Theo đó, chi phí logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành, dao động từ 10% đến 20%. Trong chi phí logistics, chi phí vận chuyển có tỷ lệ đóng góp cao nhất khoảng từ 60% đến 80%, ngoài ra còn có các chi phí khác như xếp dỡ, lưu kho, chia đơn hàng...

Ảnh internet
Đang diễn ra cuộc đua đầu tư logistics thương mại điện tử Việt Nam. Ảnh internet.

Trong khi đó, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển nhanh với số lượng giao dịch trong ngày của các trang thương mại điện tử lên đến hàng chục nghìn đơn hàng, đòi hỏi hệ thống logistics phục vụ cho ngành tăng lên.

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư mở các trung tâm trung chuyển hiện đại theo đúng chuẩn của thương mại điện tử. Trong cuộc đua này, những tên tuổi ngoại như: BEST Express, J&T Express, Lazada, Shopee… đang chiếm ưu thế.

Các doanh nghiệp này có xu hướng tăng cường đầu tư vào mảng logistics bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến như học máy (machine learning), trí tuệ nhân tạo AI, Internet of Things (IoT) và blockchain để tối ưu hóa hoạt động logistics.

Các công nghệ này được ứng dụng tập trung vào việc cải thiện độ chính xác, giảm thời gian và chi phí của quy trình vận chuyển, quản lý kho và phân phối hàng hóa, qua đó cải thiện hiệu quả chi phí vận hành mà vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn mở rộng tìm kiếm các đối tác logistics đáng tin cậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nhân lực chất lượng để đảm bảo hoạt động logistics được thuận lợi và hiệu quả.

Đơn cử BEST Express hiện có 42 trung tâm phân loại tự động lớn nhỏ trên cả nước, giúp rút ngắn thời gian giao vận liên tỉnh. Trong đó, hai điểm phân loại tại Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) và Từ Sơn (Bắc Ninh) có quy mô lớn nhất nhì của tập đoàn BEST Inc. tại Đông Nam Á. Tổng diện tích kho bãi BEST Express đang khai thác đã tăng lên hơn 100 ha.

Ảnh internet
Đang diễn ra cuộc đua đầu tư logistics thương mại điện tử Việt Nam. Ảnh internet.

Ngày 23/03, Lazada Logistics Việt Nam - thành viên của Tập đoàn Lazada cũng đã khánh thành Lazada Logistics Park với tâm điểm là Trung tâm phân loại hàng hóa công nghệ cao có quy mô hiện đại nhất, tại khu công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương. Với tổng diện tích lên tới gần 20.000m2, Trung tâm phân loại mới có khả năng xử lý tới 1 triệu bưu kiện mỗi ngày và mức độ tự động hóa lên đến 99% nhờ hệ thống công nghệ hiện đại gồm Trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning (học máy), giúp tối ưu hiệu suất và nguồn lực vận hành, qua đó, đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao của người dùng.

Shopee cũng đã đầu tư được 03 trung tâm ở Việt Nam. Theo đại diện của Shopee, tại các kho chia chọn này, được tọa lạc ở các vị trí chiến lược để đảm bảo hàng hóa lưu thông 24/24. Ngoài ra, trong kho cũng đầu tư công nghệ hiện đại để phân loại theo từng loại hàng hóa, ví dụ như kho làm mát, kho lưu trữ hàng giá trị cao.

Lê Xuân (t/h)