Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bắc Giang tập trung vệ sinh thú y, đẩy mạnh tái đàn sau bão lũ

Bão số 3 và mưa lũ đã làm hư hỏng nhiều chuồng trại chăn nuôi trong tỉnh, hàng chục nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ngành Nông nghiệp, các địa phương và người chăn nuôi đang khẩn trương khắc phục thiệt hại, tập trung tái đàn, bảo đảm cung ứng nguồn thực phẩm dịp cuối năm.

Vệ sinh, khử trùng chuồng trại để tái đàn

Thống kê sơ bộ, đợt lũ vừa qua toàn tỉnh có gần 60 nghìn con gia cầm, hàng nghìn con gia súc, gần 1 nghìn đàn ong bị thiệt hại, tập trung chủ yếu tại các huyện: Hiệp Hòa, Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên... Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT), đơn vị đã cử cán bộ phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn cơ sở chăn nuôi áp dụng biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục thiệt hại. Thời điểm này, người chăn nuôi đang tích cực vào đàn, nhất là lợn và gà để bán vào dịp trước, trong và sau Tết.

Khử trùng chuồng, trại để tái đàn
Người dân khử trùng chuồng, trại để tái đàn

Tại huyện Tân Yên, thống kê sơ bộ cho thấy, đến ngày 16/9, mưa lũ đã khiến gần 1 nghìn con lợn bị chết, một số chuồng trại bị tốc mái, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của người dân, doanh nghiệp (DN). Gia đình ông Trần Văn Long ở thôn Khánh Ninh, xã Ngọc Châu nuôi hơn 1,8 nghìn con lợn. Lũ dâng cao làm 2 dãy chuồng bị ngập, gia đình phải di chuyển hơn 1,2 nghìn con lợn đến địa điểm khác, việc chăn nuôi bị gián đoạn. Sau khi nước rút, việc dọn dẹp, vệ sinh khử trùng chuồng trại và môi trường được thực hiện khẩn trương. Bên cạnh phun hóa chất sát trùng, ông Long sử dụng vôi bột rắc, nước vôi quét toàn bộ khu vực chăn nuôi, dự kiến trong tuần tới sẽ đưa lợn trở lại chuồng.

Đối với trại lợn bị chết hàng trăm con của Công ty TNHH Dịch vụ chăn nuôi Hùng An trên địa bàn xã Phúc Hòa (Tân Yên), hiện đã được tiêu hủy, vệ sinh khử trùng theo quy định và sửa chữa cơ sở vật chất bị hư hỏng để có thể đưa lợn về nuôi trong thời gian tới.

Với gia đình anh Trần Văn Thanh, thôn Liên Giang, xã Huyền Sơn (Lục Nam), bão số 3 đã làm tốc mái nhiều dãy chuồng chăn nuôi, đồng thời khi lũ dâng cao khiến gia đình phải di dời hơn 200 con lợn và làm trôi, chết hơn 2 nghìn con vịt thương phẩm, 1 nghìn gà đẻ, thiệt hại số tiền lớn. Mới đây, anh Thanh đã tập trung sửa chữa, gia cố lại chuồng trại, đồng thời vệ sinh sát trùng môi trường xung quanh, thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi để chuẩn bị tái đàn. Còn một số khu vực chờ nước rút hẳn mới tiến hành vệ sinh và sửa sang để tiếp tục đầu tư chăn nuôi khoảng 3 nghìn con gia cầm. Gia đình anh mong muốn Nhà nước hỗ trợ đối với những thiệt hại, tạo điều kiện cho người chăn nuôi tiếp cận các nguồn vốn để tiếp tục tái đầu tư.

Theo ông Lê Văn Dương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hiện nay ngành chức năng, các địa phương đang tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại về chăn nuôi, qua đó làm cơ sở đề xuất phương án hỗ trợ theo quy định. Trước mắt, tỉnh Bắc Giang đang đề nghị T.Ư hỗ trợ 10 tấn hóa chất để cấp phát cho các địa phương tiêu độc, khử trùng.

Về hướng xử lý đối với gia súc, gia cầm chết, cơ quan chuyên môn khuyến cáo, người chăn nuôi cần chôn hủy, vệ sinh cơ giới, tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng nuôi và tiếp tục che chắn, gia cố chuồng trại, hạn chế ẩm ướt nền chuồng. Khi nước rút phải vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi bằng vôi bột, hóa chất trước khi đưa vật nuôi trở lại.

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh

Sau bão lũ, vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống sạch. Đối với gia súc già yếu, con non nên có chế độ chăm sóc đặc biệt như bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng nhằm tăng cường quá trình hồi phục. Bên cạnh đó, thực hiện tốt chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi như: Cho ăn đầy đủ khẩu phần, bổ sung vitamin, chất điện giải, men tiêu hóa…

Nhằm bảo đảm công tác tái đàn đạt hiệu quả cao, các địa phương, người chăn nuôi cần đặc biệt quan tâm đến biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, chú trọng tiêm phòng vắc-xin và chủ động giám sát dịch bệnh để phát hiện sớm, kịp thời xử lý vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm (dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh)... Không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật mắc bệnh ra ngoài môi trường, đồng thời tuyệt đối không chăn thả ở những khu vực bị ô nhiễm.

“Sau bão lũ, thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị ô nhiễm do ngập nước, sức khỏe của vật nuôi giảm sút. Do vậy, vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo. Người dân, DN thực hiện tái đàn trên nguyên tắc bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, không tái đàn khi chuồng trại, khu vực chăn nuôi chưa bảo đảm các điều kiện trên, sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, tiêm phòng đầy đủ”, ông Lê Văn Dương nhấn mạnh.

Cơ sở chăn nuôi gà để trứng ở xã Quang Minh, huyện Hiệp Hòa.
Cơ sở chăn nuôi gà để trứng ở xã Quang Minh, huyện Hiệp Hòa.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 170 cơ sở ấp nở gia cầm, 8 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, đợt mưa lũ vừa qua không bị ảnh hưởng, đây là điều kiện quan trọng để đáp ứng nhu cầu tái đàn vật nuôi. Một số DN chăn nuôi lợn quy mô lớn trên địa bàn cũng sẵn sàng con giống, vật tư để đẩy mạnh tái đàn cũng như cung cấp đủ con giống ra thị trường. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh phấn đấu đạt hơn 134 nghìn tấn thịt thương phẩm, trong đó tập trung chủ yếu phát triển hai đối tượng vật nuôi chính là lợn và gia cầm. Các địa phương có điều kiện phát triển chăn nuôi như: Lạng Giang, Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên, Yên Thế, Lục Nam...

Để hoàn thành mục tiêu, các địa phương vận dụng cơ chế, chính sách đã ban hành để hỗ trợ, khuyến khích người dân, DN tái đàn, phục hồi chăn nuôi. Ngành Nông nghiệp sẽ kiến nghị Nhà nước có chính sách hoãn, giãn nợ cho người dân, DN, HTX để tiếp tục mở rộng sản xuất.

Cùng đó, tăng cường công tác quản lý con giống, vật tư chăn nuôi, ngăn chặn hành vi đầu cơ, tích trữ, tăng giá, buôn bán vật tư kém chất lượng. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đồng bộ các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh; khuyến khích phát triển mở rộng quy mô trang trại tập trung, công nghiệp.

Bá Đoàn

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng dự Hội nghị sơ kết 1 năm xây dựng 'Tỉnh an toàn giao thông' tại Bắc Ninh
Thủ tướng dự Hội nghị sơ kết 1 năm xây dựng 'Tỉnh an toàn giao thông' tại Bắc Ninh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết 1 năm xây dựng "Tỉnh an toàn giao thông” tại Bắc Ninh.

Pháp thành lập chính phủ mới với 39 thành viên
Pháp thành lập chính phủ mới với 39 thành viên

Trong số 17 bộ trưởng, có 7 người đến từ liên minh trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron và ba người đến từ đảng bảo thủ Cộng hòa (Les Republicains) của ông Barnier.

Nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng…
Nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng…

Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước triển khai ngay các nhiệm vụ để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu thiệt hại do bão lũ; phối hợp với UBND các địa phương trong việc thực hiện các giải pháp để hỗ trợ người dân bị thiệt hại, các khu vực bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra; nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng…

Quyết định hạ lãi suất của Fed: Bước tiến tới chính sách tiền tệ dân túy?
Quyết định hạ lãi suất của Fed: Bước tiến tới chính sách tiền tệ dân túy?

Nhà kinh tế David Roche, người sáng lập Global Strategy, cho biết: "Động thái cắt giảm 'siêu khủng' này đánh dấu một bước tiến tới chính sách tiền tệ dân túy của Fed". Thông tin khác lại cho rằng, Fed đang nắm giữ thông tin quan trọng về nền kinh tế Mỹ nhưng không tiết lộ.

Đưa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Cuba bước sang một giai đoạn mới
Đưa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Cuba bước sang một giai đoạn mới

Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đã trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Phòng khám Y học Cổ truyền An Đông bị xử phạt gần 58 triệu đồng
Phòng khám Y học Cổ truyền An Đông bị xử phạt gần 58 triệu đồng

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh công bố các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, Công ty TNHH Thương mại – Y học Cổ truyền An Đông bị xử phạt số tiền 57,7 triệu đồng do có nhiều vi phạm.