Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đầu tư ngoài ngành: Cần sự điều chỉnh linh hoạt

(TH&CL) - Có thể nói, việc thoái vốn ngoài ngành tại các tập đoàn, tổng công ty và DNNN là chủ trương đúng đắn và rất cần thiết nhằm hạn chế đầu tư dàn trải, không hiểu quả. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện trên thực tế cũng nảy sinh vột vài khó khăn, đòi hỏi các cơ quan liên quan cần phải hướng dẫn cụ thể hơn để có thể xử lý kịp thời các vướng mắc có liên quan.

Muốn làm tiếp, nhưng vướng chính sách

Mới đây, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét tạo điều kiện để cổ đông là các DNNN trực  thuộc UBND TP. Hồ Chính Minh được tiếp tục góp vào Công ty CP Đầu tư y tế Sài Gòn (MECO) để đầu tư Dự án Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnompenh tại Campuchia. Bệnh viện này đã khánh thành giai đoạn 1 với quy mô 200 giường bệnh và đi vào hoạt động, khám chữa bệnh cho nhân dân Campuchia từ ngày 13/1/2014. Tuy nhiên, cho đến nay, một số cổ đông là các tổng công ty, DNNN vẫn chưa góp đủ vốn để triển khai giai đoạn 1 của dự án. Nguyên nhân là do các DNNN đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính của mình.

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, Công ty CP Đầu tư y tế Sài Gòn có 8 cổ đông góp vốn, trong đó, 5 DN là công ty TNHH một thành viên nhà nước (do UBND TP. Hồ Chí Minh làm chủ sở hữu), gồm: Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh; Tổng công ty Thương mại Sài gòn TNHH nhà nước một thành viên; Tổng công ty du lịch Sài Gòn TNHH nhà nước một thành viên; Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH nhà nước một thành viên; Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH nhà nước một thành viên.

Theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước có nhiệm vụ “Thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn đã đầu tư vào ngành không phải kinh doanh chính, hoặc không trực tiếp liên quan đến ngành kinh doanh chính…” và thời hạn yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty và DNNN phải chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành trước năm 2015.

Đối chiếu với quy định  hiện hành, việc 5 cổ đông DNNN nêu trên tham gia góp vốn đầu tư vào Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnompenh là không phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính. Tuy nhiên, theo UBND TP. Hồ Chí Minh, dự án này được hình thành trước khi có Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 và các nhà đầu tư được UBND TP. Hồ Chí Minh giao thực hiện nhiệm vụ chính trị nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai địa phương là TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam và Phnompenh của Campuchia. Do đó, nếu 5 công ty thoái vốn theo nguyên tắc thị trường trong giai đoạn đến năm 2015 là rất khó thực hiện và đang ảnh hưởng tới công tác vận hành, hoạt động của bệnh viện và đến tiến độ góp vốn - thi công triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án đầu tư.

Được biết, theo thống nhất giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia, sau khi hoàn thành giai đoạn 1, Dự án Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnompenh tại Campuchia sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2, tăng từ 200 giường lên 500 giường bệnh. Hiện tại, TP. Hồ Chí Minh chưa tìm được các nhà đầu tư khác thay thế các cổ đông phải thực hiện thoái vốn ngoài ngành. Do vậy, giai đoạn 2 của dự án đang phải dừng thi công, chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án này theo cam kết với phía bạn.

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhất trí với kiến nghị Thủ tướng Chính phủ của UBND TP. Hồ Chí Minh cho phép 5 cổ đông được tạm thời tiếp tục góp vốn (hiện Bệnh viện chưa hoàn thành việc góp vốn giai đoạn 1 của dự án) để duy trì hoạt động của Bệnh viên. Đồng thời, đề nghị UBND. TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu chuyển vốn về những tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DN có ngành nghề kinh doanh chính phù hợp với quy định tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhà đầu tư bỏ của chạy lấy người

Tổng công ty Sông Đà cũng đang gặp rất nhiều khó khăn khi bị các cổ đông khác không tham gia góp vốn để thực hiện một số dự án thủy điện tại Lào như đã cam kết, trước khi có chủ trương hạn chế đầu tư ngoài ngành.

Để tham gia đầu tư các dự án thủy điện tại Lào, trước đây, các cổ đông tham gia góp vốn thành lập Công ty CP điện Việt – Lào, gồm: Tổng công ty Sông Đà 49%; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BDIV) chiếm 11%; Công ty Tài chính dầu khí 11%; Công ty Chứng khoán BIDV chiếm 10%; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chiếm 10%; Tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm 2%, Công ty CP Đô thị Sông Đà chiếm 6%, Công ty Bảo hiểm Dầu khí chiếm 1%.

Tuy nhiên, trong bối cảnh các tập đoàn, tổng công ty gặp khó khăn về tài chính do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngày sau khi có chủ trương hạn chế đầu tư ngoài ngành, thì các cổ đông khác (ngoài Tổng công ty Sông Đà) trong Công ty CP Điện Việt Lào đã nhanh chóng dừng ngay nghĩa vụ góp vốn triển khai thực hiện một số dự án đầu tư. Hậu quả là có dự án đầu tư tại Lào đã giải ngân hàng nghìn tỷ đồng, đành phải dừng thi công do thiếu vốn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai thực hiện và hiệu quả đầu tư dự án. Một số dự án đầu tư quy mô lớn khác hiện đang phải xem xét lại, do không có vốn để triển khai thực hiện.

Sau nhiều cuộc họp liên ngành, các cơ quan chức năng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các cổ đông được tiếp tục góp vốn để triển khai thực hiện một số dự án đã cam kết đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cạnh hiện nay, các cổ đông cũ không còn mặn mà tham gia dự án và hậu quả là một mình Tổng công ty Sông Đà đang đứng chịu trận.

Rõ ràng, chủ trương thoái vốn ngoài ngành tại các tập đoàn, tổng công ty và DNNN để thực hiện Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” là rất đúng đắn và cần thiết. Sẽ hợp lý hơn nếu chính sách mới nêu trên lường trước và có thêm giải pháp để xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho DN, nhà đầu tư, bảo đảm không ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư đối với một số dự án đầu tư quan trọng, mang tính chiến lược.

Hải Minh

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.