Sẽ siết chặt hơn giới hạn cho vay để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, rót vốn sân sau tại các ngân hàng
Theo ông Tạ Quang Đôn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước đề xuất giảm giới hạn cho vay là nhằm tăng cường tính đại chúng của ngân hàng, chống sở hữu chéo, chống thao túng, chống lạm quyền cấp tín dụng và gia tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cho người dân.
Trong dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi mà Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến, có rất nhiều quy định mới được sửa đổi, bổ sung nhằm siết chặt hơn giới hạn về cho vay và tỷ lệ sở hữu cổ phần của một hoặc một nhóm cổ đông tại ngân hàng.
Theo dự thảo, dự kiến dư nợ cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng sẽ giảm từ mức 15% như hiện hành xuống còn 10%, tính trên vốn tự có nhà băng. Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, giảm so với quy định hiện hành là 25%.

Bên cạnh đó, dư thảo cũng rút tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ ngân hàng của một cá nhân từ mức 5% hiện nay xuống còn 3%.
Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (hiện tại là 15%), trừ ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt hoặc sở hữu của nhà nước tại ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu tối đa của nhóm cổ đông và người liên quan cũng được đề xuất giảm từ 20% xuống 15%.
Ngân hàng Nhà nước cũng quy định tỷ lệ mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại hoặc một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.
Về quy định giảm giới hạn cấp tín dụng, nhiều ngân hàng thương mại cho rằng, các quy định trên là quá chặt và có thể làm ảnh hưởng đến dòng chảy vốn đến nền kinh tế.
Về vấn đề này, ông Tạ Quang Đôn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước cho biết: Đề xuất giảm giới hạn cho vay là nhằm tăng cường tính đại chúng của ngân hàng, chống sở hữu chéo, chống thao túng, chống lạm quyền cấp tín dụng và gia tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cho người dân.
“Việc siết chặt các giới hạn tỷ lệ nêu trên là cần thiết trong bối cảnh tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng đã gây nhiều hệ lụy thời gian qua”, theo nhiều đánh giá.
Còn chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng: Sở hữu chéo là tồn tại lâu đời của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cũng là cội nguồn của mọi cuộc khủng hoảng tiền tệ ở nước ta. Mặc dù đã có các quy định về cho vay với người liên quan, song việc phát hiện sở hữu chéo không hề đơn giản. Có hiện tượng sở hữu chéo thanh tra ngân hàng có thể nhìn thấy, song cũng có những biểu hiện thì chỉ khi cơ quan an ninh điều tra mới phát hiện ra được.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng thừa nhận thực tế việc xử lý vấn đề sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo vẫn rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo/sở hữu vượt mức quy định.
Các quy định siết chặt tại Luật các tổ chức tín dụng được đề xuất nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc cần thiết kế các công cụ để bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; Có công cụ kiểm soát của Chính phủ; tăng cường các biện pháp thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời có tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo, kịp thời phát hiện và có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm, bao gồm cả quản lý, phê duyệt nhân sự lãnh đạo của các ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật theo hướng điều chỉnh quy định về hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của TCTD cho rõ ràng, phù hợp.
Theo Ngân hàng Nhà nước
Minh An (T/h)
Tin mới
PC Thái Bình đẩy mạnh công tác nhận diện thương hiệu
Với nhận thức “nhận diện thương hiệu” là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) đã và đang quyết tâm đẩy mạnh xây dựng, thực hiện tốt công tác “nhận diện thương hiệu” gắn với bảo vệ uy tín của ngành Điện, hướng đến phát triển bền vững.
Phát triển văn hóa bao gồm cả thể chế và nguồn lực
Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc thay thế các luật hiện hành trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Vì sao UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 xuống 6,0%?
Theo ngân hàng UOB Singapore, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý I/ 2023 đã giảm sâu xuống mức 3,32% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do sản xuất tăng trưởng âm với mức giảm 0,4%, lần đầu tiên kể từ quý III/2021.
Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ ngày 03/04, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành
Thông báo của Ngân hàng Nhà nước: Các lãi suất điều hành mới có hiệu lực từ ngày 03/04. Các biện pháp hạ lãi suất điều hành nhằm mục đích để các ngân hàng giảm lãi suất huy động, từ đó, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế đẩy nhanh tăng trưởng.
Giá tiêu hôm nay 01/04: Đồng loạt chững lại
Giá tiêu hôm nay 01/04, ổn định trở lại sau khi giảm nhẹ vào hôm qua. Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu đang giữ mức cao nhất là 65.500 đồng/kg.
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu OCB - Ngân hàng TMCP Phương Đông có gì đáng chú ý trước thềm đại hội cổ đông năm 2023?
Hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam ra sao?
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam