Hòa Bắc yên bình, hoang sơ, sông Cu Đê uốn mình thơ mộng
“Nàng công chúa” đang được đánh thức
Đến Hòa Bắc, du khách như lạc vào một thế giới khác lạ bởi sự kết hợp hoàn hảo của núi, đồi, sông, suối… trong xanh bao la, toát lên vẻ lãng mạn, quyến rũ, yên bình.
Không chỉ hấp dẫn ở phong cảnh đẹp hữu tình, “Nàng công chúa” Hòa Bắc đang được đánh thức, làm đắm say du khách bởi văn hóa, con người và đồng bào Cơ Tu đậm bản sắc truyền thống, dân tộc.
"Nàng công chúa" đang được đánh thức
Cách đây hơn 10 năm, chị Thanh Toàn có nguyện vọng đánh thức “nàng công chúa” Hòa Bắc thức dậy với dự án du lịch, đầu tư khá quy mô. Nhưng chưa đúng thời điểm và sớm “chết yểu”. Những tưởng tiềm năng du lịch của Hòa Bắc sẽ ngủ yên nhưng rồi cơ hội phát triển du lịch cộng đồng nơi đây được đánh thức mạnh mẽ.
Năm 2015, một nhóm nghiên cứu đề xuất ý tưởng thực hiện dự án “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Cơ Tu tại hai thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng”, do Hội Nông dân huyện Hòa Vang đứng tên.
Những ruộng mía xanh thẳm
Những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh, xanh thẳm một mùa yên bình
Hòa Bắc thanh bình
Du lịch cộng đồng hướng phát triển tốt
Khu du lịch Hòa Bắc Đà Nẵng được phát triển dựa trên dự án du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, bao gồm mục đích bảo vệ sự đa dạng về sinh học và góp phần tạo ra sinh kế giúp đồng bào người dân tộc thiểu số Cơ Tu ở 2 thôn Giàn Bí và Tà Lang tại xã Hòa Bắc.
Thôn Giàn Bí và thôn Tà Lang có đặc trưng về địa hình và khí hậu, tài nguyên phong phú, đa dạng đối với việc phát triển du lịch.
Cầu treo bắt qua sông Cu Đê
Dòng sông Cu Đê trong xanh
Giàn Bí và Tà Lang hiện nay đã có nhiều tiện nghi trong sinh hoạt, tạo điều kiện phục vụ cho việc phát triển du lịch như điện, nước, mạng lưới di động, đảm bảo an ninh trật tự, không còn tệ nạn xã hội.
Đề án du lịch cộng đồng hướng tới mục tiêu phong phú và đa dạng hóa sản phẩm về du lịch trên tài nguyên sẵn có như văn hóa, tập quán, sản phẩm thủ công, ẩm thực truyền thống, sản phẩm cộng đồng, nghệ thuật dân gian… góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa người Cơ Tu.
Du lịch sinh thái cộng đồng đang là sản phẩm du lịch xu hướng thế giới hiện nay, vô cùng thu hút khách quốc tế lẫn trong nước, đặc biệt với du khách tới từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, học sinh – sinh viên, bởi việc được tìm hiểu và khám phá bản sắc văn hóa một dân tộc.
Khách du lịch tham quan vườn phong lan Mokara ở thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc
Thu hoạch hoa phong lan Mokara ở thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc
Du lịch kết hợp với bản sắc văn hóa
Với đội ngũ lãnh đạo trẻ, năng động, có trình độ của xã bà Lê Thị Thu Hà, bí thư xã Hòa Bắc cho biết:
Song song với quá trình xây dựng, hoàn thiện đề án phát triển du lịch cộng đồng ở Tà Lang và Giàn Bí, xã đã đi khảo sát, sắp tới sẽ thuê người từ huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) về truyền dạy nghề dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống cho khoảng 30 chị em ở 2 thôn nói trên; đồng thời cũng đã đưa người dân 2 thôn đi tham quan, học tập kinh nghiệm, trải nghiệm về việc lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống ở các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc.
Sắp tới sẽ thuê người từ huyện Đông Giang (Quảng Nam) về truyền dạy nghề dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống cho khoảng 30 chị em ở 2 thôn nói trên
Nhằm hiện thực hóa đề án, xã đã thành lập các tổ văn nghệ (múa cồng chiêng), ẩm thực và đan lát ở cả hai thôn Tà Lang, Giàn Bí. Ngoài việc hướng đến bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn xã, cốt lõi nhất của đề án là bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Tà Lang, Giàn Bí.
“Nhận thức được điều này, xã đã vận động, tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình. Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức nhiều mô hình, chương trình hằng năm để duy trì các hoạt động, lễ hội văn hóa Cơ Tu”, bà Hà nói.
Cái khó nữa, hiện cộng đồng Cơ tu ở xã Hòa Bắc có số lượng khá ít (so với tỉnh Quảng Nam), với trên 200 hộ ở cả hai thôn nên nguy cơ bị mai một văn hóa là điều đáng quan tâm.
Du lịch sinh thái tại Hòa Bắc
Khám phá ngôi nhà hoang sơ
Ông Thái Văn Hoàng Nam - Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc cho biết thêm:
tận dụng thế mạnh của địa phương, được sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các chuyên gia kinh tế tâm huyết thời gian đến, xã Hòa Bắc nói chung và các thôn Tà Lang, Giàn Bí nói riêng sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn trong mô hình du lịch cộng đồng mà đề án đang xây dựng. Du lịch sinh thái cộng đồng là một trong những sản phẩm quan trọng, có sức hấp dẫn mạnh đối với khách du lịch quốc tế và nội địa.
Đối với Đà Nẵng, sản phẩm du lịch nói chung rất đa dạng và chất lượng. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm thuộc loại hình du lịch văn hóa cộng đồng thì hầu như chưa có sản phẩm và chưa có điểm đến nào, trong khi đây là xu hướng du lịch đang phát triển hiện nay, được yêu thích đặc biệt đối với thị trường châu Âu, Nhật, Hàn Quốc và nhóm đối tượng học sinh - sinh viên.
Du lịch dã ngoại tại Hòa Bắc
Du lịch Hòa Bắc
Bạn có thể tham khảo tour dã ngoại Hòa Bắc trong ngày như sau: Đi xe khách từ trung tâm Đà Nẵng đến bến Thủy Tú, đi du thuyền ngắm cảnh dọc bờ sông khoảng 20 phút sẽ đến Khu du lịch Hòa Bắc, thăm những thôn làng dân tộc Cơ Tu, buổi tối đốt lửa trại và xem điệu múa truyền thống của người Cơ Tu, kết thúc là trở về Đà Nẵng.
Xã miền núi Hòa Bắc nằm ở phía tây bắc huyện Hòa Vang,TP. Đà Nẵng có đồng bào dân tộc thiểu số Cơ tu sinh sống tại 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí. Năm 2017, sau khi được công nhận là xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2016, xã tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2017 - 2020 và lộ trình xây dựng thôn kiểu mẫu (TKM) NTM giai đoạn 2017 - 2020.
Hoàng Gia Bảo