Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi: Đề xuất xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu

Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) đóng vai trò hết sức quan trọng cho hoạt động của hệ thống các TCTD, đặc biệt là việc sửa đổi Luật các TCTD năm 2017, nhưng đến nay đã phát sinh một số hạn chế, cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa phù hợp.

Quan điểm trên được ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết tại Toạ đàm góp ý dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 08/03.

Ông Hùng nêu quan điểm, việc sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động của các TCTD phát triển an toàn, bền vững thông qua việc lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD. Xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD, nâng cao chất lượng hoạt động của TCTD; tạo lập nền tảng pháp lý cho hoạt động chuyển đổi số của TCTD.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

“Đặc biệt, trong bối cảnh Nghị quyết 42/2017/QH 14 sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023, việc Luật hóa các chính sách xử lý nợ xấu có ý nghĩa quan trọng, qua đó, tạo được khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu của TCTD một cách đồng bộ, có hiệu lực pháp lý cao, áp dụng ổn định, lâu dài”, ông Hùng nhấn mạnh.

Cụ thể hơn, bà Lưu Thanh Nguyên, Phó Trưởng an Pháp chế VAMC phân tích, đối với nội dung VAMC và TCTD mua bán nợ có thoả thuận phân chia, Dự thảo quy định: “3. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thỏa thuận với tổ chức tín dụng phân chia phần giá trị còn lại (nếu có) của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý”. Dự thảo đã bãi bỏ nội dung: trong trường hợp có VAMC và TCTD mua bán có thoả thuận phân chia thì giá mua phải bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập và VAMC phải thống nhất với tổ chức tín dụng lựa chọn tổ chức định giá độc lập.

Bà Nguyên cho rằng, sau 05 năm thực hiện Nghị quyết 42 đối với quy định này, VAMC cho rằng giá trị do tổ chức định giá đưa ra chỉ là giá tham khảo để hai bên xem xét quy định giá mua bán phù hợp, kể cả đối với trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thảo thuận với TCTD bán nợ phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu (sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý) thì sau khi có kết quả thẩm định giá, hai bên vẫn cần thoả thuận để thống nhất giá mua bán nợ.

“Như vậy, phương án quy định tại Dự thảo, VAMC đánh giá là tối ưu, vừa luật hoá nguyên tắc đã có tại Nghị quyết 42 vừa giảm thiểu rủi ro và tăng tính chủ động cho VAMC trong việc thúc đẩy hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường”, bà Nguyên nói.

Liên quan đến quy định xét duyệt cấp tín dụng đối với các khoản cho vay tiêu dùng (Khoản 2 Điều 92 Dự thảo), bà Tôn Thị Hải Yến, Phó tổng giám đốc Công ty tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) nêu ý kiến, đặc điểm các khoản cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính là các khoản vay nhỏ và quy trình vay nhanh gọn nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp bách trong cuộc sống của khách hàng.

Cũng theo bà Yến, nhiều đối tượng khách hàng như sinh viên, người lao động tự do khó có khả năng chứng minh tài chính nên việc yêu cầu khách hàng phải cung cấp tài liệu và dữ liệu chứng minh khả năng tài chính sẽ kéo dài thời gian tiếp cận vốn của khách hàng, dẫn đến khả năng phải tìm tới nguồn vay từ các kênh không chính thống (tín dụng đen), đi ngược với chủ trương ngành ngân hàng góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”, phát triển tín dụng khu vực nông thôn.

“Vì vậy, EVNFinance đề xuất Ban soạn thảo xem xét quy định đối với các khoản cho vay tiêu dùng có giá trị nhỏ của Công ty tài chính chỉ cần yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về khả năng tài chính của khách hàng thay vì cung cấp tài liệu, dữ liệu chứng minh khả năng tài chính”, bà Yến nói.

Còn bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Ban Pháp chế BIDV cho biết, theo khoản 3, Điều 102 thì công ty con của NHTM chỉ được hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại khoản 3, trong đó không có lĩnh vực tư vấn giá tài sản đảm bảo cho khách hàng vay vốn tại NHTM. Thực tế, hiện nay có một số công ty AMC là công ty con của NHTM thực hiện thêm dịch vụ tư vấn giá tài sản bảo đảm cho khách hàng vay vốn tại NHTM. Hoạt động của các công ty AMC này có được NHNN chấp thuận không và trên cơ sở nào?

“Nếu được NHNN chấp thuận, đề nghị sửa đổi trong Luật TCTD mới tại khoản 3, Điều 102 Dự thảo nêu trên cho phép TCTD được thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giá tài sản đảm bảo cho khách hàng vay vốn tại chính NHTM đó (không phải hoạt động thẩm định giá theo Luật Giá 2012)”, bà Phương nhấn mạnh.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

PC Thái Bình đẩy mạnh công tác nhận diện thương hiệu
PC Thái Bình đẩy mạnh công tác nhận diện thương hiệu

Với nhận thức “nhận diện thương hiệu” là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) đã và đang quyết tâm đẩy mạnh xây dựng, thực hiện tốt công tác “nhận diện thương hiệu” gắn với bảo vệ uy tín của ngành Điện, hướng đến phát triển bền vững.

Phát triển văn hóa bao gồm cả thể chế và nguồn lực
Phát triển văn hóa bao gồm cả thể chế và nguồn lực

Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc thay thế các luật hiện hành trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Vì sao UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 xuống 6,0%?
Vì sao UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 xuống 6,0%?

Theo ngân hàng UOB Singapore, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý I/ 2023 đã giảm sâu xuống mức 3,32% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do sản xuất tăng trưởng âm với mức giảm 0,4%, lần đầu tiên kể từ quý III/2021.

Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường
Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ ngày 03/04, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành
Từ ngày 03/04, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành

Thông báo của Ngân hàng Nhà nước: Các lãi suất điều hành mới có hiệu lực từ ngày 03/04. Các biện pháp hạ lãi suất điều hành nhằm mục đích để các ngân hàng giảm lãi suất huy động, từ đó, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế đẩy nhanh tăng trưởng.

Giá tiêu hôm nay 01/04: Đồng loạt chững lại
Giá tiêu hôm nay 01/04: Đồng loạt chững lại

Giá tiêu hôm nay 01/04, ổn định trở lại sau khi giảm nhẹ vào hôm qua. Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu đang giữ mức cao nhất là 65.500 đồng/kg.