Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phường Long Biên (Long Biên, Hà Nội): Cấp sổ hộ nghèo có đúng quy trình,đúng đối tượng?

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2016, toàn quốc s

THCL Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2016, toàn quốc sẽ áp dụng mức chuẩn nghèo mới, việc rà soát số hộ nghèo cũng được thực hiện theo hướng tiếp cận đa chiều.

Tuy nhà tầng khang trang, nhưng gia đình bà Ngô Thị Xuân Lộc vẫn thuộc diện “hộ nghèo” nhiều năm qua?

Tuy nhiên, tại phường Long Biên, việc triển khai, rà soát hộ nghèo có đảm bảo tính khách quan, chính xác hay không - là câu hỏi khiến dư luận quan tâm.

Trong bài viết phường Long Biên (Long Biên, Hà Nội): Nhà tầng khang trang vẫn thuộc diện “hộ nghèo”? đăng trên báo điện tửTH&CL ra ngày 26/8/2016, có viết về trường hợp gia đình bà Ngô Thị Xuân Lộc trú tại Tổ 2, phường Long Biên chưa đáp ứng đủ điều kiện trong các tiêu chí đánh giá hộ nghèo, nhưng vẫn được công nhận là hộ nghèo.

Theo phản ánh của người dân, bà Ngô Thị Xuân Lộc là em gái ông Ngô Sinh Xuân, Phó chủ tịch UBND phường Long Biên kiêm Trưởng ban Trợ giúp người nghèo và dư luận đang đặt câu hỏi: Liệu ông Xuân có lợi dụng chức vụ, quyền hạn để em gái mình là bà Lộc được hưởng chế độ dành cho người nghèo hay không?

Người dân đặt câu hỏi: Quy trình bình xét các hộ nghèo đã đúng quy trình và đúng đối tượng hay chưa?

Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Ngô Sinh Xuân, Phó chủ tịch UBND phường Long Biên kiêm Trưởng ban Trợ giúp người nghèo và ông Xuân cho biết,việc rà soát các hộ nghèo được làm chặt chẽ từ cơ sở và phía UBNDphường cũng đã mời các tổ trưởng tổ dân phố lên để tập huấn về các bước cũng như quy trình đánh giá tiêu chí, xác định hộ nghèo.

Khi phóng viên đề cập đến trường hợp bà Ngô Thị Xuân Lộc không đủ tiêu chuẩn được công nhận hộ nghèo thì ông Ngô Sinh Xuân, Phó chủ tịch UBND phường Long Biên kiêm Trưởng ban Trợ giúp người nghèo (anh trai bà Lộc) cho biết: Việc này là do tổ dân phốđưa danh sách các hộ nghèo lên Ban chỉ đạo để UBND phường công nhận những hộ đó là hộ nghèo.Còn trường hợp về bà Ngô Thị Xuân Lộc, chúng tôi căn cứ từ kết quả bình xét hộ nghèo, cận nghèo từtổ dân phố đưa lên.

Gia đình bà Lộc được công nhận hộ nghèo từ năm 2012 cho đến nay.

Khi chúng tôi đề nghị cung cấp hồ sơ liên quan đến trường hợp bà Lộc được công nhận hộ nghèotừ năm 2012 cho đến nay, ông Xuân đã cung cấp biên bản bình xét hộ nghèo, cận nghèo tại Tổ dân phố số 2. Tuy nhiên, tại biên bản này, không nói rõ trường hợp nào là gia đình hộ nghèo, gia đình nào là cận nghèo, mà chỉ được ghi chung chung“số hộ nghèo là 04, số hộ cận nghèo là 01”…Điều này khiến dư luận không khỏi băn khoăn: Liệu số hộ nghèo, cận nghèo có bị thay đổi?

Đặc biệt, tại thời điểm bình xét hộ nghèo, cận nghèo thì nhà bà Lộc đã xây dựng nhà tầng khang trang, rộng rãi. Theo Văn bản số 3461/LĐ-TBXH ngày 14/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành hướng dẫn quy trình tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2011.

Theo đó:  Phương pháp điều tra, rà soát được kết hợp các phương pháp nhận dạng nhanh, điều tra định lượng, phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân. Theo như văn bản thì yếu tố đặc trưng của hộ nghèo là: Nhà ở kém chất lượng (nhà ở tạm, đơn sơ); hộ dân có 2/3 số thành viên trở lên là người ăn theo; hộ dân không có nhà vệ sinh; hộ dân có trẻ em 6-15 tuổi không đến trường do không có tiền; hộ dân dùng đèn dầu, nến do không có tiền sử dụng điện…

Vậy nếu chiếu theo văn bản này thì gia đình nhà bà Lộc không thuộc diện hộ nghèo. Câu hỏi đặt ra: Với tư cách là Phó chủ tịch UBND phường Long Biên kiêm Trưởng ban Trợ giúp người nghèo, ông Ngô Sinh Xuân có lợi dụng chức vụ, quyền hạn tự ý lập danh sách hộ nghèo cho em gái là bà Ngô Thị Xuân Lộc để hưởng chế độ dành cho người nghèo hay không? Ông Xuân nói:  “Vì bà Lộc hiện tại đang mắc căn bệnh hiểm nghèo là tăng tiểu cầu tiên phát nên điều trị rất tốn kém. Chính vì vậy, phía Bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương gửi công văn về phường Long Biên đề nghị chính quyền phường tạo điều kiện để bà Lộc hưởng chế độ dành cho người nghèo. Căn cứ vào đó, bên tổ dân phố cũng như chính quyền địa phương tạo điều kiện đưa gia đình bà Lộc vào diện hộ nghèo vì căn bệnh mà bà Lộc mắc phải là căn bệnh hiểm nghèo, bệnh máu trắng, chính vì thế việc chữa trị rất tốn kém.

Khi phóng viên thông tin việc công nhận gia đình bà Lộc thuộc diện hộ nghèo không được bình xét công khai với nhân dân, ông Xuân thừa nhận việc không đưa ra bình xét công khai là chưa đúng quy trình. Theo Văn bản số 3461/LĐ-TBXH ngày 14/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì việc bình xét, đánh giá phải có sự tham gia của người dân.

Ở một diễn biến khác, trong biên bản họp Tổ dân phố số 2 ngày 27/12/2015 về việc xây dựng kế hoach  điều tra, rà soát hộ nghèo cận nghèo trên địa bàn năm 2015 thì ở phần kết luận của biên có ghi rõ là xét duyệt 3 gia đình thuộc hộ nghèo, không có hộ cận nghèo. Tuy nhiên, văn bản này đã bị sửa đổi và nghi thêm tên của bà Ngô Thị Xuân Lộc vào thuộc danh sách hộ nghèo. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu ông Ngô Sinh Xuân có dùng sự ảnh hưởng của mình để tác động vào việc sửa chữa văn bản đó không nhằm giúp em gái mình hưởng chế độ dành cho hộ nghèo?

Việc giúp đỡ người nghèo là việc làm mang tính nhân văn cao cả của Đảng và Nhà nước nhằm giúpđỡ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, không ít người đã lợi dụng chính sách đó để mưu cầu quyền lợi cho riêng mình. Bởi, đối tượng thuộc diện hộ nghèo sẽ được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng, được hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ tiền học phí đối với con cái và đặc biệt được cấp thẻ bảo hiểm miễn phí 100%.  Và việc khám chữa bệnh miễn phí 100% này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng bội chi quỹ BHYT đang ở mức báo động.

Đề nghị UBND phường Long Biên vào cuộc - rà soát và điều chỉnh việc cấp sổ hộ nghèo cho đúng đối tượng, để người dân thật sự tin tưởng vào sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước đối với người nghèo. Ðồng thời kiểm tra, rà soát lại việc bình xét cấp sổ hộ nghèo trên toàn phường và có hình thức xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Thiên Trường

Tin mới

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo thông qua hội nhóm trên Telegram, Zalo
Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo thông qua hội nhóm trên Telegram, Zalo

Trước hình thức lừa đảo tinh vi thông qua hội nhóm trên Telegram, Zalo trên, VNCERT/CC khuyến cáo người dân cần cảnh giác, cẩn trọng trước các lời đề nghị hoặc giới thiệu hoạt động đầu tư qua bất cứ hình thức nào, nhất là trên mạng; tìm hiểu kỹ về phía chủ quản, công ty quản trị trước khi đầu tư.

Chủ động triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong dịp nghỉ lễ
Chủ động triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong dịp nghỉ lễ

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch Hè 2024 sắp tới, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở rộng...

EVNNPC cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng
EVNNPC cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Nhằm ngăn ngừa hiện tượng mạo danh thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng gây ảnh hưởng đến uy tín ngành điện, kính đề nghị quý khách hàng nêu cao tinh thần cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập vào đường link lạ,… khi nhận được các tin nhắn mạo danh ngành điện từ SMS, Zalo, Telegram, Messenger, Viber,…

Bắc Ninh đẩy mạnh tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích
Bắc Ninh đẩy mạnh tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích

Chiều 26/4, Bưu điện tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm Hành chính công tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc đẩy mạnh tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích.

Agribank dành vốn ưu đãi Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Agribank dành vốn ưu đãi Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm cùng nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ. 

Tăng cường đôn đốc hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội
Tăng cường đôn đốc hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đang cùng cấp ngành liên quan và các địa phương rốt ráo rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội để đảm bảo mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao là hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024.