Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Mua tàu ngầm để chặn 'cái đầu nóng'

"Chúng ta mua tàu ngầm là để có thêm sức mạnh tự vệ, nhưng c

"Chúng ta mua tàu ngầm là để có thêm sức mạnh tự vệ, nhưng cũng là để ngăn chặn “những cái đầu nóng” của một nước nào đó", Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói.

Xung quanh sự hiện diện của tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội (HQ-182) tại vịnh Cam Ranh, PV đã phỏng vấn Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân về ý nghĩa của sự kiện này.

Tàu ngầm Hà Nội đang neo đậu tại quân cảng Cam Ranh

- Mấy tuần nay cả nước đang rất vui mừng trước sự xuất hiện của tàu ngầm Kilo Hà Nội tại vịnh Cam Ranh, Chuẩn đô đốc đã có thời gian dài công tác trong lực lượng Hải quân cũng như Học viện Hải quân, ông có đánh giá như thế nào về sự kiện này?

Có thể nói trong lịch sử 4.000 năm của dân tộc ta, đây là lần đầu tiên chúng ta có 1 lực lượng hoạt động ngầm dưới nước, trong hải quân gọi là binh chủng tàu ngầm. Có thêm được một binh chủng có sức hoạt động rất rộng lớn mà lại hết sức bí mật, chắc chắn sẽ tăng sức mạnh cho hải quân, cũng như tăng sức mạnh cho quân đội và đất nước.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam.

Trên thế giới nước nào có biển và biển sâu cũng mong muốn có tàu ngầm, chỉ trừ khi kinh tế không cho phép, khoa học kỹ thuật không đáp ứng thì khi đó mới không trang bị. Hiện tại các nước trong khu vực như Indonesia đang hy vọng phải có 12 chiếc tàu ngầm, rồi Malaysia cũng có, Thái Lan cũng chuẩn bị mua thêm, ngay cả như Singapore – một nước nhỏ như thế, nhưng cũng đã có 4 tàu ngầm.

Tại sao nước nào cũng quan tâm đến tàu ngầm khi có biển? Bởi đó là một lực lượng hoạt động rất đa dạng, thời bình nó có thể bảo vệ vùng biển, trinh sát, nắm tình hình mặt biển, lòng biển, thời chiến là lực lượng có sức đánh đột kích bí mật.

Vì thế Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm, tôi thấy đây là quyết tâm lớn của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Và đã đến lúc chúng ta phải có, trước kia đất nước chưa phát triển, khoa học kỹ thuật còn hạn chế thì ta chưa thể có cũng đành. Nhưng từ năm 2010 trở đi tôi thấy dứt khoát phải có, đây là sự kiện đáng mừng, rất mừng, rất phấn khởi.

Sở dĩ nói như vậy vì tàu ngầm là lực lượng có sức tấn công hiệu quả đối với cả tàu mặt nước, tàu ngầm thậm chí là mục tiêu trên bờ và máy bay tầm thấp.

Tàu ngầm là lực lượng có sức mạnh đột kích tác chiến bí mật

- Thưa Chuẩn đô đốc, theo kế hoạch trong một, hai năm tới chúng ta sẽ có 6 chiếc tàu ngầm, liệu với số lượng như vậy chúng ta đã có thể đủ sức mạnh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông?

Để giữ vững chủ quyền biển đảo, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, phải là lực lượng tổng hợp bao gồm binh chủng tàu mặt nước, binh chủng tên lửa, pháo bờ biển, binh chủng tàu ngầm, binh chủng không quân của hải quân, các binh chủng hải quân đánh bộ, đặc công, các lực lượng đảm bảo tác chiến và hậu cần, kỹ thuật.

Đấy là những lực lượng hỗn hợp, cộng với không quân tầm xa, và lực lượng nhân dân làm ăn trên biển và ven biển…Đó mới là toàn bộ lực lượng bảo vệ toàn bộ chủ quyền của chúng ta trên biển.

Tuy vậy nếu chúng ta không có tàu ngầm thì chúng ta đã mất hẳn đi một lực lượng có sức đánh rất mạnh mà bí mật. Chính vì bí mật cho nên tàu ngầm có thể chủ động đánh trong khi đối phương rất khó đối phó, mà nếu đối phó thì cũng sẽ tốn rất nhiều lực lượng và công sức.

Tên lửa chống hạm 3M-54E hiện đại - vũ khí được cho là trang bị trên tàu ngầm Hà Nội: Ảnh: Ria Novosti

- Khi có 6 chiếc tàu ngầm chúng ta có thể sử dụng chúng trong phòng thủ, tấn công bảo vệ chủ quyền như thế nào thưa Chuẩn Đô Đốc?

Với 6 tàu ngầm này, theo chiến thuật thông thường sẽ hoạt động nhóm từ 2 đến 3 chiếc với nhiều phương pháp, chiến thuật, trong đó đại thể có ba cách chính.

Thứ nhất là đánh theo trận địa định sẵn. Với trận địa này, thì chiều ngang của Biển Đông từ Philippines sang mình khoảng hơn 600km. Nếu chúng ta chỉ tính tuyến hàng hải ở giữa thì chỉ cần hai đến ba chiếc Kilo là đủ phong tỏa.

Thứ hai là tập kích cơ động, tức là có một lực lượng khác (rada, máy bay, vệ tinh) trinh sát các mục tiêu và lệnh cho tàu ngầm tới hướng đó để đánh thì phạm vi còn rộng và linh hoạt hơn.

Thứ ba là cho phép tàu ngầm tự do đi tìm đối phương để đánh thì khi đó chỉ cần một chiếc. Như trước đó, trong chiến tranh Thế giới thứ 2, chỉ một chiếc tàu ngầm U2 của Đức đã làm cho bao nhiêu tàu vận tải của Anh, Mỹ trên Đại Tây Dương lao đao.

Tôi nghĩ đối với nước mình thì một lực lượng từ khoảng 6 đến 10 chiếc là tốt, vì chúng ta có 6 chiếc không có nghĩa là cả 6 chiếc này có thể ra khơi cùng một lúc, mà trong 6 chiếc này chỉ hoạt động được 2 – 3 chiếc mà thôi. Bởi sau mỗi lần làm nhiệm vụ những con tàu này cần phải được bảo dưỡng kỹ lưỡng, bên cạnh đó thủy thủ cũng cần có thời gian phục hồi và cập nhật trình độ mọi mặt lại.

- Gần đây chúng ta đã đầu tư mạnh vào lực lượng Hải quân, trong khi nước lớn như Trung Quốc đang có những hành động nhằm gia tăng áp lực lên khu vực này, như đưa tàu sân bay Liêu Ninh xuống huấn luyện tại Biển Đông. Chuẩn Đô đốc có nghĩ rằng đã có một cuộc "chạy đua vũ trang?"

Nước nào cũng phải nghĩ đến bảo vệ chủ quyền, quyền làm ăn trên biển, trên không của người dân. Và như thế rõ ràng chúng ta hiện nay – khi kinh tế phát triển hơn thì năng lực quốc phòng cũng phải đổi khác, do đó chuyện mua sắm là tất yếu của từng nước.

Chúng ta mua tàu ngầm, mua tàu khu trục Gepard , rồi tên lửa hoàn toàn là để tự vệ. Thậm chí với từng đó còn chưa đủ để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa nước ta theo UCNLOS – 1982 và Luật biển Việt Nam thì phải tính làm sao cho đủ, để khi chiến tranh xảy ra chúng ta có thể giáng trả những đòn đánh ban đầu cho đối phương thấy “ngại” mà không dám lấn tới. Chúng ta phải cần phải có đủ sức mạnh để ngăn chặn, răn đe “những cái đầu nóng” của một nước nào đó có ý đồ xấu. Nếu họ muốn mang chiến tranh đến với dân tộc ta thì họ phải bị giáng trả xứng đáng.

Chúng ta không bao giờ muốn chiến tranh, nhưng khi một cuộc chiến tranh xảy ra chúng ta phải tính hết tất cả các tình huống trên không, đất liền, trên biển và như vậy rõ ràng chúng ta phải có lực lượng. Như lực lượng của chúng ta hiện nay mới chỉ là ngăn chặn bước đầu, còn để thắng thì phải cần lực lượng tổng thể của toàn dân, phải huy động giống như chúng ta đã huy động trong chống Pháp và chống Mỹ. Mà chắc chắn còn phải cao hơn thời kỳ oai hùng đó, vì bối cảnh trong nước và thế giới đã thay đổi khá nhiều.

Giới trẻ Việt Nam sẽ tiếp nối cha anh, khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bất biến

- Thưa Chuẩn đô đốc, được biết mới đây ông đã có dịp tới Cam Ranh, ông có thể cho biết cảm giác của mình khi thăm căn cứ tàu ngầm tại đây?

Ngày 20/11 vừa qua tôi có dịp ra thăm căn cứ này. Tôi rất mừng bởi thấy rằng lãnh đạo Bộ Quốc phòng cũng như Quân chủng Hải quân đã có một cái nhìn toàn diện. Khi mua vũ khí thì điều quan trọng không kém là phải đào tạo được những con người có thể sử dụng tinh thông loại vũ khí này.

Do đó chúng ta đã có những bước chuẩn bị trước, ngoài việc đưa các thủy thủ đi đào tạo tại Nga, Ấn Độ thì chúng ta đã xây dựng một căn cứ huấn luyện tàu ngầm, trong đó có đầy đủ các module dành cho các cấp từ chỉ huy trở xuống tới thuyền trưởng, máy trưởng, và các thủy thủ ở các vị trí chiến đấu khác nhau. Ngoài ra còn có căn cứ bảo đảm kỹ thuật, hậu cần và chăm sóc sức khỏe cho các kíp tàu.

- Trân trọng cảm ơn Chuẩn đô đốc!

Theo Infonet

Tin mới

Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2
Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2

Ngày 28/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư NNP - Chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội số 2 thành phố Lạng Sơn tổ chức lễ khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2.

BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng
BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc (BIDV Bảo Lộc) vừa tổ chức gặp gỡ và trao hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định
Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

Ngày 28/3/2024, Sở Công Thương Thanh Hóa ban hành công văn số 786/SCT-QLTM về việc triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định, gửi các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025
Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025

Thực hiện Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 22/03/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025, Trường THPT chuyên Lam Sơn xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm học 2024-2025.

Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ
Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa từ chiều tối và đêm 28/3 đến ngày 29/3 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn
Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn

Thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đến ngày 28/3/2024, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt thành tựu vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn, không xảy ra tai nạn lao động.