Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần nghiên cứu khi sửa luật Các tổ chức tín dụng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc sửa luật Các tổ chức tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, gia tăng gia tăng sức chống chiụ của nền kinh tế trước các cú sốc bên trong và bên ngoài. Do vậy, lần sửa đổi này phải làm sao quy định rất minh bạch để xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, sở hữu chéo "núp bóng". "Tình trạng này hiện còn rất là rủi ro cho hệ thống".

Sáng 17/03, tiếp tục phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị bổ sung 2 dự luật, trong đó có dự án luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi vào chương trình xây dựng luật năm 2023.

Xử lý triệt để tình trạng thao túng, "sân sau" của các tổ chức tín dụng

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị xây dựng luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi với 06 chính sách. Trong đó, bao gồm hoàn thiện quy định về nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng. Đồng thời, cần hoàn thiện các quy định nhằm tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý tổ chức tín dụng yếu kém; quy định về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu…

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh: Việc sửa đổi quy định về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu của cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn là hết sức cần thiết, đặc biệt nhằm khắc phục tình trạng thao túng, lạm dụng quyền của cổ đông lớn hoặc tình trạng "sân sau" của các tổ chức tín dụng. “Làm rõ nguyên nhân của tình trạng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng tiềm ẩn rủi ro cho hệ thống do quy định pháp luật bất cập hay do tổ chức thực hiện, từ đó có các đề xuất phù hợp. Chẳng hạn, nếu chỉ giảm tỷ lệ sở hữu thì có giải quyết được triệt để tình trạng sở hữu chéo đang ngày càng tinh vi hay không”, Ủy ban Pháp luật đề nghị đánh giá kỹ lưỡng.

Ủy ban Pháp luật tán thành việc luật hóa một số quy định tại Nghị quyết số 42 năm 2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tuy vậy, theo Ủy ban Pháp luật trong quá trình thực thi Nghị quyết 42 vẫn còn vướng mắc, bất cập, cần phải rà soát khi đưa vào luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi lần này.

Các tổ chức tín dụng chỉ nhăm nhăm vào tín dụng

Nêu ý kiến về dự án luật này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Việc sửa luật Các tổ chức tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, gia tăng gia tăng sức chống chiụ của nền kinh tế trước các cú sốc bên trong và bên ngoài. “Lần sửa đổi này phải làm sao quy định rất minh bạch để xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, sở hữu chéo "núp bóng". "Tình trạng này hiện còn rất là rủi ro cho hệ thống", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Một vấn đề nữa cũng được Chủ tịch Quốc hội nêu là việc xử lý nợ xấu và lãi dự thu được trích lập trên cơ sở khoản nợ xấu. "Các khoản dự thu này xấu hơn cả nợ xấu, anh cho vay nhưng có thu về được đâu mà vẫn tính lãi đưa vào thu nhập rồi chia cổ  tức. Liệu lần này có xử lý được không?", Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu ý kiến tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu ý kiến tại phiên họp.

Việc luật hóa các quy định tại Nghị quyết 42 là cần thiết, song cần lưu ý Nghị quyết 42 là xử lý trong điều kiện đặc biệt. Chủ tịch Quốc hội dẫn ví dụ, Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu trao cho ngân hàng quyền định đoạt tài sản bảo đảm, toà án, các cơ quan tố tụng chỉ xếp hàng thứ hai. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường thì đưa ra xử lý ở tòa hay vẫn giao cho ngân hàng quyền định đoạt cần cân nhắc, Chủ tịch Quốc hội cho biết và phân tích: "Lúc thông qua Nghị quyết 42 tôi phải vận động chị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, cùng toà, viện ủng hộ cho là giao cho ngân hàng quyền định đoạt tài sản bảo đảm vì đây là tình thế đặc biệt. Nhưng làm sao giờ luật hóa cái này trong điều kiện bình thường được. Nghị quyết 42 hết giá trị lịch sử của nó rồi".

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý tình trạng "các tổ chức tín dụng hiện nay cứ nhăm nhăm vào tín dụng còn các dịch vụ gia tăng phi tín dụng thì không đầu tư" hiện nay cần phải được khắc phục. "Ngân hàng giờ hết room tín dụng là gay. Vì vậy, ta vẫn phải quản lý tín dụng, room là vì thế. Và khi tắc tín dụng cái là rủi ro rất lớn", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cho rằng lần sửa đổi này phải quan tâm đến vấn đề đó và các chính sách về ngân hàng số phải làm đậm.

Liên quan đến xử lý các ngân hàng yếu kém, thua lỗ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận định đây là vấn đề cần hết sức quan tâm khi sửa luật, bởi tiến độ hiên nay rất chậm. “Phải làm rõ thêm quá trình mua bắt buộc và kiểm soát đặc biệt một số ngân hàng đã xử lý được những gì, còn những gì vướng cần đưa vào luật”, ông Thanh đề nghị và nhấn mạnh: Là Ủy ban Kinh tế rất quan ngại về chính sách cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm, mức độ là bao nhiêu cần phải làm rõ. Nếu không thì bịt được lỗ hổng bé lại tạo ra lỗ hổng lớn hơn, việc này ảnh hưởng đến tính an toàn hệ thống thế nào, tiền của xã hội, của nhân dân sẽ thế nào.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu ý kiến tại phiên họp
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu ý kiến tại phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ cần rà soát lại trình tự hiện nay và cách thức xử lý các ngân hàng yếu kém thế nào.

Trong khuôn khổ phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét dự án luật Các tổ chức tín dụng tại kỳ họp thứ 5 và thông qua vào kỳ họp thứ 6 10/2023, có hiệu lực từ năm 2024.

"Người ta không lấy tiền thuế của dân để xử lý"

Về cho vay đặc biệt, từ thực tế kinh nghiệm xử lý của Chính phủ Mỹ với một số ngân hàng như Silicon Valley Bank vừa qua, Chủ tịch Quốc hội nói Chính phủ Mỹ cam kết đảm bảo cho người gửi tiền còn quyền lợi cổ đông, trái chủ thì không. "Nguồn tiền để xử lý lấy từ quỹ bảo hiểm tiền gửi và phải có tài sản bảo đảm chứ không lấy từ nguồn tái cấp vốn của ngân hàng đâu. Người ta không lấy tiền thuế của dân để xử lý. Cái đó phải nghiên cứu kỹ", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh ông đã nói rất nhiều lần là phải sửa luật Bảo hiểm tiền gửi vì hiện "chỗ này rất nhiều tiền mà không làm gì cả".

"Nếu không làm đồng bộ thì rất khó, nếu chưa sửa luật Bảo hiểm tiền gửi cùng luật Các tổ chức tín dụng thì phải dùng luật Các tổ chức tín dụng này mà sửa một số quy định của luật Bảo hiểm tiền gửi", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.