Kiên Giang đầu tư 59 tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ
Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, đến trung tuần tháng 3/2018, tỉnh Kiên Giang đầu tư 59 tàu, gồm đóng mới 38 tàu khai thác hải sản, 14 tàu dịch vụ hậu cần và nâng cấp 7 tàu, với tổng vốn hơn 577 tỷ đồng, trong đó vay tín dụng hơn 410 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, đến nay có 48 tàu được ký hợp đồng tín dụng và giải ngân; trong đó đóng mới 30 tàu khai thác hải sản và 14 tàu dịch vụ hậu cần, nâng cấp 4 tàu, với tổng số tiền cam kết cho vay trên 333 tỷ đồng. Đến nay đã có trên 311 tỷ đồng được giải ngân, hạ thủy 40 tàu; trong đó 38 tàu đưa vào khai thác sử dụng.
Ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang phối hợp với các ngành chức năng có liên quan và các địa phương ven biển tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân để chấm dứt tình trạng đưa tàu đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài theo Công điện 732 và Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Ủy ban châu Âu.
Cùng với đó, tỉnh Kiên Giang triển khai xây dựng đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm trên tàu khai thác, nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch và công nghệ bảo quản sản phẩm sau đánh bắt.
Tỉnh phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang xây dựng đề cương chi tiết dự án “Điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng, đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng trên ngư trường Kiên Giang.”
Tỉnh Kiên Giang có ngư trường rộng hơn 63.000 km², với nhiều năm liền dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản. Từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh đạt trên 90.000 tấn, đạt hơn 16% kế hoạch, tăng 4,6% so cùng kỳ năm 2017.
Năm 2017, sản lượng khai thác thủy sản đạt hơn 548.000 tấn, chiếm gần 20% sản lượng cả nước. Tuy nhiên, chất lượng hải sản còn thấp do phương pháp khai thác đánh bắt, bảo quản sản phẩm chưa phù hợp, trang thiết bị lạc hậu... dẫn đến nguồn thu nhập chưa cao.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Quảng Trọng Thao chỉ ra những hạn chế như: Kỹ thuật khai thác và các trang thiết bị trên tàu cá của tỉnh hiện nay chỉ mới cơ giới hóa, chưa tự động hóa; trang bị khai thác chưa chú trọng đến tính chọn lọc ngư cụ, thường sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định.
Đặc biệt là hải sản sau khai thác chưa được ngư dân bảo quản đúng cách dẫn đến sản phẩm không đảm bảo chất lượng và tổn thất sau khai thác là khá lớn.
Theo thống kê, nguyên liệu hải sản sau khai thác hiện nay tổn thất lên đến 20%, thậm chí 30% đối với tàu lưới rê.
Cùng với đó, tình trạng cào bờ, xiệp mé, dùng kích điện trong đánh bắt còn diễn ra phổ biến, khai thác không tuân thủ quy định, đánh bắt vào mùa sinh sản, bắt cá nhỏ... dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản trên ngư trường.
Từ đầu năm đến nay, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang thanh tra, kiểm tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản xử phạt hơn 60 trường hợp vi phạm hơn 1 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm gồm: hoạt động khai thác đánh bắt sai vùng, không giấy phép khai thác theo quy định, sử dụng công cụ cấm để khai thác đánh bắt...
Trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Kiên Giang hiện nay, sẽ giảm cường lực khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường biển, hạn chế đánh bắt gần bờ, tăng khai thác xa bờ, khai thác tầng nổi.
Hiện đại hóa đội tàu, gồm tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, ông Thao nhấn mạnh.
Theo TTXVN
Tin mới
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW
Ngày 30/03, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.
Đại diện siêu thị NTA GROUP nói gì về hàng hóa, thực phẩm thiếu thông tin tem nhãn phụ Tiếng Việt
Sau khi Thương hiệu & Công luận có bài phản ánh về việc siêu thị NTA GROUP có địa chỉ Tòa Gold Tower số 275 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội bày bán hàng hóa, thực phẩm thiếu nguồn gốc xuất xứ và tem nhãn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng trong việc tiếp cận thông tin về sản phẩm. Mới đây, đại diện siêu thị NTA GROUP đã trao đổi với phóng viên về những thông tin tạp chí phản ánh.
Điểm tên nhân tố giúp Việt Nam trở thành “công xưởng” sản xuất của thế giới
Các nhân tố khiến nhiều tập đoàn lớn dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam bao gồm: Cơ sở hạ tầng được cải thiện; nhân công rẻ; đặc biệt là sự tiến bộ của ngành công nghiệp Việt Nam, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo giữ vị thế dẫn dắt toàn ngành công nghiệp đã duy trì được đà tăng trưởng trong nhiều năm qua.
Ngành dược hướng đến sản xuất thuốc phát minh
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, cần làm rõ khả năng tự sản xuất nguồn dược liệu, nguyên liệu trong nước. Thứ hạng của ngành dược Việt Nam trong nghiên cứu, sản xuất và chất lượng sản phẩm so với thế giới. Cần cân bằng giữa phát triển ngành dược hiện đại với ngành y học dân tộc, y học cổ truyền, dược liệu y học thân thiện để phát huy tiềm năng, thế mạnh vốn có.
Vụ hơn 70 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm: Trưởng phòng Y tế, Giáo dục không nắm được công ty cung cấp thực phẩm cho bao nhiêu trường
Liên quan vụ việc hàng chục học sinh trường Tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) nghi bị ngộ độc sau buổi dã ngoại, trao đổi với báo chí, Trưởng phòng Y tế lẫn Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân không nắm được Công ty Cổ phần thực phẩm Ngôi Sao Xanh cung cấp suất ăn cho bao nhiêu trường học trên địa bàn.
ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu
Các nền kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, bao gồm các đại dịch trong tương lai, bất ổn địa chính trị và biến đổi khí hậu, theo nhận định trong một báo cáo được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố hôm nay.
Câu chuyện thương hiệu
Gam màu trong hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam
Hải Phòng khôi phục thành công giống cam “tiến vua” được trồng cách đây khoảng 800 năm