Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thu hồi nhiều tài sản cho Nhà nước từ các vụ án tham nhũng về kinh tế

Ngày 25/6/2018, tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) với chủ đề: Những kết quả nổi bật trong công tác khởi tố, điều tra, nhất là những kinh nghiệm hay trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an đã tham luận tại Hội nghị.

Thu hồi nhiều tài sản cho Nhà nước từ các vụ án tham nhũng về kinh tế - Hình 1

Toàn cảnh Hội nghị

Thứ trưởng Lê Quý Vương cho biết, nhận thức rõ yêu cầu, nhiệm vụ và trách nhiệm chính trị, quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác điều tra phòng, chống tội phạm kinh tế và tham nhũng trong tình hình mới, Đảng uỷ Công an Trung ương (CATW) đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng đấu tranh quyết liệt với tội phạm kinh tế và tham nhũng, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Từ năm 2016 đến nay, Cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân đã thụ lý điều tra 589 vụ, 1.412 bị can. Đáng chú ý là số vụ án khởi tố mới năm 2017 tăng 49,6% so với năm 2016; Quý I/2018 tăng 33% số vụ, 18% số bị can so với cùng kỳ năm 2017. Việc phát hiện, điều tra tội phạm đã được quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó đã nâng cao tiến độ và chất lượng điều tra, nhất là các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo dõi, chỉ đạo, về cơ bản đã hoàn thành đúng tiến độ xử lý các vụ việc, vụ án. Điển hình như vụ Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, vụ nguyên lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) liên quan đến Ngân hàng Đại Dương; vụ tổ chức đánh bạc lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có liên quan đến cán bộ có chức, có quyền; vụ án Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á; đang điều tra, làm rõ vụ Phan Văn Anh Vũ với nhiều tội danh, liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao vi phạm.

Thứ trưởng Lê Quý Vương khẳng định “Việc nhanh chóng kết thúc điều tra, đưa ra truy tố, xét xử và chuẩn bị đưa ra xét xử các vụ án nêu trên đã tạo niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, được nhân dân đồng tình, ủng hộ”.

Việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng được chú trọng và đạt được kết quả tốt hơn; đã thu hồi một lượng đáng kể tài sản cho nhà nước. Trong năm 2017, các Cơ quan điều tra đã thu hồi cho Nhà nước 21.500 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2016. Điển hình vụ Ngân hàng Đại Tín, thu hồi và kê biên 10.000 tỷ đồng; vụ Ngân hàng Đông Á, thu hồi 1.000 tỷ đồng; vụ tổ chức đánh bạc do Công an tỉnh Phú Thọ điều tra, khởi tố đã thu hồi bước đầu hơn 1.000 tỷ đồng; kiến nghị Ngân hàng Hàng Hải kịp thời thu hồi 7.300 tỷ đồng cho vay có dấu hiệu dễ bị thất thoát…

Thứ trưởng cho biết, qua thực tiễn công tác phát hiện, điều tra các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, Đảng uỷ CATW nhất trí với báo cáo của Ban Chỉ đạo, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm trong điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng.

Một là, việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng, mà thường xuyên, trực tiếp là của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và cấp uỷ các cấp.

Hai là, phải có quyết tâm chính trị cao, dám chịu trách nhiệm, xây dựng kế hoạch điều tra và các giải pháp, bước đi phù hợp theo đúng phương châm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư là: “Làm từng bước vững chắc, kết luận điều tra từng phần, điều tra rõ đến đâu kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị truy tố, xét xử đến đó, không để vụ án kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân”.

Ba là, sâu sát trong chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn, lựa chọn những vấn đề nổi cộm để triển khai biện pháp nghiệp vụ điều tra, đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm; tổ chức bố trí lực lượng điều tra đủ về số lượng và năng lực để đảm bảo tiến độ điều tra từng vụ án cụ thể.

Bốn là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng thành lập các tổ công tác liên ngành khi cần thiết để trao đổi, nắm bắt kết quả, tiến độ và thảo luận, tháo gỡ vướng mắc, nảy sinh trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử; hạn chế điều tra bổ sung, điều tra lại nhiều lần. Đồng thời, phối hợp có hiệu quả với các cơ quan truyền thông, không để các đối tượng xấu xuyên tạc, gây mất ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội…

Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo thông qua hội nhóm trên Telegram, Zalo
Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo thông qua hội nhóm trên Telegram, Zalo

Trước hình thức lừa đảo tinh vi thông qua hội nhóm trên Telegram, Zalo trên, VNCERT/CC khuyến cáo người dân cần cảnh giác, cẩn trọng trước các lời đề nghị hoặc giới thiệu hoạt động đầu tư qua bất cứ hình thức nào, nhất là trên mạng; tìm hiểu kỹ về phía chủ quản, công ty quản trị trước khi đầu tư.

Chủ động triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong dịp nghỉ lễ
Chủ động triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong dịp nghỉ lễ

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch Hè 2024 sắp tới, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở rộng...

EVNNPC cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng
EVNNPC cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Nhằm ngăn ngừa hiện tượng mạo danh thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng gây ảnh hưởng đến uy tín ngành điện, kính đề nghị quý khách hàng nêu cao tinh thần cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập vào đường link lạ,… khi nhận được các tin nhắn mạo danh ngành điện từ SMS, Zalo, Telegram, Messenger, Viber,…

Bắc Ninh đẩy mạnh tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích
Bắc Ninh đẩy mạnh tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích

Chiều 26/4, Bưu điện tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm Hành chính công tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc đẩy mạnh tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích.

Agribank dành vốn ưu đãi Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Agribank dành vốn ưu đãi Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm cùng nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ. 

Tăng cường đôn đốc hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội
Tăng cường đôn đốc hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đang cùng cấp ngành liên quan và các địa phương rốt ráo rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội để đảm bảo mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao là hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024.