Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công ty Thái Sơn: Phát lộ loạt vi phạm “khủng”

Mới đây, tại Văn bản số 531/TB-TTCP ngày 11/4/2019, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ra thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định phát luật đối với một số dự án đầu tư, xây dựng có liên quan đến Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn (Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng).

Vi phạm quy định, góp, chuyển nhượng, quản lý vốn

Theo kết luận của TTCP, ngày 5/8/2009, Công ty Thái Sơn có Quyết định 823/QĐ-TS góp vốn đầu tư bằng nguồn vốn tự có tại Công ty Thái Sơn trị giá 10.200 triệu đồng, tương đương 51% vốn điều lệ.

Trong đó, uỷ quyền cho ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”), Phó tổng giám đốc đại diện quản lý 21% và ông Cung Đình Minh, Tổng Giám đốc quản lý 30% vốn điều lệ của Tổng công ty Thái Sơn tại Công ty Thái Sơn nhưng không báo cáo và chưa có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vi phạm điều lệ của Tổng công ty Thái Sơn ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Công ty Thái Sơn: Phát lộ loạt vi phạm “khủng” - Hình 1

Kết luận của TTCP với sai phạm của Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc Phòng)

Đến năm 2013, Công ty Thái Sơn thay đổi đăng ký kinh doanh với nội dung tăng vốn điều lệ từ 20.000 triệu đồng lên 120.000 triệu đồng, số tiền tương ứng Tổng Công ty Thái Sơn đăng ký góp vốn là 24.000 triệu đồng.

Thực tế, đến thời điểm thanh tra, Tổng công ty Thái Sơn đã đăng ký góp vốn với tổng số tiền là 34.200 triệu đồng nhưng không thực góp. Theo kết luận của TTCP, việc này là vi phạm quy định tại Khoản 4, Điều 11, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 về việc góp vốn điều lệ theo thời hạn đăng ký kinh doanh.

Mặt khác, theo sổ sách kế toán của Công ty Thái Sơn, tại thời điểm tăng vốn điều lệ, các cổ đông Công ty chưa góp đủ vốn, mà đến năm 2016 mới góp đủ 120.000 triệu đồng bằng tiền mặt. Việc góp vốn điều lệ không đúng và đủ theo thời hạn đăng ký kinh doanh là vi phạm quy định tại KHoản 4, điều 11, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, theo đó việc thực hiện góp vốn bằng tiền mặt, không phát sinh giao dịch bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng là thiếu khách quan và minh bạch.

Cũng theo kết luận của TTCP, việc chuyển nhượng vốn góp của Tổng Công ty Thái Sơn được thực hiện 2 lần. Lần 1, chuyển nhượng 31% và lần 2 chuyển nhượng 20% cổ phần còn lại.

Kết luận TTCP cho rằng khẳng định, việc Tổng Công ty Thái Sơn chuyển nhượng, thanh toán toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Thái Sơn là không đúng quy định, thiếu công khai, minh bạch. Công ty Thái Sơn chưa làm đúng vai trò chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Công ty Thái Sơn, trong đó có nhiệm vụ thanh kiểm tra và đánh giá Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng Cty theo quy định tại Khoản 7, Điều 16, Quyết định số 15/2007/QĐ-BQP ngày 22/1/2007 của Bộ Quốc phòng.

Trách nhiệm liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm nêu trên thuộc lãnh đạo Tổng công ty Thái Sơn và các đơn vị, cá nhân liên quan.

Không đủ năng lực tài chính

Về năng lực tài chính, theo kết luận TTCP, hầu hết các báo cáo tài chính từ khi thành lập năm 2009-2017 được sử dụng để kê khai quyết toán thuế hằng năm với cơ quan Thuế nhưng không được kiểm toán.

Nhưng trong các hồ sơ xun vay vốn của Công ty Thái Sơn tại các chi nhánh của Ngân hàng BIDV (Thành Đô, Bà Chiểu...); hồ sơ tham gia liên danh các nhà đầu tư các dự án BOT, BT (Việt Trì mới, Quốc lộ 20 đoạn Km123-Km268) và hồ sơ dự thầu một số gói thầu xây lắp cho thấy các báo cáo tài chính có đóng dấu, ký xác nhận của một số công ty kiểm toán như FAC, HDT, VNASC, SG-VN, Đệ Nhất...).

Tuy nhiên, qua xác minh, một số đơn vị tư vấn đã xác nhận không thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của Công ty Thái Sơn.

Về số liệu tại các báo cáo tài chính “được cho là đã kiểm toán” để xin vay vốn, dự thầu đều phản ánh Công ty Thái Sơn có đủ năng lực, nhưng so với báo cáo tài chính để quyết toán hàng năm có nhiều sau khác, không đúng thực tế, tình hình tài chính rất yếu kém, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu luôn âm, lỗ (năm 2015 lỗ 4,21 tỷ đồng, năm 2016 lỗ 5,975 tỷ đồng, năm 2017 lỗ 628 triệu đồng).

Kết luận TTCP chỉ rõ, những việc làm trên của Công ty Thái Sơn, các đơn vị, cá nhân liên quan có dấu hiệu giả mạo hồ sơ, số liệu báo cáo tài chính trong việc xin vay vốn ngân hàng và tham gia dự thầu các dự án.

Về năng lực máy móc, thiết bị, nhân công và kinh nghiệm, kết luận TTCP chỉ rõ, theo tài liệu của Công ty Thái Sơn cung cấp, chỉ có danh sách tài sản cố định, không có hồ sơ, lý lịch đầy đủ về tài sản; không thực hiện kiểm kê tài sản hằng năm theoquy định. Tài sản cố định đủ hồ sơ chứng minh đến năm 2017 của công ty này có tổng gái trị theo nguyên giá khoảng 120.000 triệu đồng, trong đó chủ yếu là 01 bồn chứa dấu và khoảng 10-40 xe ô tô du lịch từ 4-7 chỗ ngồi, không có máy móc, thiết bị phục vụ thi công, xây lắp các công trình được giao nhận thầu. 

Theo sổ sách, kế toán tiền lương từ khi thành lập (tháng 9/2019) đến tháng 12/2014, công tỷ có rất ít lực lượng nhân công, chủ yếu chỉ có nhân viên phòng hành chính, lái xe, kế toán, thủ quỹ...và một số rất ít các cán bộ kĩ thuật xây dựng (các năm 2009, 2010, 2011,2013 chỉ có 01 người, năm 2012 không có, năm 2014 có 4 người thuộc phòng dự án).

Theo hồ sơ tham gia dự thầu các dự án với vai trò là thành viên liên danh và nhà thầu xây lắp, Công ty Thái Sơn có kê khai về kinh nghiệm đã tham gia một số dự án với vai trò nhà thầu, nhưng thực tế chỉ đứng te,e chưa trực tiếp thực hiện gói thầu, dự án nào tương tự như hồ sơ yêu cầu hay hồ sơ mời thầy và sau khi được lựa chọn, trúng thầu.

Công ty Thái Sơn đã chuyển nhượng lại cho các đơn vị khác thực hiện như: một số gói thầu tại dự án BOT và BT (Cầu Việt Trì mới, Quốc lộ 20 đoạn km123-Km268) chủ yếu do Tổng công ty 319 và Cienco I thi công; các gói thầu xây lắp (tại sân bay Pleiku, sân bay Cam Ranh, tại Quảng Ninh, Long An, Hà Nội...) cũng được chuyển nhượng toàn bộ cho các nhà thầu phụ khác thực hiện thi công xây lắp.

Kết luận TTCP chỉ rõ, thực chất Công ty Thái Sơn không có đủ năng lực về máy móc, thiết bị, nhân công và kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu thực hiện các dự án, gói thầu nhưng vẫn được các chủ đầu tư lựa chọn trúng thầu.

Cụ thể, tại Dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì, Quốc lộ 20, các Ban Quản lý dự án phê duyệt yêu cầu hồ sơ mời thầu, Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư không đúng quy định về vốn chủ sở hữu, dẫn đến, đánh giá năng lực tài chính không chính xác nhưng vẫn được Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, nhận xét, đánh giá đạt và quyết định lựa chọn Công ty Thái Sơn là nhà đầu tư dự án trong liên danh.

Công ty Thái Sơn sau đó lại chuyển nhượng thầu; Nhà đầu tư đề xuất mức thu phí không đúng quy định nhưng vẫn được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận là vi phạm quy định.

Công ty Thái Sơn thiếu năng lực cả về tài chính, máy móc, thiết bị, kinh nghiệm nhưng vẫn được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận giao thầu xây lắp Gói thầu số 23 thuộc Dự án Quốc lộ 20. 

Sau đó, Công ty Thái Sơn đã chuyển nhượng toàn bộ khối lượng công việc cho các doanh nghiệp khác, vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu; tính giá trị quyền thu phí Trạm Bảo Lộc đưa vào Tổng vốn đầu tư không đúng giá trị 284.705,3 triệu đồng; lập, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu thanh toán các gói thầu còn nhiều sai sót, vi phạm nhưng chưa được phát hiện, xử lý kịp thời.

Cũng theo kết luận, khi thực hiện trách nhiệm là nhà thầu xây lắp, Công ty Thái Sơn cũng không đủ năng lực nhưng vẫn tham gia dự thầu các gói thầu tại các dự án và được lựa chọn bằng hình thức chỉ định hoặc trúng thầu.

Công ty này sau đó tiếp tục chuyển nhượng thầu không đúng quy định hầu hết khối lượng công việc cho các nhà thầu khác thi công để hưởng lợi; hạch toán thiếu doanh thu 135.059 triệu đồng, có dấu hiệu trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước tạm tính là 31.000 triệu đồng.

Theo kết luận của TTCP, những việc làm trên là vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về đấu thầu, thuế và quản lý đầu tư xây dựng.

Về thực hiện trách nhiệm nhà thầu xây lắp, tại gói thầu số 6 thuộc dự án kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân bay máy bau- Cảng hàng không Pleiku, liên danh Cienco 4 và Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không (ACC) trúng thầu gói thầu số 6 với giá trị hợp đồng là 606.429 triệu đồng. Sau đó, Cienco 4 và ACC đã chuyển nhượng một phần khối lượng công việc với giá trị 120.000 triệu đồng (chiếm 19,8% giá trị hợp đồng) cho Công ty Thái Sơn để thi công nhưng không có văn bản chấp thuận của CĐT là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Sau đó, Công ty Thái Sơn lại chuyển toàn bộ khối lượng công việc này cho Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, thực tế công ty 168 cũng không trực tiếp thi công mà tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Dương Đạt, Gia Lai thực hiện thi công.

Công ty Thái Sơn không trực tiếp thi công những vẫn được nhà thầu chính nghiệm thu, thanh toán khối lượng công việc hoàn thành, trong đó nhà thầu chính thanh toán khối lượng được nghiệm thu cho công ty Thái Sơn nhưng công ty này đã thanh toán không đúng gái trị khối lượng cho các nhà thầu thứ cấp số tiền là 12.745,882 triệu đồng, có dấu hiệu không rõ ràng, minh bạch trong nghiệm thu, thanh toán khối lượng thi công, đồng thời không hạch toán đủ số doanh thu 120.000 triệu đồng theo hợp đồng thi công, dẫn đến thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp 3.436 triệu đồng.

Như vậy, công ty Thái Sơn và các đơn vị liên quan đã thực hiện việc chuyển nhượng thầu, có dấu hiệu trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, vo phạm các quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH1, Điều 108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

Kết luật TTCP cũng chỉ rõ các vi phạm tại các dự án khác như gói thầu xây dựung khối nhà cơ quan 4 trong Khu trung tâm chính trị - hành chính tỉnh Long An tị giá 130.238 triệu đồng; dự án khối nhà làm việc của Huyện uỷ, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An trị giá 28.450 triệu đồng; Công trình nhà làm việc và khó chứa bia, chi nhánh Công ty cổ phần thương mại Sabeco Sông Hậu An Giang giá trị 11.711,249 triệu đồng...

Có dấu hiệu giả mạo hồ sơ, tài liệu

Bên cạnh đó, về việc quản lý, sử dụng các khoản phải thu, phải trả, kết luận TTCP cho biết Công ty Thái Sơn có dấu hiệu giả mạo chữ ký, hồ sơ, tài liệu, vi phạm quy định tại Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 và Điều 14, điều 40, điều 41, Luật Kế toán số 03/2003/QH11.

Về việc quản lý, sử dụng các khoản vay ngân hàng, tại dự án cầu Việt Trì mới, ngân hàng BIDV đã dựa trên hồ sơ do Công ty Thái Sơn cung cấp để đánh giá năng lực tài chính “đạt” là không đúng thực tế do các số liệu trên báo cáo tài chính sai lệch so với thực tế nhiều lần; điều chuyển cân đối quan lại giữa các chỉ số về tài sản và nguồn vốn không chính xác Hậu quả là, dự án đã không trả nợ đúng cam kết, không bố trí đủ vốn để trả nợ, thiếu tài sản đảm bảo an toàn vốn vay...

Ngoài ra, Công ty Thái Sơn có dấu hiệu giả mạo hồ sơ, không lưu trữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định nhằm: Hợp pháp hoá thủ tục thu chi tiền mặt với giá trị trên 192.000 triệu đồng, vi phạm các quy định pháp luật về kế toán; chiếm dụng vốn, sử dụng tiền sai mục đích 695.540 triệu đồng, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước 26.853 triệu đồng; vay vốn tại Ngân hàng BIDV (Chi nhánh Bà Chiểu, Chi nhánh Thành Đô) và Ngân hàng Liên Việt PostBank với giá trị hàng 100 tỷ đồng; sử dụng giá trị quyền sử dụng lô đất tại số 7-9 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP,HCM làm tài sản đảm bảo không đúng quy định để vay vốn nhiều ngân hàng…

Thêm nữa, công ty Thái Sơn còn không chấp hành đúng quy định của Nhà nước về bảo hiểm, đóng thiếu bảo hiểm cho người lao động với số tiền 205 triệu đồng.

Từ kết quả thanh tra nêu trên, Tổng Thanh tra kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Quốc phòng tiếp nhận hồ sơ để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định đối với các vi phạm trong việc góp, chuyển nhượng và quản lý vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Thái Sơn tại Công ty Thái Sơn; kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân thuộc thẩm quyền có liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm; chấn chỉnh công tác quản lý vốn của Bộ tại các doanh nghiệp…

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Tin vui: Doanh nghiệp cà phê đầu tiên của Đắk Lắk đáp ứng quy định chống mất rừng EUDR
Tin vui: Doanh nghiệp cà phê đầu tiên của Đắk Lắk đáp ứng quy định chống mất rừng EUDR

Theo ông Bạch Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), EUDR là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nỗ lực và kết quả mà Simexco Đắk Lắk đạt được thực sự mang tính tiên phong.

Dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
Dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Giá lúa gạo hôm nay 30/4: Duy trì ổn định
Giá lúa gạo hôm nay 30/4: Duy trì ổn định

Hôm nay 30/4, giá lúa gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh giảm. Thị trường giao dịch chững lại.

Trục xuất 9 người Malaysia về nước trong đường dây lừa đảo
Trục xuất 9 người Malaysia về nước trong đường dây lừa đảo

Ngày 29/4, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP HCM đã tổ chức trục xuất 9 người Malaysia về nước. Đây là những người làm thuê trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản do đồng hương của họ cầm đầu.

Việt Nam đầu tư vào quốc gia nào nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm 2024?
Việt Nam đầu tư vào quốc gia nào nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm 2024?

Hà Lan là nước dẫn đầu hút vốn đầu tư của Việt Nam với 54,6 triệu USD, chiếm 55,2% tổng vốn đầu tư trong 4 tháng đầu năm 2024.

Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch
Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch

Trước thềm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lượng khách du lịch đến với Điện Biên tăng cao. Các di tích lịch sử, trong đó nổi bật là Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ luôn là “địa chỉ đỏ” thu hút du khách tìm về mỗi khi đặt chân tới mảnh đất oai hùng này. Tỉnh Điện Biên kỳ vọng năm nay sẽ đón và phục vụ khoảng 1,3 triệu lượt khách.