Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bài 8: – Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương: Liệu có việc “ép” doanh nghiệp?

Bài 1:  Có hay không sự “dàn xếp” trong đấu thầu?

Bài 2: “Bức hại” doanh nghiệp?

Bài 3: “Nghi vấn” chất lượng công trình?

Bài 4: Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm

Bài 5:  Bao giờ xử lý?

Bài 6: “Lật tẩy” chất lượng công trình!

Bài 7: “Đừng can thiệp quá sâu vào nội bộ của công ty” (?!)

THCL Hàng loạt vấn đề liên quan tới “nghi vấn” dàn thầu và chất lượng công trình tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Công ty Điện lực Hải Dương) được đăng tải, sự việc về chất lượng công trình vẫn chưa được DN này làm sáng tỏ?

Ông Bùi Ngọc Triển, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế làm việc với PV TH&CL

Tuy nhiên, mới đây, Thương hiệu & Công luận tiếp tục nhận được phản ánh liên quan đến việc “ép” DN đóng tiền bao thầu, quản lý, vận hành công trình điện - đang diễn ra tại Điện lực Tứ Kỳ - chi nhánh của Công ty Điện lực Hải Dương?

“Lùm xùm” việc ký HĐ bao thầu

Ông Trần Văn Cường, GĐ Công ty Điện lực Hải Dương đã từng “hùng hồn” tuyên bố với công luận về việc “sẽ làm sáng tỏ hàng loạt cột điện bị bật gốc lộ “nguyên hình” công trình không có móng được thể hiện rõ tại bài 3: “Nghi vấn” chất lượng công trình”. Vì vậy, cần làm rõ chất lượng công trình bị “rút ruột”và lúc đó sẽ mời PV về chứng kiến sự việc để công khai về chất lượng công trình.

Nhưng cho đến nay, đã nhiều tháng trôi qua, PV vẫn liên hệ với ông Cường để mong được làm rõ chất lượng công trình và trả lời bạn đọc, song chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ hồi âm nào về sự việc trên từ phía Công ty Điện lực Hải Dương?

Phải chăng, lãnh đạo Công ty Điện lực Hải Dương đang dùng chiêu “im lặng” để xoa dịu dư luận, cũng như “né tránh” trách nhiệm đối với những gì xã hội đang quan tâm? Hay lãnh đạo công ty đang “lo sợ” rằng, sau khi kiểm tra lại toàn bộ Dự án “Cải tạo và nâng cấp nhánh Liên Hòa A - sau trung gian Kim Thành B lên cấp điện áp 35kV” thì chất lượng công trình sẽ lộ “nguyên hình”?

Lúc này, ông Cường là người hiểu rõ về chất lượng công trình bị “rút ruột” - người chịu trách nhiệm trước pháp luật chính là ai?

Sự việc về chất lượng công trình chưa được làm sáng tỏ thì mới đây, PV lại tiếp tục nhận được những phản ánh liên quan tới DN tư nhân Nguyễn Thị Thanh Bình (DNTN Thanh Bình), phản ánh về việc DN nhận được công văn của Chi nhánh Điện lực Tứ Kỳ (thành viên của Điện lực Hải Dương) “ép” ký hợp đồng dịch vụ bao thầu quản lý vận hành công trình điện với số tiền là 24.926.297 đồng (chưa bao gồm 10% VAT). DNTN Thanh Bình đã gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng mong làm sáng tỏ sự việc.

Được biết, ở Mục 1- điều 62 – Chương VI, Thông tư 39/2015/TT-BCT nêu rõ: Việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị và lưới điện trong phạm vi quản lý là trách nhiệm của đơn vị phân phối điện.

Bên cạnh đó, Luật Điện lực cũng nêu rõ tại điểm I - khoản 2, điều 39 Chương VI: Đơn vị phát điện phải đầu tư trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện.

Tuy nhiên, theo DNTN Thanh Bình thì: Thời điểm năm 2008, DN phải tự trồng cột điện, kéo dây, xây dựng trạm biến áp mới được cấp điện, lúc này do Điện lực Tiên Lãng (Hải Phòng) quản lý. Sau này, Điện lực Tiên Lãng bàn giao lại cho Điện lực Tứ Kỳ theo chỉ đạo của ngành dọc, có sự chứng kiến của DN. Trong khoảng thời gian đó, không có bất kỳ câu chuyện nào liên quan đến việc phải ký hợp đồng bao thầu.

Nhưng từ đầu năm 2016 đến nay, DN mới nhận được thông báo của Điện lực Tứ Kỳ liên quan đến việc ký HĐ bao thầu, nhưng không rõ đó có phải chủ trương mới của ngành điện hay không? DN không khỏi thắc mắc việc thu phí như trên có đúng với quy định?

Hơn nữa, trong đơn thư gửi các cơ quan chức năng, DNTN Thanh Bình cho biết: Vì không chấp thuận việc ký HĐ bao thầu, DN đã bị cắt điện mà không được thông báo trước ít nhất là 2 lần và đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất, kinh doanh của DN.

Chủ chương có cần thực hiện?

Để rộng đường dư luận, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Tiến Thành, GĐ Điện lực Tứ Kỳ, trao đổi nhanh qua điện thoại, ông Thành cho biết: “Sự việc trên, chúng tôi không sai, chúng tôi làm theo chủ chương. Còn PV muốn làm việc thì liên hệ với Công ty Điện lực Hải Dương…”.

để làm rõ hơn việc liên quan đến phản ánh của DNTN Thanh Bình. PV đã liên hệ và đặt lịch làm việc với Công ty Điện lực Hải Dương. Người phát ngôn của Công ty Điện lực Hải Dương, ông Bùi Ngọc Triển, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế. Tuy nhiên, có điều lạ là ông Triển không cho phép PV ghi âm, ghi hình tại buổi làm việc công khai giữa hai bên? Có lẽ, trước khi làm việc với PV, ông Triển chưa tìm hiểu rõ Luật Báo chí rằng, khi nào thì PV không được chụp ảnh và ghi âm…?

Để có cách làm việc “hợp” với ông Triển, PV phải dùng đến nghiệp vụ riêng - Khi PV hỏi: Tại sao DN phải tự trồng cột điện, xây dựng trạm biến áp và kéo dây; việc đầu tư công trình đó có phải của DN hay không?

Ông Triển cho biết: Thời điểm năm 2008, DNTN Thanh Bình thành lập, đóng trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, giáp danh Hải Phòng. Khi DN xây dựng thì do Điện lực Tiên Lãng - thuộc Công ty Điện lực Hải Phòng quản lý (lúc đó Điện lực Hải Dương chưa có đường dây). Đến năm 2012, Điện lực Tiên Lãng bàn giao lại khách hàng cho Điện lực Tứ Kỳ - thuộc Công ty Điện lực Hải Dương quản lý. Việc DN đầu tư như thế nào, Điện lực Hải Dương không biết. Vì là tài sản của DN nên điện lực không được sửa chữa. Và muốn sửa chữa thì DN phải tự bỏ tiền.

PV tiếp tục hỏi: Việc Điện lực Tứ Kỳ thu tiền bao thầu, quản lý vận hành công trình điện căn cứ vào đâu? Việc đó có chủ trương hay không?

Ông Triển cho rằng: “Theo Thông tư 39, khách hàng phải quản lý phần tài sản của mình. Tuy nhiên, một số DN không đủ điều kiện bảo dưỡng tài sản thì có thể ký HĐ bao thầu với phía điện lực. Còn đối với trường hợp của DNTN Thanh Bình, trong quá trình triển khai công tác chăm sóc khách hàng, Điện lực Tứ Kỳ vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác dịch vụ không đúng nên khi triển khai, nhân viên điện lực đưa ngay HĐ cho khách hàng dẫn đến khiến khách hàng hiểu không rõ. Sau khi nhận được phản ánh, Công ty Điện lực Hải Dương đã cho kiểm điểm trách nhiệm đối với những cá nhân liên quan tới việc triển khai công tác dịch vụ khách hàng”.

Nếu theo Thông tư 39 như ông Triển nói thì, khách hàng phải quản lý phần tài sản của mình đó là từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện - được thể hiện rõ tại điều 46, Mục 2, khoản I; chứ không phải quản lý phần trạm biến áp và đường dây ở cột điện. Ngay từ đầu, phía điện lực đã không làm tròn trách nhiệm của mình, khiến DN phải làm thay. Nay lại tiếp tục “bức hại” DN, liệu có ai có thể ngồi yên được như vậy không?

Theo như ông Triển nói, việc bao thầu, quản lý, vận hành công trình điện là chủ trương, nhưng không bắt buộc. Lời nói trên mâu thuẫn đến “nực cười”, bởi đã là chủ trương thì tất cả phải được thực hiện, chứ không thể nào nói là chủ trương nhưng không bắt buộc? Phải chăng, sự thật đã được GĐ Điện lực Tứ Kỳ nói là không làm sai mà “chủ trương của Công ty Điện lực Hải Dương là như vậy” - đã khiến cho DN bức xúc? Còn khi bị DN lên tiếng thì đổ lỗi do nhân viên Điện lực Tứ kỳ họ làm chưa đúng?...

Như ông Triển nói là không bắt buộc DN phải ký HĐ bao thầu, quản lý vận hành công trình điện. Vậy tại sao cán bộ Điện lực Tứ Kỳ lại "vứt" HĐ có sẵn chữ ký của ông Nguyễn Tiến Thành, GĐ Điện lực Tứ Kỳ rồi nói DN xem và ký vào đó? Việc làm như vậy, khác nào ép DN phải ký? Phải chăng, Điện lực Tứ kỳ nói riêng và các chi nhánh trực thuộc Điện lực Hải Dương nói chung đang tự cho rằng ngành điện độc quyền nên họ thích đưa ra các khoản thu "vô lối" là do họ?

Cũng theo lời ông Triển, việc bao thầu, quản lý vận hành công trình điện của DN là tự nguyện, vì vậy DN nào có nhu cầu mới phải ký HĐ với điện lực. Còn những DN có đủ điều kiện không phải ký HĐ. Lời ông Triển khẳng định là thế, nhưng theo tìm hiểu của PV, không ít DN đã phải “cắn răng” đóng khoản phí dịch vụ bao thầu, quản lý, vận hành công trình điện trên. Nhiều DN cho biết, họ chỉ là DN nhỏ, còn ngành điện là độc quyền, vì thế nếu không “tuân thủ” quy định của ngành điện thì việc “cắt điện không lý do” là hiển nhiên, như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất, kinh doanh của DN, mà đơn cử như DNTN Thanh Bình đã phản ánh.

PV tiếp tục đặt câu hỏi về một số vấn đề liên quan trực tiếp đến việc thu số tiền bao thầu quản lý vận hành công trình điện của nhiều DN, không chỉ ở Điện lực Tứ Kỳ, mà còn liên quan đến nhiều đơn vị điện lực khác trực thuộc Công ty Điện lực Hải Dương, Ông Triển nói: Tôi chỉ trả lời xung quanh vấn đề liên quan đến DNTN Thanh Bình thôi, còn những vấn đề khác, tôi không biết (?!).

Câu trả lời trên liệu có thuyết phục, khi mà rất nhiều DN nhỏ cũng có những nỗi bức xúc như DNTN Thanh Bình mà không dám lên tiếng vì “sợ ông độc quyền”?

Công ty Điện lực Hải Dương cần phải  hiểu rằng, theo quy đinh của luật Điện lực thì đơn vị phát điện phải đầu tư trạm điện, công tơ điện và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua. Bởi mọi chi phí vận hành, quản lý công trình điện đều đã được tính trong giá thành của mỗi số điện.

Nhưng ở đây, DNTN Thanh Bình đã phải bỏ tiền ra để đầu tư tất cả các hạng mục mà đúng ra đó không phải là trách nhiệm của DN. Trong khi họ đã đầu tư xong và bàn giao lại cho bên điện lực - là đơn vị được hưởng thụ. Nhưng bên điện lực, không những không “cảm ơn” mà còn “nghiền đến xương tủy” chủ trương thu tiền bao thầu, quản lý vận hành công trình điện. Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng, chủ trương thu tiền “trò hề” này chỉ có ở các chi nhánh Điện lực trực thuộc Điện lực Hải Dương?

Những gì Công ty Điện lực Hải Dương đang làm cho thấy sự “chuyên quyền – độc đoán”, trái với những quy định của pháp luật? Liệu rằng, lãnh đạo Công ty Điện lực Hải Dương có hiểu rõ những quy định của luật pháp, khi đưa ra những chủ trương “nhập nhèm”…?

Cao Huyền – Quang Nam


Tin mới

Giá cà phê hôm nay 29/4: Thị trường trong nước tăng trở lại
Giá cà phê hôm nay 29/4: Thị trường trong nước tăng trở lại

Giá cà phê trong nước tăng trở lại, mức tăng khoảng 2.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 134.100 đồng/kg,

Tỷ giá USD hôm nay 29/4: Triển vọng trước mắt là trái chiều
Tỷ giá USD hôm nay 29/4: Triển vọng trước mắt là trái chiều

Rạng sáng 29/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.246 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 106,09.

Giá vàng hôm nay 29/4: Vàng SJC neo ở đỉnh lịch sử 85,2 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 29/4: Vàng SJC neo ở đỉnh lịch sử 85,2 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 29/4 trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục tăng trong bối cảnh nhiều dữ liệu kinh tế hỗ trợ kim loại quý.

Chiến thắng 30/4 mở trang mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Chiến thắng 30/4 mở trang mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Cách đây 49 năm, vào lúc 11h30’ ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, non sông Việt Nam thống nhất.

Giá xăng dầu hôm nay 29/4: Trượt dốc nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay 29/4: Trượt dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 29/4, giá dầu thế giới trượt dốc sau 2 phiên tăng tốc liên tiếp.

Mãn nhãn với màn trình diễn drone light tại Carnaval Hạ Long 2024
Mãn nhãn với màn trình diễn drone light tại Carnaval Hạ Long 2024

Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 chính thức khai mạc vào 20h10 tối 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, đường Võ Nguyên Giáp, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.