Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lối đi nào cho các làng nghề gốm sứ?

THCL- Gốm, sứ là một trong những nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Hiện nay

THCL Gốm, sứ là một trong những nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Hiện nay, nhiều làng nghề gốm vẫn được duy trì, tạo việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động nông thôn.

Tuy nhiên, do phát triển thiếu định hướng, thiết kế mẫu mã chưa theo kịp với thị hiếu người tiêu dùng, ứng dụng KHKT vào sản xuất còn hạn chế… khiến nghề gốm sứ ở Việt Nam chưa đạt được những kết quả như mong đợi.

Cạnh tranh lớn

Tại Hải Dương, sản lượng sản phẩm gốm sứ sản xuất trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng, góp phần thỏa mãn nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Năm 2009 sản lượng gốm sứ toàn tỉnh đạt 13,94 triệu sản phẩm; đến năm 2014, sản lượng ước đạt trên 23 triệu sản phẩm, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 10,5%/năm. Trong đó Công ty cổ phần Gốm Chu đậu chiếm khoảng 1,5 triệu sản phẩm/năm…

Ông Nguyễn Hữu Thức, Giám đốc Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu (Hải Dương) cho biết, hiện Công ty sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm gốm các loại, tiêu thụ rộng rãi trong nước và phần lớn xuất khẩu. Hàng nghìn hộ dân trong xã có cuộc sống sung túc, trong đó, hàng chục hộ gia đình đã thành lập các công ty, doanh nghiệp làm ăn lớn cùng hàng trăm các cơ sở sản xuất nhỏ. Từ lâu, người dân nơi đây đã dần thoát ly khỏi nông nghiệp, chuyên tâm vào phát triển làng nghề. Tuy nhiên, cũng có nhiều làng gốm đang phải đối mặt với không ít thách thức.

Ông Thức cũng thừa nhận: Sản xuất gốm phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, nhưng các làng nghề sản xuất gốm hiện nay vẫn theo quy mô hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mẫu mã chậm cải tiến, công nghệ lạc hậu, sản phẩm bán được nhờ giá rẻ và tính độc đáo nhưng chưa xây dựng được thương hiệu. Chưa kể đa số lao động làm việc theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo về kỹ thuật thiết kế sản phẩm và tiếp cận các xu hướng thẩm mỹ mới do vậy làng nghề đứng trước nhiều thách thức.

Tại hội nghị khách hàng các sản phẩm gốm, sứ do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức tại Hải Dương mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển nghề gốm không chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế, việc làm và an sinh xã hội mà sâu xa là bảo tồn văn hóa dân tộc. Do đó, các trở ngại lớn đối với làng nghề hiện nay về tính cạnh tranh, mẫu mã, giá cả, thương hiệu, sản xuất, tiêu thụ, tìm kiếm thị trường rất cần được quan tâm, tháo gỡ. Đơn giản như với khâu nguyên liệu. Đất làm gốm khác nhau tạo ra màu sắc và sự khác biệt phong cách riêng giữa các dòng gốm. Do đó, nhiều ý kiến đề xuất Nhà nước cần có quy hoạch để bảo vệ các vùng nguyên liệu của nghề gốm.

Tập trung cải thiện mẫu mã, nang cao chất lượng

Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng các làng nghề cần tập trung rà soát các sản phẩm, xác định các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên cơ sở đó tập trung cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng. Ngoài ra, việc đào tạo, truyền dạy nghề đang trở nên cấp thiết rất cần có chiến lược lâu dài đặc biệt là với các nghề truyền thống. Hiện nay, những nghệ nhân, người giữ “kho báu” kinh nghiệm trong nghề đều đã lớn tuổi, nếu chậm tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được các nghệ nhân truyền đạt lại các kinh nghiệm quý thì nghề tổ có nguy cơ bị thất truyền.

Để tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành gốm sứ của Hải Dương nói chung và của Chu Đậu nói riêng gìn giữ và phát huy được những nét văn hóa đặc sắc cổ truyền, trong năm 2015 và những năm tiếp theo, Công ty cổ phần Hải Dương thực hiện một số giải pháp trọng tâm: Thứ nhất, thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nói chung, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gốm sứ nói riêng;

Thứ hai, tiếp tục quan tâm phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi để tạo hạt nhân phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh, góp phần quảng bá hình ảnh, con người, nghệ nhân gốm sứ của Chu Đậu đến với đông đảo người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới;

Thứ ba, chỉ đạo nghiên cứu, quy hoạch và tổ chức các tour, tuyến du lịch gắn với các làng nghề gốm, sứ của Hải Dương nhằm từng bước đưa ngành gốm sứ của Hải Dương, đặc biệt là gốm Chu Đậu trở thành sản phẩm có giá trị cao, món quà tặng hấp dẫn, góp phần quảng bá truyền thống văn hóa và lịch sử của Hải Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung ra thế giới.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.