Nga thử nghiêm tên lửa 3M22 Zircon (Ảnh New Update Defence)
Động cơ phản lực sử dụng một lần tiên tiến này sẽ đẩy tên lửa đạt đến tốc độ siêu thanh được sử dụng nhiên liệu rắn thông thường.Sau khi tên lửa được phóng vào không trung, động cơ sẽ hút và nén không khí, đốt cháy nhiên liệu và đẩy vật thể bay với tốc độ siêu thanh, điều mà các động cơ phản lực thông thường khác sử dụng nhiên liệu lỏng không thực hiện được.
Với một tên lửa hoạt động ở tốc độ siêu âm, vấn đề thiết kế cấu trúc vật thể bay, hệ thống điều khiển, dẫn đường trên thân phải chịu được nhiệt độ cao do ma sát và áp lực lớn bởi sức cản không khí, gây ra ở tốc độ Mach 5 và cao hơn nữa là một trong những thách thức lớn nhất trong sự phát triển công nghệ vật thể bay siêu thanh.
Các nhà thiết kế tên lửa Nga đã tìm ra những giải pháp kỹ thuật giải quyết tất cả những khó khăn này, đây thực sự là một tiến bộ đáng kể. Dựa vào những giải pháp kỹ thuật tiên tiến này, các nhà khoa học quân sự Nga sẽ phát triển loại tên lửa chống tàu nguy hiểm nhất thế giới. Truyền thông đại chúng cho biết, đã có một số những cuộc thử nghiệm Zircon khoảng tháng 04.2017, mặc dù tuyên bố đạt tốc độ tối đa Mach 8 dường như là một sự khoe khoang quá mức. Nhưng rõ ràng Nga đã sản xuất được những tên lửa hạng nhất ngang hàng với bất cứ quốc gia nào, có thể nói là tốt hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới.
Sự xuất hiện một tên lửa Zircon với đầy đủ các tính năng kỹ chiến thuật chống tàu trong vòng chưa đầy một thập kỷ tới là một khả năng rất thực tế, tầm bắn tối đa có thể có của 500-640 dặm (800 – 1.000 km), lớn hơn ba lần so với phiên bản tầm xa nhất tên lửa chống tàu Harpoon của Mỹ.
Như vây, sẽ không có gì đáng phải ngạc nhiên khi quân đội Mỹ buộc phải tăng tốc trong cuộc đua phát triển tên lửa chống tàu, siêu thanh tầm xa của riêng mình.
Theo những thông tin trên truyền thông đại chúng, Zircon có thể được trang bị một đầu đạn nặng 650 pound (khoảng 300 kg), một radar tự dẫn nhỏ quét điện tử mảng pha để tìm kiếm và tự dẫn tấn công mục tiêu. Với tốc độ siêu thanh, tên lửa Zircon sẽ là một mục tiêu khó khăn cho các hệ thống radar phòng không phát hiện, giám sát và các hệ thống phòng thủ tên lửa trên chiến hạm đánh chặn.
Truyền thông Nga theo thói quen tuyên bố một cách khoa trương rằng, tên lửa Zircon không thể đánh chặn. Nhưng rõ ràng sự kết hợp giữa tốc độ và khả năng cơ động cao đối với các cụm chiến hạm Mỹ thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực, biểu tượng cho sức mạnh Mỹ trên đại dương.
Tập đoàn nghiên cứu RAND, có trụ sở tại California đã phát biểu trong một nghiên cứu gần đây: "Những tính năng đặc biệt này cho phép các tên lửa siêu thanh vượt qua hầu hết các hệ thống phòng thủ tên lửa, tiếp tục gây áp lực về giới hạn thời gian cho phản ứng của quốc gia, nằm trong khả năng bị tấn công".
Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr (Ảnh War is boring)
Nhưng chưa hết, hiện diện một thực tế thú vị khác về Zircon, có ý nghĩa quan trọng không kém đối với những khả năng thực tế của tên lửa – hệ thống phóng đạn.
Các chiến hạm thường có không gian hạn chế để tích hợp với các thiết bị phóng thẳng đứng, phù hợp với tên lửa siêu âm và để đưa tên lửa xuống tàu. Những thiết bị phóng này thường phải được thiết kế ngay từ khi thiết kế tên lửa để phù hợp với các phương tiện mang. Chính vì vậy, người Nga đặt mục tiêu phát triển Zircon, phù hợp với hệ thống phóng 3S-14 VLS, hệ thống này dùng để phóng tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Onyx cùng với các phiên bản tên lửa chống tàu và tấn công mặt đất tầm xa cận âm Kalibr.
Đây thực sự là tin xấu với Hải quân Mỹ, Hải quân Nga lắp đặt hệ thống phóng thẳng đứng VLS 3S-14 trong hầu hết các phương tiện mang, từ những tàu hộ tống hạng nhẹ, tàu ngầm lớp Kilo 636 đến những tàu tuần dương hạng nặng.
Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng đa năng 3S-14 VLS, lắp đặt lên hầu hết các chiến hạm mặt nước của Nga (Ảnh War is Boring)
Điều đó có nghĩa là hiện nay hầu hết tất cả các tàu ngầm, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu khu trục hạng nhẹ và khinh hạm cao tốc của Nga đều có khả năng phóng bất cứ loại tên lửa nào trong số ba loại tên lửa đáng sợ này. O.E. Watch, bản tin hàng tháng của Văn phòng Nghiên cứu Quân đội nước ngoài của Mỹ, đăng tải một bài viết trong tháng 10.2017 nhận xét: "Thực tế này là một ví dụ điển hình về nhưng nỗ lực hiện tại của Nga nhằm mô đun hóa và khả năng tương thích của vũ khí đối với các loại phương tiện mang khác nhau".
Bản tin nhận xét: "Không nghi ngờ gì, sự thay đổi này phát sinh từ những yêu câu về kinh tế, đòi hỏi phải có lực lượng Hải quân nhỏ hơn so với thời kỳ trước đây của Liên Xô, khi các phương tiện chiến đấu thực tế được chuyên môn hóa". Hiện nay "Nga không chỉ chuyển sang các tàu đa dụng để tận dụng tối đa từng đồng chi tiêu cho quốc phòng, mà còn phải hiện thực hóa khả năng tương tác của Hải quân với các lực lượng Mặt đất, không quân và không gian vụ trụ".
Do đó, ngay cả khi Hải quân Nga hiện nay chỉ là một lực lượng phòng vệ bờ biển, nhưng đã có một tầm nhìn ấn tượng với tương lai.
Bài viết của Robert Beckhusen, "Imagine Almost Every Russian Warship With Hypersonic Missiles" đăng tải trên trang War is Boring.
Trịnh Thái Bằng - VietTimes