Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia “phản pháo” thông tin nước mắm chứa asen vượt ngưỡng

Trước kết quả công bố của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ n

THCL Trước kết quả công bố của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) nêu ra việc phát hiện hàm lượng asen (thạch tín) tổng của các loại nước mắm cao đạm vượt ngưỡng quy định, nhiều nhà khoa học, các chuyên gia ngành thực phẩm đã lên tiếng… “phản pháo”.

PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách khoa, Hà Nội) cho rằng, việc Vinastas công bố hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng là không chuẩn mực. Với những mẫu được công bố là vượt quá quy chuẩn, nếu đúng như vậy tức là đã vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của Nhà nước, thì phải được kiến nghị hủy. Và thực tế, theo kết quả khảo sát, đối với những mẫu nước mắm có hàm lượng đạm cao thì lượng asen vô cơ lại hầu như không có. Ở đây, thông tin cần phải được làm rõ, cần phải được phân tích một cách minh bạch và những người công bố thông tin phải chịu trách nhiệm.

Chia sẻ quan điểm về kết quả công bố của Vinastas, TS. Trần Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: Quy chuẩn nước mắm Việt Nam không hề có chỉ tiêu thạch tín. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 8-2:2011/BYT chỉ quy định hàm lượng của asen vô cơ, trong khi đó, khảo sát lại đưa asen hữu cơ - chất vốn rất phổ biến trong nước mắm và gần như vô hại để đánh giá là không đúng. Quy chuẩn này cũng quy định rõ: Asen trong quy chuẩn tính theo asen vô cơ. Trong khi đó, Vinastas thử nghiệm đối với chỉ tiêu asen tổng (cả hữu cơ và vô cơ), nhưng lại thừa nhận “thử nghiệm 20 mẫu trong các mẫu khảo sát có asen tổng vượt ngưỡng quy định thì đều không phát hiện asen vô cơ (với giới hạn phát hiện là 0,01mg/L).

“Khi đưa ra quy chuẩn, các anh phải đánh giá theo đúng quy chuẩn, chứ không thể đánh giá ngoài quy chuẩn. Đây là vấn đề rất nhạy cảm. Cách tiếp cận không chuẩn – sẽ ảnh hưởng đến cả ngành sản xuất nước mắm trong nước”, bà Dung nêu.

Chuyên gia Vũ Thế Thành, ThS. Quản trị chất lượng (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam) chia sẻ: “Kết quả Vinastas công bố nói về asen tổng, không có ý nghĩa để đánh giá về vấn đề an toàn. Việt Nam quy chuẩn mức asen tối đa 1 mg/lít tính theo asen vô cơ. Trong cá và các loại thủy hải sản nói chung, asen tồn tại ở cả 2 dạng vô cơ và hữu cơ. Trong đó, asen dạng vô cơ chiếm rất ít. Ít tới mức, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) đã ấn định luôn lượng asen vô cơ đương nhiên có trong cá biển là 0,03 mg/kg và 0,1 mg trong các hải sản khác khi tính toán mức độ tiêu thụ asen trong các loại thực phẩm ở người.

Châu Âu quy định tổng asen (vô cơ + hữu cơ) trong thức ăn gia súc (bột cá) không được phép quá 6 mg/kg. Còn trong hải sản nói chung, Việt Nam quy định không quá 2 mg/kg. Quy định về nước chấm (làm từ cá) của các nước trên thế giới và cả đề nghị của Ủy ban Codex (của WHO và FAO) chỉ quy định đạm tổng, độ pH, độ mặn, histamin, độc tố sinh học biển…, nhưng với asen thì không. Điều này hợp lý, bởi vì hấu hết là asen hữu cơ (vô hại).

Riêng Việt Nam, xếp nước mắm chung với loại nước chấm và theo quy chuẩn QCVN 8-2:2011/BYT thì mức asen tối đa cho phép là 1 mg/lít, tính theo asen vô cơ. Asen trong nước chấm làm từ nông sản như đậu nành, đậu phộng, gạo.. ở dạng vô cơ do hấp thu asen từ đất, nước... Trong khi đó, nước mắm là nước chấm làm từ cá nên hầu hết asen trong cá ở dạng hữu cơ, ít hoặc không độc hại.

TS. Trần Thị Dung cho rằng, chuyện vội vã công bố thông tin thiếu kiểm chứng như trên đã tác động lớn đối với các làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống.

Bà Dung đưa ra ví dụ, các nhà sản xuất nước mắm truyền thống với sản lượng từ 20 - 25 triệu lít/năm ở Phú Quốc đều cho ra nước mắm có hàm lượng ni tơ toàn phần (độ đạm) từ 25 g/l, cao nhất là 43 g/l đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của Việt Nam và quốc tế. Nước mắm Phú Quốc đã được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam từ năm 2001, ở Liên minh châu Âu từ tháng 12/2012, được quảng bá và phân phối khắp cả nước, cũng như xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản…

Hiện nay, với thông tin không chuẩn xác về thạch tín của Vinastas đưa ra, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng trong nước và còn có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu nước mắm của Việt Nam ra nước ngoài. Nó không chỉ ảnh hưởng tới nước mắm Phú Quốc, mà còn ảnh hưởng tới sản phẩm nước mắm truyền thống chất lượng cao (cao đạm) nhờ sử dụng cá tươi, được chượp đủ muối, chế biến tại Phú Quốc với công nghệ truyền thống và điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc làm ra nước mắm ngon và bổ, xứng đáng là một trong những thứ được gọi là “quốc hồn”, “quốc túy”… của Việt Nam.

Theo bà Dung, cần phải minh bạch, rõ ràng trong việc công bố hàm lượng có trong nước mắm và bà đề nghị các cơ quan chức năng liên quan cần làm khẩn trương những việc sau:

1. Tổ chức Hội đồng đánh giá gồm đại diện các chuyên gia về nước mắm, an toàn thực phẩm của Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành  có liên quan, đại diện các hiệp hội sản xuất nước mắm cả nước để đánh giá lại cơ sở khoa học và pháp lý, cách tiếp cận, phương pháp sử dụng, cách đánh giá kết quả khảo sát của Vinastas và cách thông cáo báo chí mà Vinastas đã thực hiện.

2. Tổ chức buổi tọa đàm khoa học về chủ đề thạch tín trong nước mắm với sự chủ trì của Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ NN&PTNT), có sự tham gia của các thành phần nêu trên.

3. Có thể sẽ trao đổi thêm về các vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm và đưa ra các khái niệm để phân biệt nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp đang tồn tại trên thị trường.

4. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin kết quả đánh giá của Hội đồng (hoặc buổi tọa đàm) cho các báo đài hiện đã đưa tin về thạch tín trong nước mắm để người tiêu dùng được biết về sự thật của thạch tín trong nước mắm, cũng như các vấn đề tồn tại trong sản xuất, kinh doanh nước mắm nhằm phát triển lĩnh vực sản xuất nước mắm của Việt Nam, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước và ở nước nhập khẩu.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Giá vàng hôm nay 22/5: Vàng miếng SJC vẫn neo trên 90 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 22/5: Vàng miếng SJC vẫn neo trên 90 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 22/5 trên thế giới tăng trở lại, hướng dần lên đỉnh cao lịch sử vừa lập trong phiên đầu tuần.

Tỷ giá USD hôm nay 22/5: Tăng nhẹ 
Tỷ giá USD hôm nay 22/5: Tăng nhẹ 

Tỷ giá USD hôm nay 22/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 4 đồng, hiện ở mức 24.251 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,06%, đạt mốc 104,62.

Giá cà phê hôm nay 22/5: Tăng mạnh trở lại
Giá cà phê hôm nay 22/5: Tăng mạnh trở lại

Giá cà phê hôm nay 22/5 tăng mạnh trở lại, trong khoảng 108.100 - 108.600 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 22/5: Tăng mạnh 5.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 22/5: Tăng mạnh 5.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/5 tăng 2.000 đồng/kg - 5.000 đồng/kg do nguồn cung thiếu hụt, và nhu cầu gia tăng tại các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, trong khoảng 113.000 - 116.000 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 22/5: Tiếp tục giảm nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay 22/5: Tiếp tục giảm nhẹ

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 22/5 tiếp tục giảm nhẹ do tồn kho xăng dầu của Mỹ tăng.

Giá heo hơi hôm nay 22/5: Cao nhất 68.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 22/5: Cao nhất 68.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 22/5/2024, tiếp đà tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở ba miền, giao dịch cao nhất đạt 68.000 đồng/kg.