Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dấu ấn Agribank trong bức tranh nông thôn mới tại Việt Nam

Trong thành tựu của 10 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, nguồn vốn cho vay của Agribank với vai trò là nguồn lực quan trọng thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên khắp địa bàn cả nước.

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và 9 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, diện mạo nông thôn Việt Nam đã có nhiều khởi sắc thể hiện ở môi trường nông thôn, chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng lên cũng như khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng thu hẹp lại. Trong thành tựu của 10 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, nguồn vốn cho vay của Agribank với vai trò là nguồn lực quan trọng thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên khắp địa bàn cả nước, đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững tại Việt Nam, đã góp phần khẳng định vị thế “đầu tàu” của Agribank trong việc đưa phong trào xây dựng nông thôn mới sớm về đích.

Sức mạnh lan tỏa từ một chương trình

Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 4 tháng 6 năm 2010, có kỳ vọng đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Sau 9 năm thực hiện, đến nay, cả nước đã có 4.475 xã (chiếm 50,26% số xã) đạt chuẩn NTM, 84 đơn vị cấp huyện thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (chiếm khoảng 12,65% tổng số huyện, thị xã, thành phố của cả nước) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; bình quân toàn quốc đạt 15,26 tiêu chí/xã và cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí. Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của cấp ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng xã hội, nhất là phát huy sức sáng tạo, tinh thần cộng đồng của nhân dân, chương trình MTQG xây dựng NTM đã trở thành phong trào sâu rộng trong phạm vi cả nước và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. 

Ghi nhận thành quả mang tính bước ngoặt này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG - khẳng định, chúng ta đã đạt được các mục tiêu của Chương trình sớm hơn 18 tháng so với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra và kế hoạch Quốc hội giao. Đây chính là cơ sở để Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG quyết định tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 ngay trong năm 2019, nhằm dành toàn bộ năm 2020 để nghiên cứu ban hành nội dung, khung khổ pháp lý triển khai Chương trình xây dựng NTM giai đoạn sau năm 2020.

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã trở thành nguồn lực quan trọng của Chương trình MTQG xây dựng NTM góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vữngNguồn vốn tín dụng ngân hàng đã trở thành nguồn lực quan trọng của Chương trình MTQG xây dựng NTM góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững

Tuy quá trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn nhiều mặt chưa bền vững như tổ chức sản xuất, môi trường cảnh quan vùng nông thôn nhiều nơi còn khó khăn, hạ tầng chưa tương xứng với nhu cầu; người dân, doanh nghiệp thiếu cơ sở sản xuất, nguồn vốn… nhưng không thể phủ nhận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã trở thành nguồn lực quan trọng của Chương trình MTQG xây dựng NTM, cùng với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, đã đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng NTM; tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương; các tổ chức và cá nhân tại khu vực nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.  

Trong những năm qua, triển khai các chủ trương của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình MTQG xây dựng NTM, NHNN đã chủ động tham mưu trình Chính phủ ban hành chính sách tín dụng dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực tam nông, như: Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (hiện nay tối đa là 6,5%/năm); thực hiện chính sách hỗ trợ về nguồn vốn thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ như: tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD có tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn từ 40% trở lên; chỉ đạo các TCTD từng bước cải cách, tiết giảm thủ tục vay vốn cho phù hợp đặc thù sản xuất nông nghiệp và trình độ của người dân khu vực nông thôn, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn vay của người dân… 

Ngoài ra, NHNN đã có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội như Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội khác để đưa vốn đến tận người dân một cách hiệu quả nhất, giúp hàng triệu hộ nông dân khu vực nông thôn được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ngân hàng.

Luôn coi nông nghiệp, nông thôn là một trong các lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong mở rộng tín dụng, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD xây dựng và triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với người nông dân, đặc thù sản xuất nông nghiệp của từng vùng, miền; tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục tín dụng, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vay vốn chính đáng của người dân.

Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, ngành Ngân hàng đã khẳng định sự thành công trong phương pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, góp phần cùng với các địa phương cải thiện đời sống cho người nông dân và phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đưa những miền quê Việt Nam trở thành nơi đáng sống nhất 

Trong chiến lược phát triển của mình, những mục tiêu lớn luôn được Agribank xác định ưu tiên đó là tiên phong thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đồng hành thủy chung, tin cậy của nông dân, nông thôn. Không ngừng mở rộng về mạng lưới, hệ thống Agribank đặc biệt vươn tới tận các vùng sâu, vùng xa, các địa bàn nông nghiệp, nông thôn của cả nước nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân trên cả nước. Với vai trò trung gian tín dụng, Agribank đã có những đóng góp nhất định vào sự thành công của Chương trình xây dựng NTM, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn, giúp người dân tự vươn lên xóa đói giảm nghèo. 

Tăng cường phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng NTM, các Ban, Ngành có liên quan tại các địa phương, Agribank tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, góp phần nâng cao đời sống nhân dân tại địa phươngTăng cường phối hợp với Ban Chỉ đạo xây dựng NTM, các ban, ngành có liên quan tại các địa phương, Agribank tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, góp phần nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương

Nhanh chóng triển khai và thực hiện chính sách cho vay theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN, bắt đầu với 11 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2011, kết thúc giai đoạn 1 của phong trào xây dựng nông thôn mới, Agribank đã thực hiện cho vay ở toàn bộ các chi nhánh và đến ngày 30/9/2015, số xã có khách hàng vay vốn là 8.985 xã trên 9.001 xã của cả nước. Tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của phong trào, ngày 10/08/2016, Agribank đã ký kết chương trình hợp tác số 07/CTHT-VPĐP-NHNo ngày 10/08/2016 với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Agribank đã ban hành các văn bản chỉ đạo chi nhánh về “Triển khai chương trình hợp tác giữa văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Agribank giai đoạn 2016-2020”; văn bản về thực hiện thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn II”. Đặc biệt để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong tình hình mới, ngày 23/09/2016, Agribank đã ký văn bản thỏa thuận liên ngành với Hội Nông dân Việt Nam và Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về triển khai thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Từ thực tiễn đầu tư, phục vụ nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã chủ động xây dựng đề án hoặc kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách tín dụng trong cho vay nông nghiệp, nông thôn như Chỉ thị 202/CT ngày 28/6/1991, Nghị định số 14/CP ngày 02/3/1993, Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn - tiền thân của Nghị định 41/2010/NĐ-CP và Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP hiện nay.

Để thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất, cá nhân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa nhằm phát triển sản xuất hàng hóa và góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư, từ cuối năm 2017 và đầu năm 2018, Agribank đã triển khai Đề án Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại 68 chi nhánh trên toàn quốc.

Không ngừng mở rộng về mạng lưới, hệ thống Agribank vươn tới tận vùng sâu, vùng xa, các địa bàn nông nghiệp, nông thôn của cả nước nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân trên cả nướcKhông ngừng mở rộng về mạng lưới, hệ thống Agribank vươn tới tận vùng sâu, vùng xa, các địa bàn nông nghiệp, nông thôn của cả nước nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân trên cả nước

Agribank đã phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, các Ban, Ngành có liên quan tại các địa phương cập nhật thông tin về tiến độ thực hiện Chương trình tại các xã, đồng thời nắm bắt và xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ vay vốn giữa khách hàng và Agribank. Căn cứ vào các Đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt của từng địa phương, nắm bắt nhu cầu vốn tín dụng, Agribank xây dựng phương án cụ thể để đầu tư tín dụng trên địa bàn xã thí điểm. Bên cạnh đó, Agribank cũng công khai các thủ tục cho vay đối với khách hàng một cách rõ ràng, minh bạch, chủ động và ưu tiên về nguồn vốn, ban hành các cơ chế chính sách về tín dụng, nghiên cứu xây dựng quy trình, thủ tục cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo hướng đơn giản hóa để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của Agribank, thực hiện tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn vay bảo đảm an toàn, hiệu quả cho cả khách hàng và ngân hàng.

Nguồn vốn vay của Agribank được tập trung chủ yếu vào các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương, bám sát 19 tiêu chí của Chương trình xây dựng NTM.

Sau gần 10 năm thực hiện cho vay thí điểm chương trình MTQG nông thôn mới, Agribank đã triển khai cho vay xây dựng nông thôn mới rộng rãi trên toàn quốc và thực hiện cho vay với doanh số là 2.825.087 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 2.338.044 tỷ đồng, dư nợ là 487.041 tỷ đồng, tại 8.939 xã trong đó tập trung chủ yếu vào vay chi phí sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhìn chung, dư nợ cho vay nông thôn mới tăng trưởng tốt, nợ xấu ở mức thấp, kiểm soát được và luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung toàn ngành. Từ năm 2013 đến nay, tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn luôn đạt xấp xỉ 70% tổng dư nợ, chiếm 50% trong tổng mức cấp tín dụng nông nghiệp nông thôn của toàn hệ thống ngân hàng. Agribank đã tích cực triển khai 09 chương trình, chính sách cụ thể của Chính phủ, đặc biệt Agribank dành hơn 487 nghìn tỷ đồng cho vay xây dựng nông thôn mới với gần 2,7 triệu khách hàng.

Nguồn vốn cho vay của Agribank đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế caoNguồn vốn cho vay của Agribank đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Bên cạnh kết quả cho vay nông thôn mới đã đạt được, từ năm 2011 đến nay, Agribank đã xây dựng kế hoạch và sử dụng nguồn quỹ an sinh xã hội chi hỗ trợ với tổng số tiền gần 633 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng trạm y tế, trường học, nhà văn hóa, nhà tình nghĩa, công trình thủy lợi, nước sạch sinh hoạt,… Hoạt động an sinh xã hội và hỗ trợ thiết thực của Agribank đã góp phần rất tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận dân cư, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và cho toàn xã hội, thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước về công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng và đổi mới đất nước. Một số chi nhánh đã có những đóng góp tích cực trong hỗ trợ địa phương xây dựng nông thôn mới như Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bắc Nam Định, Nghệ An, Kiên Giang…

Tích cực chung tay cùng ngành ngân hàng nói riêng và cả nước nói chung trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, Agribank đã giúp diện mạo nông thôn từng bước thay đổi, một số địa phương đã xây dựng các trường học đạt chuẩn, kiên cố hóa đường giao thông, hệ thống kênh mương, xây dựng trụ sở xã, xóa nhà tạm, dạy nghề cho lao động nông thôn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững. Các hộ gia đình đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, thu nhập, góp phần ổn định đời sống. Nguồn vốn cho vay của Agribank đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa như vùng cây ăn quả ở Bắc Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,… vùng lúa xuất khẩu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, vùng cây cao su, cây điều, cây cà phê ở Tây Nguyên; xóa bỏ cơ bản tình trạng du canh, du cư, thay đổi tập quán sản xuất, từng bước chuyển từ nền sản xuất tự cung, tự cấp thành nền sản xuất hàng hóa.

Luôn được đánh giá là một trong những chương trình tín dụng chính sách trọng điểm đã và đang được Agribank triển khai tích cực với cam kết ưu tiên dành nguồn vốn lớn để triển khai có hiệu quả, những kết quả đã đạt được từ năm 2011 đến nay trong việc đầu tư cho vay xây dựng nông thôn mới của Agribank là minh chứng rõ nét cho những đóng góp quan trọng của Agribank cho sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình MTQG về xây dựng NTM. Thực tế với việc đang xóa bỏ dần hình ảnh cuộc sống nghèo khó, lam lũ tưởng đã trở thành bất di bất dịch ở hầu hết các vùng quê xưa nay, chương trình xây dựng nông thôn mới thực sự đã khoác lên một tấm áo mới cho bức tranh nông thôn Việt Nam, đặc biệt khi nhiều địa phương đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới và chuyển sang giai đoạn nâng cao tiêu chí và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu thì vai trò đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn của Agribank càng trở nên rất quan trọng và là trợ lực không thể thiếu đưa những miền quê Việt Nam vươn tới mục tiêu trở thành những nơi đáng sống nhất cho hàng triệu người dân trên mọi miền Tổ quốc. 

Nhật Minh

Bài liên quan

Tin mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024
Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4/2024 tại Quảng trường Hồ Tùng Mậu, thuộc Khu du lịch Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tổ chức họp bàn để các phương án sẵn sàng.

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.