Ảnh minh họaẢnh minh họa

Theo đó, Quy chế áp dụng đối với BCĐ cải cách TTHC ngành BHXH, Tổ Giúp việc, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 

BCĐ làm việc theo nguyên tắc tập thể thảo luận, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện trên cơ sở đảm bảo yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị có liên quan; phát huy tinh thần chủ động của thành viên BCĐ trên cơ sở nhiệm vụ được giao. Thành viên BCĐ, Tổ Giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp; đóng góp ý kiến trực tiếp tại cuộc họp hoặc tham gia bằng văn bản về các nội dung liên quan; thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng BCĐ về những nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công.

Ban Chỉ đạo cải cách TTHC ngành BHXH có chức năng giúp TGĐ BHXH Việt Nam nghiên cứu, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn giúp việc TGĐ; BHXH các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện công tác cải cách TTHC của ngành BHXH; Tham mưu giúp TGĐ chỉ đạo việc tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch liên quan đến cải cách TTHC ngành BHXH; thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu góp phần cải thiện chỉ số “Nộp thuế và BHXH” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

Đề xuất các phương án đơn giản hóa TTHC gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng tạo thuận lợi cho người dân và DN, đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành; báo cáo TGĐ các nội dung liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chương trình, kế hoạch, các văn bản hướng dẫn để thực hiện phương án đơn giản hóa TTHC khi được phê duyệt; Tổ chức khảo sát, tham vấn ý kiến người dân, doanh nghiệp, tổ chức có liên quan phục vụ yêu cầu đánh giá tác động của công tác cải cách TTHC ngành BHXH.

Thái Bình