Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017: Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động

(THCL) _ Nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lậ

(THCL) _ Nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo đại học và giảm chi NSNN, đồng thời không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên, ngày 24/10/2014, Chính phủ đã thi hành Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017.

Tự chủ về mọi mặt

Nội dung Nghị quyết nêu rõ, cơ sở giáo dục đại học công lập khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện.

Về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục đại học công lập quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo theo nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định và tổ chức tuyển sinh, bảo đảm tính công khai, minh bạch; quyết định các hoạt động đào tạo (chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp thi, in và cấp phát văn bằng chứng chỉ…) bảo đảm chuẩn đầu ra và thực hiện kiểm định chất lượng theo quy định; quyết định hướng nghiên cứu, khuyến khích thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học…

Về tổ chức bộ máy nhân sự, cơ sở giáo dục đại học công lập quyết định thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các tổ chức trực thuộc; quyết định cơ cấu và số lượng người làm việc; giao kết hợp đồng lao động với giảng viên, nhà khoa học là người nước ngoài để bảo đảm nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Về tài chính, cơ sở giáo dục đại học công lập quyết định mức học phí bình quân tối đa bằng mức trần học phí do Nhà nước quy định cộng với khoản chi thường xuyên NSNN cấp bình quân cho mỗi sinh viên công lập trong cả nước; quyết định mức học phí cụ thể đối với từng ngành nghề, chương trình đào tạo theo nhu cầu người học và chất lượng đào tạo, bảo đảm mức học phí bình quân trong nhà trường không vượt quá giới hạn mức học phí bình quân tối đa, thực hiện công khai mức học phí cho người học trước khi tuyển sinh.

Bên cạnh đó, đối với khoản thu học phí và các khoản thu sự nghiệp khác được gửi ngân hàng thương mại.

Về chính sách học bổng, học phí đối với đối tượng chính sách, Nghị quyết nêu rõ, việc thực hiện tự chủ của các trường đại học phải bảo đảm không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách. Các trường đại học tự chủ phải xây dựng, thực hiện các chính sách cấp học bổng đối với sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi, sinh viên là đối tượng chính sách; miễn giảm học phí cho sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách và hỗ trợ phần chênh lệch giữa mức hỗ trợ của Nhà nước với mức học phí của nhà trường; sử dụng toàn bộ tiền lãi của khoản học phí và các khoản thu sự nghiệp khác gửi ngân hàng thương mại để lập các quỹ hỗ trợ sinh viên.

Bảo đảm chất lượng đào tạo

Cơ sở giáo dục đại học công lập có trách nhiệm cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước giao và các nội dung tự chủ khác theo quy định của pháp luật, thực hiện kiểm toán theo quy định.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện thí điểm theo quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Nghị quyết, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm; tổ chức tổng kết việc thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 -2017.

Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu sửa đổi chính sách tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên, hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay; phối hợp với bộ, cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục đại học công lập kiểm tra việc thực hiện các chế độ tự chủ tài chính, tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản

Thiên Đức - Duy Thế

Tin mới

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024
Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024

Ngày 29/4, thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết: Tham dự Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic (NBPhO) năm 2024, cả 5 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng và 2 giải Khuyến khích.

Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh
Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định vừa phối hợp Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ, chia sẻ kỹ năng, phương pháp học tiếng Anh cho học sinh.

Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm
Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước. Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 81.000 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ
CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ

Sáng nay, 29/4, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và bốn tháng đầu năm 2024. CPI bốn tháng năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt người
Khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt người

Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.