Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc bị kỷ luật? - Hình 1

Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh Kiên Giang về những sai phạm đối với ông Đinh Khoa Toàn, Chủ tịch UBND huyện

Thực hiện theo 2 quyết định nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Kiên Giang tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định thu hồi đất của Ban Quản lý (BQL) RPH Phú Quốc, giao cho 4 xã (Cửa Cạn, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ), 2 thị trấn (Dương Đông, An Thới) và 3 tổ chức với tổng diện tích 4.601,870 ha.

Tuy nhiên, đối với việc ban hành các quyết định thu hồi đất, giao đất: Sở TN-MT tỉnh Kiên Giang tham mưu ban hành các quyết định thu hồi đất, giao đất không chính xác, có trùng lắp về diện tích, không lập bản đồ địa chính, hiện trạng sử dụng đất; không tổ chức thanh tra, kiểm tra.

Chẳng hạn, giao cho UBND thị trấn An Thới gần 349 ha, nhưng thực tế được giao quản lý hơn 665 ha, UBND xã Dương Tơ 2.298 ha, nhưng chỉ được 1.214 ha. Tương tự, UBND xã Cửa Dương được giao 650 ha, nhưng chỉ thực nhận quản lý 380 ha. Xã Cửa Cạn và xã Hàm Ninh cũng bị giao thiếu đất rất nhiều so quyết định ban đầu.

Đối với việc bàn giao và hiện trạng đất khi bàn giao năm 2013: BQL RPH Phú Quốc lập biên bản bàn giao đất chỉ ghi chung chung, không thống kê cụ thể diện tích đất đã có hộ dân sử dụng, đất trống, đất bị lấn chiếm; BQL RPH Phú Quốc quản lý đất rừng trước khi bàn giao không nắm rõ số hộ dân đang sử dụng, số hộ dân lấn chiếm; không thống kê, lập danh sách, diện tích, hiện trạng đất các hộ dân đang sử dụng để bàn giao. UBND các xã, thị trấn nhận bàn giao chưa đúng quy định, chỉ kiểm tra thực địa một số mốc, vị trí, sau đó ký xác nhận vào biên bản bàn giao, nhận bàn giao.

Kết luận của Thanh tra tỉnh Kiên Giang cho thấy, UBND huyện Phú Quốc thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương chưa tốt; thiếu kiểm tra, giám sát các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn thực hiện việc bàn giao thực địa, không chấn chỉnh các vướng mắc khi bàn giao; không báo cáo cấp trên để lập bản đồ địa chính, hiện trạng sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính là vi phạm điều 22, 23 Luật Đất đai 2013.

Phòng TN-MT huyện Phú Quốc thực hiện chưa tốt công tác tham mưu cho UBND huyện về quản lý đất đai, bàn giao thực địa; chấp hành chưa nghiêm quyết định của UBND huyện về việc rà soát công tác bàn giao và quản lý thu hồi đất; không kiểm tra, rà soát... dẫn đến việc giao đất trùng lắp, sai lệch diện tích.

Kiên Giang: Vì sao Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc bị kỷ luật? - Hình 2

Một trong những công trình xây dựng không phép ở thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc

Sai phạm nghiêm trọng là thế, nhưng trong kết luận, Thanh tra tỉnh Kiên Giang chỉ đưa ra biện pháp xử lý:

Giao Giám đốc Sở TN-MT tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm trong Ban giám đốc Sở; giao Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm UBND huyện; giao Chủ tịch UBND huyện tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với tập thể Phòng TN-MT, UBND các xã, thị trấn.

Với cá nhân, giao Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp UBND huyện Phú Quốc tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Đinh Khoa Toàn, Chủ tịch UBND huyện; giao Giám đốc Sở TN-MT phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Phan Văn Cường, Phó BQL Khu Kinh tế Phú Quốc, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai; giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với giám đốc và nguyên giám đốc BQL RPH Phú Quốc.

Mặc dù đã có kết luận thanh tra nêu trên, nhưng sau đó UBND huyện Phú Quốc lại tiếp tục có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho phép tiếp tục xem xét cấp đất cho người dân đối với diện tích đất được đưa ra khỏi RPH. Văn bản này đã bị chính Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng không nhất trí và yêu cầu UBND huyện Phú Quốc phải thực hiện nghiêm theo kết luận thanh tra đối với số diện tích đất được đưa ra khỏi RPH.

Cuối tháng 10/2017, kết quả rà soát ban đầu của đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Kiên Giang đối với trên 80 dự án tại các xã Cửa Dương, Gành Dầu, Cửa Cạn, Dương Tơ và Hàm Ninh, đã phát hiện hàng trăm công trình của cá nhân, tổ chức thực hiện không đúng các quy định của pháp luật xây dựng. Trong đó, có đến trên 90% công trình nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng, không phù hợp với quy hoạch xây dựng...

Từ đó, đã hình thành các khu dân cư tự phát không phù hợp quy hoạch phát triển huyện đảo Phú Quốc theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, có nhiều khu dân cư tự phát được hình thành ngay trong khu quy hoạch phát triển các dự án đang được chính quyền giao cho các nhà đầu tư triển khai và làm phát sinh tranh chấp phức tạp, kéo dài.

Kiên Giang: Vì sao Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc bị kỷ luật? - Hình 3

Trụ sở UBND huyện  Phú Quốc

Ngày 22/12/2017, Thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang triệu tập cuộc họp Ủy ban Kiểm tra (lần thứ 26) để xem xét, kết luận một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Theo đó, ông Đinh Khoa Toàn, Chủ tịch UBND huyện, bị đề nghị kiểm điểm theo quy trình và có hình thức xử lý phù hợp, với các khuyết điểm vi phạm, như: Lãnh đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực phân công phụ trách chưa thật sâu sát; có lúc, có nơi còn thiếu thường xuyên kiểm tra, uốn nắn để cán bộ cấp dưới còn xảy ra thiếu sót, sai phạm; công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng thời gian qua còn nhiều hạn chế, vi phạm, tình trạng xây dựng không phép, trái phép diễn ra khá phức tạp, có chiều hướng ngày càng gia tăng đến mức không quản lý và xử lý tháo dỡ được; chưa kịp thời chỉ đạo cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương nắm bắt tình hình xây dựng trái phép gây mất an ninh trật tự trong khoảng thời gian dài từ 2007-2016 tại nơi thực hiện dự án.

Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, bị đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm với các hạn chế, khuyết điểm, như: Là Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện, ông Hưng thiếu kiểm tra để cấp dưới đánh giá cấp công trình (hàng rào) không đúng quy định, dẫn đến bồi thường sai với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu còn để tồn đọng nhiều hồ sơ không giải quyết và cũng không nêu rõ lý do (56 trường hợp), chỉ đạo lưu trữ hồ sơ địa chính không đủ thành phần theo quy định. Vai trò tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện trên lĩnh vực giải quyết khiếu nại, quản lý đất đai, xây dựng có lúc thiếu kịp thời để xảy ra sai phạm.

Cao Diên - Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch CTCP Cơ Điện Lạnh muốn nâng sở hữu lên 12,8% vốn điều lệ
Chủ tịch CTCP Cơ Điện Lạnh muốn nâng sở hữu lên 12,8% vốn điều lệ

Bà Mai Thanh, Chủ tịch CTCP Cơ Điện Lạnh (mã REE - sàn HOSE) muốn mua thêm 2,5 triệu cổ phiếu.

Chi cải cách tiền lương 470.000 tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu 11.100 tỷ đồng và tăng lương thêm 7%/năm từ 2025
Chi cải cách tiền lương 470.000 tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu 11.100 tỷ đồng và tăng lương thêm 7%/năm từ 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất; không tăng giá vào thời điểm tăng lương; Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025

Giá lúa gạo hôm nay 8/5: Biến động trái chiều, giá lúa nếp tăng mạnh
Giá lúa gạo hôm nay 8/5: Biến động trái chiều, giá lúa nếp tăng mạnh

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay, 8/5, thị trường trong nước điều chỉnh tăng với lúa và phụ phẩm trong khi điều chỉnh giảm với mặt hàng gạo. Giá gạo xuất khẩu hôm nay duy trì ổn định.

Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn
Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Việc liên tục trúng các gói thầu lớn cũng như tìm được đơn hàng xuất khẩu đi các thị trường khó tính đã giúp giá gạo Việt “nóng” trở lại.

Lạng Sơn: Tiêu hủy 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lạng Sơn: Tiêu hủy 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

UBND tỉnh Lạng Sơn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nông Thị Liên trú tại xã Bính Xá, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu với số tiền là 50 triệu đồng; buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm là 1,5 tấn xúc xích thành phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu
Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

Ngày 7/5 (giờ địa phương), "gã khổng lồ dược phẩm" AstraZeneca cho biết công ty đã bắt đầu thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn thế giới do “dư thừa vaccine cập nhật hiện có” kể từ sau đại dịch.