Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cần "danh phận" và pháp lý rõ ràng để phát triển

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đã góp phần thay đổi diện mạo nhiều địa phương, đồng thời trực tiếp thúc đẩy du lịch phát triển. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm phát triển, loại hình này vẫn còn gặp nhiều vướng mắc cả về vấn đề pháp lý và "danh phận".

Nhiều điểm nghẽn về pháp lý cần tháo gỡ

Nêu quan điểm tại diễn đàn “Tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách và nguồn vốn để nâng cao hiệu quả thị trường bất động sản”, do Báo Công thương tổ chức ngày 13/09, GS. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng bắt đầu phát triển mạnh từ 2014. Lúc đó, các nhà đầu tư đẩy mạnh phân khúc nhà ở giá cao và tập trung vào phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên đến năm 2018, sự cố Cocobay Đà Nẵng, dự án này phải bỏ dở, họ tuyên bố cam kết của mình với các nhà đầu tư là không hoàn tất…, kể từ đó phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cứ lịm dần.

Các chuyên gia nêu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng phát triển. Ảnh: TN
Các chuyên gia nêu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng phát triển. Ảnh: TN.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu xây dựng khung pháp luật cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nhưng dường như bị lãng quên. Rơi vào tâm dịch Covid-19, vấn đề của bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có thời gian "nghỉ dưỡng", đến bây giờ độ nóng của nó đã quay lại. “Hiện, Luật Đất đai đang được sửa. Vậy đến lúc nào có khung pháp lý cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng?”, GS. Đặng Hùng Võ đặt dấu hỏi.

GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, chúng ta rất cần một khung chính sách để phát triển được bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Bởi vì phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có tiềm năng rất lớn. Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết nâng kinh tế du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quyết định đó cho thấy, chúng ta phải sắp xếp lại các phân khúc bất động sản và tìm cách phát triển nó.

“Xuất phát từ những bất cập nêu trên, chúng ta nên có tính toán đối với khung pháp luật về bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Tôi cho rằng, nó quan trọng không khác gì như nhà ở, khi mà hiện nay bất động sản nhà ở Chính phủ tập trung vào phân khúc khung giá thấp, phải chăng chứ không phải giá cao… Trong đó phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và phân khúc bất động sản nhà chúng ta phải xem xét sao cho nó có hiệu quả như mong đợi”, GS. Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

“Hiện tại thị trường bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng đang chịu sự tác động của rất nhiều luật như: Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và nhiều quy định pháp lý dưới luật khác” - TS. Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp.

TS. Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, pháp luật là 1 hình thái xã hội, khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển phải thay đổi pháp luật. Để thay đổi pháp luật phải có chính sách đi trước. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội nhiều loại hình kinh tế mới là nhu cầu tất yếu.

“Xã hội có nhiều lĩnh vực, khi triển khai dự bán bất động sản liên quan đến 16 - 17 văn bản pháp luật và mỗi luật ngành lại ban hành các văn bản khác nhau. Và khi luật chưa chi tiết cụ thể sẽ có sự chồng chéo, thậm chí có thể có lợi ích nhóm” - ông Cường nhấn mạnh.

Cần trao cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng một "danh phận"

Ở góc nhìn khác, PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, Luật Đất đai là vấn đề nền tảng, cho nên muốn giải quyết được việc gì thì cần phải dựa trên nền tảng đấy. Về nguyên tắc, cần lấy Luật Đất đai sửa theo đúng quy định thị trường và làm nền tảng sửa các luật khác, nếu không sẽ gây ra tình trạng xung đột.

Đối với bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, câu chuyện rõ ràng không phải quá phức tạp về mặt pháp lý. Cần nói về tính nhất quán hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.

Cần trao cho condotel
Cần trao cho condotel "danh phận" rõ ràng để phát triển. Ảnh: TL.

PGS.TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh, tinh thần của hành động của Chính phủ hiện nay rất cao, rất quyết liệt. Hy vọng, sẽ có những sự chuyển biết tích cực hơn trong lĩnh vực này.

Phân tích trên góc độ là doanh nghiệp, ông Vũ Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn VNGroup, cho rằng cần cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng một "danh phận".

Ông Thành cho hay, mặc dù có nhiều Bộ luật, có từ 10 - 16 Bộ luật điều chỉnh liên quan đến bất động sản nhưng các thủ tục pháp lý đến bất động sản nói chung và du lịch nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn.

“Tháo gỡ cơ chế là để chúng ta khai thác lợi thế của bất động sản nghỉ dưỡng, bởi đây là lĩnh vực có tính thị trường và tiềm năng rất lớn mang lại nhiều lợi ích như thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách, phát triển kinh tế địa phương”, ông Vũ Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn VNGroup.

Là đơn vị trực tiếp thực hiện dự án bất động sản ông Thành hiểu rõ được những vướng mắc về vấn đề pháp lý của lĩnh vực này. "Với 14 năm theo đuổi lĩnh vực này, chúng tôi thấy rằng, các bộ luật điều chỉnh bất động sản nghỉ dưỡng nhiều lần nhưng vẫn chưa rõ ràng", ông Thành nói.

Theo ông Thành trong một dự án có ba bước, đó là khảo sát, nghiên cứu phân tích tính khả thi; hoàn thiện thủ tục pháp lý; xây dựng, đầu tư và khai thác vận hành. Trong khi đó, mỗi một địa phương đều có đặc thù khác nhau.

Điển hình đầu tư một dự án tại Bình Thuận với các quy trình không khác so với đầu tư ngoài miền Bắc, nhưng khi dự án chạy được hơn nửa quãng đường thì phải dừng do liên quan đến khoáng sản, do cát của Bình Thuận có nhiều titan.

Muốn chuyển cát ra ngoài phải thực hiện quá trình liên quan đến khoáng sản, chứ chưa nói đền bù giải phóng mặt bằng, định giá đất dẫn đến mất rất nhiều thời gian.

Theo TBTCVN

Bài liên quan

Tin mới

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam

CHINT, công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã cho ra mắt nhãn bảo hành sản phẩm mới nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm chính hãng và áp dụng chính sách bảo hành lên tới 3 năm.

Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”
Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác” thu hút gần 28.000 bài dự thi, trong đó có gần 1.100 bài của các tập thể, cá nhân từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về.