Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đầm sen Lương Sơn (Thanh Hóa): Từ hồ nước để không đến điểm sáng cho vùng quê

Thời gian qua, Hơp tác xã Nông nghiệp Dược Liệu Lương Sơn (thuộc huyện miền núi Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa), đã đẩy nhanh tiến độ mô hình trồng sen trên địa bàn; từ đó, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, tạo nên một hướng đi mới cho nông nghiệp, không chỉ đơn thuần là làm nông...

Bà Nguyễn Thị Nhiên, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp dược liệu Lương Sơn cho biết: Theo chủ trương của Nhà nước, chúng tôi thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp dược liệu Lương Sơn. Các thành viên đều khó khăn và xuất phát điểm là những người nông dân thu lợi chính từ việc chăn nuôi, trồng trọt.

Lương Sơn là một xã thuộc huyện miền núi Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa, là vùng đất chiêm trũng bị ngập úng vào các mùa mưa trong năm dẫn đến mất mùa và người dân không thu được nguồn lợi nhuận từ đây. Do đó, trong nhiều năm qua, xã không thu hồi được 100% thuế từ cá thể thuê đất. Chính vì vậy, sau đại dịch Covid-19 Hợp tác xã Nông nghiệp dược liệu Lương Sơn đã nắm bắt tình hình thực tế và cho khảo sát để tìm ra loại cây phù hợp có thể khắc phục địa hình, khí hậu, thời tiết khắc nhiệt mà vẫn mang lại nguồn kinh tế cho người dân nơi đây.

Sen là loài thực vật thủy sinh, toàn bộ phận của cây điều nằm ở dưới mặt nước, trừ phần lá nằm trên mặt nước cùng cuống hoa. Quan trọng hơn, giá trị của sen cho ngành nông nghiệp và dược liệu rất cao, có thể tận dụng được toàn bộ phận của cây. Theo một số nghiên cứu y khoa, hoa sen chế biến thành trà sẽ giúp an thần, dễ ngủ, thanh nhiệt mát gan, ngoài ra có thể trị các bệnh ngoài da.

Các phần khác của cây sen như đài sen giúp giải nhiệt, tán bột pha nước uống hàng ngày, giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường. Hạt sen giúp bồi bổ, cung cấp dưỡng chất cho mẹ và trẻ, người già kém ăn, người ốm, suy nhược cơ thể. Tâm sen có thể dùng để hãm nước uống hàng ngày trị chứng mất ngủ. Ngó sen phục vụ cho chế biến món ăn thêm phong phú, bên cạnh đó giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lá sen được dùng trong làm đẹp và giảm cân, giúp điều hòa huyết áp.

Cùng với đó, tình hình lao động địa phương dồi dào nhưng nguồn kinh tế chính phụ thuộc vào nông nghiệp nên đẫn đến nhiều khó khăn và xảy ra tình trạng số lớn người dân phải bỏ quê đi đến các khu công nghiệp.

Từ những vấn đề còn trăn trở trên, càng thúc đẩy Hợp tác xã Nông nghiệp dược liệu Lương Sơn đẩy nhanh tiến độ mô hình trồng sen trên địa bàn. Đầm sen Lương Sơn, xưa kia là một hồ nước lớn để không nhiều năm và nằm ngay vị trí dưới chân đập Thủy điện Dốc Cáy thuộc thôn Trung Thành, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; thì nay, thành viên trong Hợp tác xã đã cùng nhau chung tay cải tạo, khai thác biến nơi này thành một đầm sen tuyệt đẹp, điểm sáng cho một vùng quê về cả giá trị văn hóa lẫn giá trị kinh tế.

Với quy mô diện tích 4ha sen, hiện tại, Hợp tác xã Nông nghiệp dược liệu Lương Sơn giải quyết được việc làm và thu nhập ổn định cho một số hộ dân từ sen vào những vụ mùa. Đặc biệt, từ hồ sen này cũng tạo nên điểm check in cho giới trẻ - đây cũng là một hướng đi mới cho người nông dân nâng cao thu nhập, tạo nên sức hút cho du khách đến địa phương nhiều hơn.

Bà Nhiên chia sẻ:

“Cây sen đại diện cho đời sống văn hóa của con người Việt, mang trong mình vẻ đẹp tươi và thuần khiết, cũng như sen mọc trong bùn, sống trong nước vẫn mạnh mẽ vươn lên. Chính vì vậy, tôi mong muốn mang loài sen được ví như Quốc hoa của nước ta về với núi rừng Lương Sơn - nơi vùng quê nghèo, nguồn kinh tế chủ yếu từ nông nghiệp. Tôi mong muốn góp phần làm đẹp cho quê hương từ giá trị tinh thần đến vật chất, từ văn hóa du lịch đến nâng cao đời sống kinh tế”.

Trong tương lai, Hợp tác xã Nông nghiệp dược liệu Lương Sơn sẽ khai thác sâu hơn những sản phẩm từ sen, như ngó sen, lá sen, hoa sen, trà sen và các sản phẩm khác từ sen. Từ những giá trị của sen mang lại, bà Nhiên cùng các thành viên trong Hợp tác xã mong muốn chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ trong quá trình xây dựng phát triển về sen và những cây dược liệu liên quan.

Một số hình ảnh:

Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Ninh có tân Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Bắc Ninh có tân Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Sáng 21/5, Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ, phân công, điều động và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Đình Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 22/5/2024.

Phát hiện 300kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc đang trên đường đi tiêu thụ
Phát hiện 300kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc đang trên đường đi tiêu thụ

Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Quảng Trị phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị dừng, khám phương tiện xe máy đang vận chuyển 3 bao tải dứa bên trong chứa 300 kg nội tạng động vật là gan, phổi lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Long An được chuyển đổi hơn 47 ha đất trồng lúa làm khu tái định cư
Long An được chuyển đổi hơn 47 ha đất trồng lúa làm khu tái định cư

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chấp thuận UBND tỉnh Long An chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác để thực hiện dự án Khu tái định cư Tân Tập trên địa bàn huyện Cần Giuộc.

TP. Hồ Chí Minh tập trung hoàn tất thủ tục 37 dự án nhà ở xã hội
TP. Hồ Chí Minh tập trung hoàn tất thủ tục 37 dự án nhà ở xã hội

Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản báo cáo về hoạt động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản và tình hình triển khai thực hiện, xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Cần điều chỉnh nội dung về quy hoạch mạng lưới đường bộ và bổ sung hành vi bị nghiêm cấm
Cần điều chỉnh nội dung về quy hoạch mạng lưới đường bộ và bổ sung hành vi bị nghiêm cấm

Điều hành Phiên họp sáng nay, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, thảo luận về dự án Luật Đường bộ là Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Tiền Giang: Phạt gần 350 triệu đồng trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
Tiền Giang: Phạt gần 350 triệu đồng trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024

Trong đợt cao điểm từ 15/4-15/5/2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra 30 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phát hiện và xử lý 27 vụ vi phạm, thu phạt gần 350 triệu đồng.