Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga, Iran độc bá Trung Đông – Cơn đau đầu của Mỹ

Mỹ khó có cơ hội chia rẽ sự hợp tác Nga-Iran ở khu vực Trung Đông mặc dù nhìn thấu những mâu thuẫn tiềm ẩn của cặp đôi này.

THCL Mỹ khó có cơ hội chia rẽ sự hợp tác Nga-Iran ở khu vực Trung Đông mặc dù nhìn thấu những mâu thuẫn tiềm ẩn của cặp đôi này.

Tờ The Wall Street Journal của Mỹ ngày 16/2 có bài viết cho rằng Iran và Nga thi thoảng mới "cùng hội cùng thuyền" tại Trung Đông. Tuy nhiên, nếu chính quyền của Tổng thống Donald Trump âm mưu chia rẽ hai nước này thì họ gần như không có đòn bẩy nào để thuyết phục Moskva từ bỏ đối tác quan trọng của mình.

Đối đầu với Iran trong khi đồng thời cải thiện quan hệ với Nga và biến nước này thành đồng minh trong cuộc chiến chống "Hồi giáo cực đoan" được coi là hai ưu tiên hàng đầu của chính quyền mới ở Washington. Tuy nhiên, Nhà Trắng khó có thể cùng lúc đạt được cả hai mục tiêu vì lý do đơn giản là Nga và Iran đang ngày càng cần đến nhau.

Nga, Iran độc bá Trung Đông – Cơn đau đầu của Mỹ - Hình 1

Nga từng triển khai máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 tại Iran để tiến hành các cuộc không kích ở Syria.

Trong hơn một năm rưỡi qua, Moskva và Tehran đã dẹp sang một bên những bất đồng chiến lược trong bối cảnh họ cùng tận dụng việc Mỹ đang bị sụt giảm ảnh hưởng tại Trung Đông. Nỗ lực chung giữa hai nước đã làm đảo chiều cuộc xung đột Syria, đem lại cho Moskva ảnh hưởng mới trên toàn khu vực, từ Libya tới Iraq.

Các quan chức Mỹ gần đây đã nói về việc họ muốn kéo Nga xa rời Iran. Tuy nhiên, nếu nhìn từ Trung Đông - hay xét đến tầm quan trọng của Tehran đối với Moskva - nhiều khả năng Washington không thể đạt được sự "mặc cả lớn như vậy".

Khác với Iran, Nga tự xem mình là một siêu cường trên thế giới, và Trung Đông chỉ là một phần trong các mối quan tâm của họ. Đối với Moskva, vấn đề Ukraine - nhất là việc giành được sự công nhận của quốc tế đối với việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014 và chấm dứt các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt hồi năm ngoái - mới là ưu tiên số một.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump sẽ rất khó có thể đưa ra được một thỏa thuận đủ "sức nặng" để khiến ông Putin làm đảo lộn mối quan hệ đang ngày càng sâu sắc của Nga với Iran.

Nga, Iran độc bá Trung Đông – Cơn đau đầu của Mỹ - Hình 2

Mỹ đang đề cập khả năng triển khai binh sĩ chiến đấu tới Syria

Tờ báo Mỹ dẫn lời giới phân tích cho rằng Nga có mối quan hệ riêng với Iran - một đối tác, một láng giềng, thi thoảng là một đồng minh và thậm chí là đối thủ. Mỹ không thể cho Nga thứ gì trong vấn đề Ukraine. Việc công nhận việc sáp nhập Crimea cũng phải mất thêm nhiều thời gian.

Trong khi đó, những sự kiện trong năm qua tại Syria đã chứng tỏ giá trị của sự hợp tác Iran-Nga. Hỏa lực của Nga là không thể thiếu trong thành công của chính quyền Syria, nhất là trong việc tái chiếm toàn bộ thành phố Aleppo sau 4 năm giao tranh.

Tương tự, không thể phủ nhận vai trò của các lực lượng bộ binh do Iran ủy nhiệm đang tham gia cuộc xung đột, như Hezbollah ở Syria và dân quân Shi'ite ở Iraq và Afghanistan. Cuộc chiến chung này đã phần nào lấn át những bất đồng giữa Moskva và Tehran về giải pháp chính trị cuối cùng tại Syria.

Tuy nhiên, tờ báo Mỹ cũng đưa ra nhận định rằng những mối quan tâm của Nga và Iran sẽ không hội tụ một khi chiến sự lắng xuống và các bên tham chiến đạt được một thỏa thuận chính trị.

Nga không muốn bị kéo sâu hơn vào cuộc xung đột phe phái tại khu vực, giữa một bên là các lực lượng Shi'ite do Iran dẫn đầu và một bên là các cường quốc Sunni như Saudi Arabia.

Nga, Iran độc bá Trung Đông – Cơn đau đầu của Mỹ - Hình 3

Tay súng của lực lượng Hezbollah

Tại Syria, điều này có nghĩa là Nga quan tâm hơn tới thỏa hiệp chính trị sẽ làm hài lòng chí ít là phần lớn cộng đồng Sunni chiếm đa số tại Syria cũng như những nước tài trợ họ, như Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Iran chú trọng vào việc trao quyền cho cộng đồng Alawite của ông Assad vì đây là một nhánh của đạo Hồi Shi'ite.

Một chuyên gia người Anh được dẫn lời cho rằng chính sách của Nga tại Syria không phải là vì bản thân Syria mà là vì muốn tăng cường vai trò của Nga tại khu vực. Do đó, Iran có thể cũng quan ngại sẽ bị Nga đặt ra ngoài lề.

Khác với Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, Nga cũng phát triển mối quan hệ khăng khít với Israel - một mối quan hệ có vẻ bao gồm cả cho phép Israel tấn công các mục tiêu của Hezbollah và Iran tại Syria.

Nga, Iran độc bá Trung Đông – Cơn đau đầu của Mỹ - Hình 4

Binh sĩ Nga tại Aleppo, Syria

Tuy nhiên, khoảng cách giữa quan điểm của Moskva và của Iran có thể lại có giá trị: Nó cho phép Nga lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO tham gia các cuộc đàm phán gần đây về tương lai của Syria, mà trong đó vai trò của Mỹ bị gạt ra rìa.

Lời cảnh báo được đưa ra là nếu chính quyền của ông Trump không tăng cường mạnh mẽ những cam kết đối với khu vực cả trong lĩnh vực chính trị lẫn quân sự, Mỹ sẽ không thể khai thác được những bất đồng tiềm tàng này và chia rẽ Nga, Iran.

Ngược lại, Iran và Nga có một mặt trận thống nhất chung. Nga và Iran đang chia rẽ Mỹ với các đồng minh, gây rạn nứt giữa Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia xung quanh vấn đề Iraq và Syria, và làm lục đục nội bộ phương Tây.

Thái Minh - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.