Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia nói về động lực tăng trưởng kinh tế sau một tháng đầu năm 2024

Các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, giữ ổn định giá trị VND, kiềm chế lạm phát; kết hợp nhuần nhuyễn chính sách tiền tệ - tài khóa, điều chỉnh linh hoạt, phù hợp, để hỗ trợ khu vực sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động sản xuất.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 với 15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được đặt ra là 6-6,5%.

Ảnh internet.
Chuyên gia nói về động lực tăng trưởng kinh tế sau một tháng đầu năm 2024. Ảnh internet.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định, để thực hiện được các nhiệm vụ đề ra cần thực hiện quyết liệt, kịp thời, đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy được các động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2023 và tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, cần tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, giữ ổn định giá trị VND, kiềm chế lạm phát; kết hợp nhuần nhuyễn chính sách tiền tệ - tài khóa, điều chỉnh linh hoạt, phù hợp, để hỗ trợ khu vực sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động sản xuất.

"Chính phủ tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế, theo dõi, đánh giá để phối hợp hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô, cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng; giữa lãi suất và tỷ giá; giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ tăng trưởng; giữa đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư tư nhân để thúc đẩy sự tăng trưởng một cách bền vững", PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Ngoài các chính sách của Nhà nước, các doanh nghiệp cần phải tận dụng thời cơ để tiến hành thực hiện chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh để đưa ra thị trường những sản phẩm hàng hóa rẻ hơn, thu hút sức mua tăng trở lại. Đây là vấn đề hết sức thiết thực, cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Việc đầu tư vào công nghệ số hóa không hoàn toàn phục vụ mục đích lợi nhuận trước mắt, mà là cơ hội cho chặng đường phát triển công ty bền vững và lâu dài.

Chuyên gia nói về động lực tăng trưởng kinh tế sau một tháng đầu năm 2024. Ảnh internet.
Chuyên gia nói về động lực tăng trưởng kinh tế sau một tháng đầu năm 2024. Ảnh internet.

Trong khi đó, theo Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, dù kinh tế Việt Nam hiện còn gặp khó khăn nhưng dự báo tốc độ tăng trưởng kinh cho năm 2024 và năm 2025 sẽ cao hơn hiện tại. Do đó, việc đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 6-6,5% trong năm 2024 hoàn toàn khả thi.

Ông Ánh cũng cho rằng, việc xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6-6,5% năm 2024 là bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, tuy nhiên việc thực hiện được còn phụ thuộc nhiều yếu tố và ảnh hưởng phát sinh các vấn đề từ kinh tế toàn cầu cũng như khu vực.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh một số giải pháp như: Tăng cầu trong nước, phát triển thị trường nội địa, tiếp tục giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng cho người dân, doanh nghiệp.

Tiến sỹ Trần Văn, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mà thiếu đi sự chủ động trong đầu tư, nghiên cứu phát triển (R&D) dẫn tới việc chuyển đổi số gặp khó khăn. Chẳng hạn, những địa phương như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc có tỉ trọng kinh tế số/tổng sản phẩm (GRDP) năm 2022 đứng đầu.

Chuyên gia nói về động lực tăng trưởng kinh tế sau một tháng đầu năm 2024. Ảnh internet.
Chuyên gia nói về động lực tăng trưởng kinh tế sau một tháng đầu năm 2024. Ảnh internet.

"Cần thực hiện đề án cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với chuyển đổi số để phát triển kinh tế số một cách chủ động, bền vững. Trong đó, năm 2024, Chính phủ cần tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan. Trọng tâm là số hóa các hoạt động quản lý nhà nước, kinh tế số, xã hội số, thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia lĩnh vực này", ông Văn nêu các hướng giải pháp.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Kinh tế Việt Nam thì, để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế VN trong 2024 và các năm về sau, phải giải tỏa, khơi thông các nguồn lực phát triển cho nền kinh tế mà đầu tiên là nguồn vốn. Cần khơi thông thị trường tài chính, thị trường vốn, đặc biệt tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. 

PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, cần trao quyền để các địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn, điều này giúp các địa phương chủ động, sáng tạo. Nhiều vấn đề địa phương không có quyền, không được và cũng không dám chịu trách nhiệm nên không tạo ra những sự khác biệt, đi lên.

Kinh nghiệm cho thấy những sự sáng tạo, bùng nổ kéo theo tăng trưởng kinh tế đều dựa trên cơ sở các địa phương xin thêm được các quyền chủ động, do đó cần đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền.

Xuân Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm, một đối tượng bị bắt tạm giam
Không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm, một đối tượng bị bắt tạm giam

Đại diện Công an huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Khắc Dũng (SN 1984, ở huyện Gia Lâm) về hành vi "Chiếm giữ trái phép tài sản".

Bắt đối tượng giả danh cán bộ ngân hàng chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng
Bắt đối tượng giả danh cán bộ ngân hàng chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Công an tỉnh Hà Giang thông tin, đơn vị này vừa tiến hành khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Trung Hiếu (SN 1994, trú tại phường Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Có gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư công?
Có gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư công?

Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tại địa phương của ông Lê Đình Lễ đã được HĐND huyện thông qua. Trong quá trình thực hiện có nhiều dự án thuộc nhóm C, thời gian phê duyệt của dự án là 3 năm, cơ cấu nguồn vốn thực hiện là vốn đấu giá quyền sử dụng đất.

Làm giả hồ sơ thầu, hai giám đốc doanh nghiệp bị bắt
Làm giả hồ sơ thầu, hai giám đốc doanh nghiệp bị bắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 2 giám đốc doanh nghiệp và 1 nhân viên công ty do đã bắt tay nhau làm giả văn bản của cơ quan Nhà nước để tham gia đấu thầu công trình.

Hòa Bình tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm buôn bán, vận chuyển trái phép thuốc lá điện tử
Hòa Bình tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm buôn bán, vận chuyển trái phép thuốc lá điện tử

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc tăng cường kiểm tra việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) xóa điểm nóng về ô nhiễm môi trường
Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) xóa điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Nhiều năm nay, huyện Yên Phong trở thành “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường. Trước thực tế đó, Yên Phong dồn lực cho công tác bảo vệ môi trường, đến năm 2026, quyết tâm giải quyết dứt điểm các điểm tập kết rác thải tràn đầy, bị ô nhiễm nghiêm trọng, đưa kinh tế của huyện phát triển hài hòa, bền vững.