Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường

Nguyên nhân chính được xác định gây ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi là do các trang trại sử dụng nhiều chất thải không thể thu gom, nên xả trực tiếp hoặc gián tiếp vào nguồn nước.

Tại hội thảo quản lý chất thải chăn nuôi, giải pháp và đề xuất chính sách xử lý môi trường bền vững trong chăn nuôi, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNN) cho biết, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi còn cao do phương thức và tập quán chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán xả thải tự nhiên ra môi trường và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trực tiếp, phạm vi, quy mô rộng lớn.

Hiện nay, trên cả nước tỷ lệ các các trang trại áp dụng các biện pháp kỹ thuật sử lý chất thải trong chăn nuôi chỉ chiếm 33%, có đến 47% các hộ dân không có bất kỳ biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường - Hình 1

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT về chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (khoảng 4 triệu hộ) và gia cầm (gần 8 triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải từ chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ - khoảng 84,5 triệu tấn chất thải rắn và 50 triệu mét khối chất thải lỏng trong đó chỉ có khoảng 60% được xử lý, khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn,…), còn lại 40% lượng chất thải chăn nuôi vẫn được thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm.

Bộ NN & PTNN cho biết, qua khảo sát thực tế ở Việt Nam, chăn nuôi quy mô trang trại và thâm canh, mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường, nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc quản lý môi trường chăn nuôi còn nhiều bất cập về quản lý, bế tắc về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô trang trại, thiếu sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính quyền, thói quen lao động chưa gắn chặt với việc bảo vệ môi trường; Phương thức và tập quán chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán xả thải tự nhiên ra môi trường và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trực tiếp, phạm vi, quy mô rộng lớn.

Các chuyên gia chỉ ra một số bất cập: Các trang trại quy mô lớn không có khả năng xử lý toàn bộ chất thải do hạn chế về diện tích, công nghệ xử lý và chi phí đầu tư cho xử lý cao; Nhu cầu với phân bón hữu cơ còn thấp do sự tiện lợi của việc sử dụng phân bón vô cơ, các yếu tố khác như giá thành cao; xử lý, thu gom, bảo quản và vận chuyển…

Hội thảo đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi như, xây dựng các cơ sở xử lý chất thải tập trung, chuyển giao các công nghệ xử lý có hiệu quả kinh tế môi trường cao nhất là công nghệ làm sạch khí sinh học, điện khí sinh học, vi sinh vật  giúp ủ phân nhanh hoai, công nghệ phân loại chất thải tại nguồn; Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ xử lý các bon thấp các chất thải chăn nuôi, ưu tiên các công nghệ điện khí sinh học. 

Ông Nguyễn Thế Hinh, Giám đốc Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (Lcasp) cho biết: Chất thải trong chăn nuôi rất lớn, nếu xử lý sẽ trở thành nguồn điện năng, phân bón hữu cơ tại các trang trại thông qua công nghệ ép phân, ủ phân compost. Kết nối các doanh nghiệp sản xuất phân bón nhằm tiêu thụ nguồn phân hữu cơ nuyên liệu từ trang trại. Ông Hinh cho hay, thời gian tới Lcasp sẽ tập trung vào các giải pháp trên để hỗ trợ các hộ chăn nuôi và trang trại.

Hưng Khánh

Bài liên quan

Tin mới

Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.

Thời tiết ngày 29/4: Nắng nóng gay gắt trên cả 3 miền
Thời tiết ngày 29/4: Nắng nóng gay gắt trên cả 3 miền

Hôm nay, ngày 29/4, 3 miền trên cả nước vẫn tiếp tục nhiều nơi có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Trong đó miền Trung vẫn là nơi nóng nhất cả nước.

Kiến nghị mở rộng thêm 2 đối tượng vay mua nhà ở xã hội
Kiến nghị mở rộng thêm 2 đối tượng vay mua nhà ở xã hội

Sau 1 năm triển khai, tiến độ giải ngân gói tín dụng 125.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân vẫn "ì ạch”. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Xây dựng nên điều chỉnh quy định của gói tín dụng này để người mua cũng như chủ đầu tư dễ tiếp cận hơn.

Giá heo hơi hôm nay 29/4: Tăng giảm trái chiều, cao nhất 63.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 29/4: Tăng giảm trái chiều, cao nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 29/4 tăng giảm ở một vài tỉnh thành. Hiện tại, giá dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 29/4: Đi ngang trên diện rộng
Giá tiêu hôm nay 29/4: Đi ngang trên diện rộng

So với năm 2023, giá tiêu nội địa tăng gần 50% khi hiện dao động trong khoảng 67.000 - 69.500 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 29/4: Thị trường trong nước tăng trở lại
Giá cà phê hôm nay 29/4: Thị trường trong nước tăng trở lại

Giá cà phê trong nước tăng trở lại, mức tăng khoảng 2.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 134.100 đồng/kg,