Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

9 chính sách quan trọng được Chính phủ thông qua

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7/7/2023, phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2023. Trong nghị quyết này, Chính phủ thông qua 9 chính sách quan trọng trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo và Luật Hóa chất.

Chính phủ đánh giá cao các bộ, cơ quan chủ trì, tham gia xây dựng các dự án Luật đã tích cực, chủ động nghiên cứu, nghiêm túc triển khai để hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Chính phủ đánh giá cao các bộ, cơ quan chủ trì, tham gia xây dựng các dự án luật đã tích cực, chủ động nghiên cứu, nghiêm túc triển khai để hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật

Tại Nghị quyết số 95/NQ-CP, Chính phủ đánh giá cao các bộ, cơ quan chủ trì, tham gia xây dựng các dự án Luật đã tích cực, chủ động nghiên cứu, rà soát, có phương pháp chuyên nghiệp, phối hợp từ sớm, từ xa với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận cao, nghiêm túc triển khai để hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, tập trung chỉ đạo và bố trí nguồn lực khắc phục các bất cập về vật chất, kinh phí, nhân lực để đạt yêu cầu về tiến độ và chất lượng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 

Đặc biệt, các bộ, ngành cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật theo đúng chỉ đạo của Chính phủ để khắc phục những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn, chưa khả thi, tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát các quy định pháp luật hiện hành tại các Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, xử lý các mâu thuẫn, chồng chéo. 

Các quy định được sửa đổi, bổ sung phải rõ ràng, cụ thể, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; đối với những nội dung mới cần đánh giá kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất, con người và các điều kiện cần thiết khác cũng như lộ trình thực hiện để có các quy định phù hợp bảo đảm tính khả thi.

Tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ các dự án luật 

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, nhất là các dự án luật khó, phức tạp, có tác động lớn. 

Các cơ quan chủ trì soạn thảo cần quán triệt chủ trương phân cấp, phân quyền đến các cấp chính quyền địa phương để khai thông các nguồn lực từ thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng luật; cần tổng kết toàn diện, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật hiện hành để đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện thông thoáng, phù hợp với thực tiễn, có lộ trình phù hợp với điều kiện, văn hóa, truyền thống của Việt Nam. 

Trong quá trình xây dựng luật, cơ quan chủ trì cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan để trao đổi, thống nhất về các vấn đề còn ý kiến khác nhau; nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện nội dung các dự án Luật, tạo sự đồng thuận cao, nâng cao chất lượng dự án Luật trình Quốc hội trong năm 2023.

Chính phủ đánh giá cao các Bộ, cơ quan ngang bộ đã chủ động triển khai xây dựng và chuẩn bị tốt các nội dung: Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo; Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi); việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công.

Xác định rõ đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ tư

Về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ hoàn thiện chính sách về lưu trữ tư theo hướng: xác định rõ đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ tư; cơ chế để Nhà nước mua, bán, sử dụng có thời hạn tài liệu lưu trữ tư; mô hình, các điều kiện hoạt động, trách nhiệm của tổ chức lưu trữ tư; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, cá nhân và doanh nghiệp. 

Nghiên cứu hoàn thiện các quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ bảo đảm nguyên tắc thống nhất, công bằng; bổ sung các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trữ, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động lưu trữ.

Chính phủ thông qua 5 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo

Về đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, Chính phủ nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sự cần thiết ban hành luật và 05 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo gồm: (1) Định danh nhà giáo; (2) Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; (3) Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; (4) Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; (5) Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về lĩnh vực nhà giáo; tổng kết, rà soát kỹ lưỡng pháp luật hiện hành để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. 

Trong quá trình soạn thảo Luật, cần khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay để thiết kế các chính sách theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, có tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với vai trò, vị trí việc làm của nhà giáo, có chính sách ưu đãi, khen thưởng, tôn vinh phù hợp; nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế, tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, truyền thông chính sách để tăng tính thuyết phục khi thông qua chính sách, bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện khi luật được ban hành.

Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo là xây dựng luật mới, khó, đối tượng rộng, tác động lớn, có nhiều chính sách quan trọng, liên quan đến nhiều luật, cần có chính sách ưu tiên về nguồn lực và tổ chức thực hiện. 

Do thời gian dự kiến để trình Chính phủ, Quốc hội thông qua không nhiều nên Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động bố trí nguồn lực về tài chính, chuyên gia để soạn thảo luật, bảo đảm đúng tiến độ, nâng cao chất lượng của dự án Luật khi trình Chính phủ.

Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời

Về Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất với 04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Công Thương, bao gồm: (1) Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại; (2) Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời; (3) Quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm; (4) Nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn hóa chất.

Bộ Công Thương nghiên cứu hoàn thiện các nội dung chính sách theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý cho chính quyền địa phương, tuân thủ các quy luật cạnh tranh, cung cầu của thị trường, sửa đổi toàn diện Luật hóa chất năm 2007 để quản lý theo vòng đời hóa chất, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong kinh doanh, sử dụng, tiêu dùng, lưu trữ và bảo quản hóa chất.

Về xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan đề xuất nội dung Đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 10/7/2023.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường bán lẻ phục hồi tích cực, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội tăng 2%
Thị trường bán lẻ phục hồi tích cực, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội tăng 2%

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi trong nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ. Các thương hiệu tập trung vào trải nghiệm khách hàng đang dẫn đầu xu hướng, thúc đẩy nhu cầu cho các ngành hàng như đồ ăn và đồ uống (F&B), thời trang thể thao, mỹ phẩm, thương hiệu cao cấp và cửa hàng theo phong cách sống.

Yêu cầu đình chỉ bếp ăn tập thể khiến gần 100 công nhân ngộ độc ở Đồng Nai
Yêu cầu đình chỉ bếp ăn tập thể khiến gần 100 công nhân ngộ độc ở Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Nai khẩn trương điều tra, xử lý vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH Dechang (huyện Trảng Bom, Đồng Nai), khiến gần 100 công nhân phải nhập viện.

Bộ Công Thương: Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng góp ý kiến về giá và chi phí?
Bộ Công Thương: Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng góp ý kiến về giá và chi phí?

Đây là thông tin tại Hội nghị làm việc với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đối với Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu do Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương tổ chức vào sáng 17/5.

Cảnh báo những thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em
Cảnh báo những thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hồ Chí Minh cho hay, nguy cơ xâm hại trẻ em qua mạng xã hội dự báo sẽ tăng do có nhiều vụ việc xảy ra trong thời gian dài, tái diễn nhiều lần với nhiều nạn nhân nhưng rất lâu sau đó mới được phát hiện.

Thu giữ gần 3.500 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm nhập lậu
Thu giữ gần 3.500 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm nhập lậu

Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh khám phương tiện và tạm giữ 910 đơn vị mỹ phẩm và 2.426 sản phẩm thực phẩm nhập lậu.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ
Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.