Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đà Nẵng: Hàng loạt dự án nghỉ dưỡng ven biển vi phạm quy hoạch

Đội quy tắc đô thị quận Ngũ Hành Sơn vừa có văn bản báo cáo UBND quận và cơ quan chức năng về việc phát hiện hàng loạt các khu nghỉ dưỡng ven biển Đà Nẵng vi phạm quy hoạch.

Đà Nẵng: Hàng loạt dự án nghỉ dưỡng ven biển vi phạm quy hoạch - Hình 1

Một phần tòa nhà 4 tầng của Khu nghỉ dưỡng Olalani được xây dựng lấn vào vệt 50m bãi cát công cộng với diện tích vi phạm là 140m2

Có 14 dự án bất động sản nghỉ dưỡng xây dựng lấn chiếm vào 50m bãi biển công cộng tại Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.

Ngày 23/7, ông Lưu Xuân Hùng - Đội trưởng Đội Kiểm tra Quy tắc đô thị Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng cho biết, kết quả kiểm tra vệt 50m bãi cát công cộng ven biển trên địa bàn cho thấy khu vực này đang bị 14 dự án nghỉ dưỡng xung quanh lấn chiếm với nhiều hạng mục khác nhau.

Tại dự án khu nghỉ dưỡng Olalani, chủ đầu tư đã làm chòi phục vụ thể thao rộng 16m2, một phần tòa nhà cao 4 tầng, kè bê tông, hồ cá rộng 20m2 lấn vào vệt bãi cát công cộng.

Khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores mở khu vu chơi, chòi tạm cứu hộ, phục vụ khách nghỉ chân... lấn vào khu vực quy hoạch bãi cát công cộng.

Khu nghỉ dưỡng Nam An xây dựng hàng rào dài 17,5m, 2 biệt thự biển, 3 hồ bơi, nhà hàng... nằm trong vệt bãi cát công cộng dài 50m.

 Đà Nẵng: Hàng loạt dự án nghỉ dưỡng ven biển vi phạm quy hoạch - Hình 2

Một phần hồ bơi tại Khu nghỉ dưỡng Fusion Maia xây dựng lấn vào bãi cát công cộng

Tại dự án Khách sạn Furama, trong vệt 50m tiếp giáp với biển, chủ đầu tư xây dựng hạng mục không phép xây dựng và nằm ngoài ranh giới đất được giao là nhà chứa thiết bị cứu hộ; chòi trò chơi; chòi khách nghỉ chân; nhà cứu hộ; nhà hàng; quầy dịch vụ; bãi đáp trực thăng.

Cạnh đó, quần thể Khu đô thị du lịch Ariyana xây không phép chòi cứu hộ; hai hồ bơi, mỗi hồ diện tích khoảng 35m2; tường rào, bờ kè.

Tại dự án Khu du lịch Fusion Maia, Đội Kiểm tra quy tắc đô thị đề nghị tháo dỡ hệ khung sườn bằng sắt với 8 trụ và mái bạt kéo di động diện tích gần 50m2, 1 kho tạm, 1 nhà để dụng cụ thể thao dưới nước.

Trước đó, vào năm 2017, người dân Q. Ngũ Hành Sơn từng nhiều lần phản ánh tình trạng không có lối xuống biển bởi các dự án nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng la liệt ven biển. Thậm chí, nhiều dự án khác bị treo tại đây cũng làm rào chắn hết mọi lối xuống biển.

Một người dân sống tại Q. Ngũ Hành Sơn từng phản ánh, khu vực đang dần mất hết không gian biển. Mỗi buổi chiều, người dân phải “rẽ cỏ dại” xuống biển tắm. Trong khi đó, tình trạng các chủ bãi giữ xe tự phát tranh nhau lập bãi, giành khách, gây cảnh lộn xộn, mất trật tự. Hơn nữa, tình trạng buôn bán hàng hóa phục vụ du khách hiện chưa được quy hoạch cụ thể, nên nhếch nhác, mất mỹ quan.

Trước thực trạng này, UBND TP. Đà Nẵng phải tiến hành nhiều buổi làm việc, đưa ra quyết định mở 5 lối xuống biển cho người dân Q. Ngũ Hành Sơn.

Bí thư Thành ủy TP. Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa thừa nhận, trong thời gian qua Đà Nẵng phát triển các dự án ven biển một cách mạnh mẽ quá nên đôi khi quên cả lối xuống biển của người dân. Hiện nay lãnh đạo TP đang chỉ đạo các Sở rà soát lại tất cả các dự án ven biển và điều chỉnh những vị trí cho phù hợp với thực tế.

Ông Nghĩa khẳng định: “Chúng tôi quyết tâm đảm bảo có các lối xuống biển cho bà con một cách đàng hoàng, để mỗi người dân luôn có cảm giác biển đó thuộc về mình!”.

Hoàng Gia Bảo

                                                                                                                                                                                            

Tin mới

Nhà đầu tư nước ngoài bất an về nguồn điện, Bộ Công Thương khẳng định không thiếu điện 2024
Nhà đầu tư nước ngoài bất an về nguồn điện, Bộ Công Thương khẳng định không thiếu điện 2024

Các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao cho biết, việc thiếu điện - là một trong những yếu tố lớn khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư...

Thêm đường bay mới từ Hà Nội đến Sydney, Melbourne, bay Australia dễ dàng cùng Vietjet
Thêm đường bay mới từ Hà Nội đến Sydney, Melbourne, bay Australia dễ dàng cùng Vietjet

Không ngừng mở rộng mạng bay, đáp ứng nhu cầu khách hàng, Vietjet mở thêm đường bay thẳng kết nối Thủ đô Hà Nội với thành phố cảng xinh đẹp Sydney, nâng tổng số đường bay kết nối giữa 2 nước Việt Nam – Australia lên 07 đường bay. Trăm nghìn vé 0 đồng (*) và loạt ưu đãi hấp dẫn dành tặng khách hàng thỏa sức khám phá khắp Australia chỉ có tại www.vietjetair.com và ứng dụng di động Vietjet Air với thời gian bay từ nay đến 31/10/2024 (**).

Hà Nội sẽ đưa ra đấu giá nhiều dự án đất ở phục vụ nhu cầu của người dân
Hà Nội sẽ đưa ra đấu giá nhiều dự án đất ở phục vụ nhu cầu của người dân

UBND Thành phố đã yêu cầu Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị để tổng hợp số liệu liên quan đến khả năng đấu thầu, đấu giá của 30 quận, huyện, thị xã từ nguồn thu từ đất… Các chuyên gia nhận định, đất đấu giá sẽ là sản phẩm dẫn dắt cho thị trường đất nền trong năm 2024.

Năm 2024, BV Land dự kiến khởi công 3 dự án mới và lên kế hoạch niêm yết sàn HOSE
Năm 2024, BV Land dự kiến khởi công 3 dự án mới và lên kế hoạch niêm yết sàn HOSE

BV Land dự kiến khởi công 3 dự án mới bao gồm Khu đô thị thương mại Bavella Green Park (TP. Bắc Giang), Toà nhà BV Diamond Hill Thái Nguyên và Khu đô thị thương mại Bavella Thanh Ba (Phú Thọ). Ngoài ra, BV Land cũng trình cổ đông về việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chính thức bán vé
Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chính thức bán vé

Tàu khu đoạn Huế - Đà Nẵng sẽ kết nối di sản miền Trung - hứa hẹn sẽ trở thành một trải nghiệm thú vị của du khách với nhiều dịch vụ mới, khác biệt...

Ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp
Ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về việc xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, dự kiến từ 1/7/2025, ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp.