Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đâu là chính sách hữu ích nhất trong bối cảnh hiện nay?

Năm 2021 là năm đầu tiên của nhiệm kỳ lãnh đạo mới của Đảng và Nhà nước, do đó, đây là năm được kỳ vọng sẽ có nhiều bước đi mới, chính sách mới và hành động cụ thể để phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, chính sách hữu ích nhất trong bối cảnh hiện nay là các chính sách trọng cung, nhằm củng cố các yếu tố nền tảng của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Nhiều yếu tố hỗ trợ tăng trưởng

Ngày 20/4/2021, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Toạ đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý I năm 2021.

Công bố báo cáo tại Tọa đàm, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR cho biết, trong Quý 1/2021, kinh tế nước ta giữ mức tăng trưởng 4,48%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2020 (3,82%). Trong Quý 1 năm 2021, cả nước có 29,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng  số vốn đăng ký là 447,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 245,6 nghìn lao động,  giảm 1,4% về số doanh nghiệp, tăng 27,5% về vốn đăng ký và tăng 0,8% về số lao động so với  cùng kỳ năm 2020. 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân Quý 1/2021 tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại  đây. Lạm phát được dự đoán sẽ tăng nhanh bắt đầu từ tháng 4/2021. Tỷ giá trung tâm có xu hướng tăng nhẹ trong suốt Quý 1/2021, kết thúc quý ở mức 23.244  VND/USD. Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại giảm vào tháng Một và tăng nhẹ từ tháng Hai, kết thúc ở 23.170 VND/USD. 

Giá vàng trong nước liên tục chênh lệch cao so với giá vàng trên thế giới do nguồn cung trở nên khan hiếm sau khi chính phủ siết chặt quản lý đường biên để ngăn chặn dịch COVID-19,  trong khi nhu cầu dự trữ giá trị bằng vàng của người dân vẫn tăng. 

Theo VEPR, những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng bao gồm: Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh từ giai đoạn sớm  giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước,  kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn  tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và  bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA  và IPA) đem lại; tiến độ giải ngân và thi  công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn; làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại nhằm phân tán rủi ro  từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung; môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức chấp nhận được, tạo môi  trường cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy vậy, PGS.TS Phạm Thế Anh lưu ý, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Sự tái bùng phát của COVID-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn; xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.

Bên cạnh đó, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm cho hiệu quả quản lý thấp; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực  FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu;  chất lượng lao động thấp và chậm cải  thiện; hiệu quả đầu tư công thấp và tình  trạng nhũng nhiễu của bộ máy công quyền còn nặng nề; tiến trình cổ phần hóa DNNN bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh dù từng bước được cải thiện nhưng về căn bản chưa giải phóng được sức mạnh của doanh nghiệp.  

Cân nhắc những yếu tố tích cực cũng như  tiêu cực đang tác động lên nền kinh tế Việt Nam hiện nay, VEPR dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6,0-6,3%.

Khẩn trương thực thi chính sách

Đưa ra một số lưu ý về chính sách, PGS.TS Phạm Thế Anh cho hay, trước bối cảnh thực tế, các chính sách an sinh xã hội vẫn cần được ưu tiên hàng đầu và tiếp tục triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng. Đặc biệt, việc thực thi chính  sách cần quan tâm hơn đến lao động trong khu vực phi chính thức bởi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất và đang khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần tiếp tục được thực hiện theo hướng khẩn trương, tập trung, đúng đối  tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Việc khoanh, ngưng, miễn giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp như lãi vay, tiền thuê đất cần tiếp tục được triển khai, bên cạnh đó cần cân  nhắc cắt giảm kinh phí công đoàn để hỗ trợ doanh nghiệp. Với nhóm doanh nghiệp  không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả, nên khuyến khích tín dụng, tạo điều kiện về môi trường thể chế và chính sách ngành.

“Trường hợp có ý tưởng chính sách để hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp cụ thể, thì các chính sách này cần đi theo hướng kích cầu, hỗ trợ người tiêu dùng thanh toán chi phí mua sản phẩm, dịch vụ của hãng, thay vì tài trợ trực tiếp cho hãng. Việc giãn, giảm thuế, nếu có, chỉ nên được áp dụng với thuế VAT thay vì thuế TNDN, vì giảm thuế TNDN chỉ hỗ trợ được số ít doanh nghiệp không bị ảnh hưởng hoặc đang hưởng lợi từ các tác động của dịch bệnh, chứ không giúp được đa số các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Từ đó, việc giảm thuế TNDN còn có nguy cơ tạo ra bất bình đẳng sâu sắc hơn trong môi trường kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến việc phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Trong mọi tình huống, ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định, là hết sức cần thiết  để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau bệnh dịch. Đa dạng hóa thị trường  xuất/nhập khẩu cũng cần được chú trọng  hơn nữa nhằm tránh phụ thuộc nặng nề vào một số đối tác kinh tế lớn. Trong khó khăn, nhiều bất cập trong việc điều hành chính sách kinh tế cũng đã bộc lộ nên các  nỗ lực cải thiện thủ tục hành chính, môi  trường kinh doanh cần tiếp tục được duy  trì. Đặc biệt, dù có chậm trễ, Việt Nam nên từng bước xây dựng đệm tài khóa để phòng chống những cú sốc kiểu COVID–19, hoặc những diễn biến bất ngờ của chính bệnh dịch này, trong những năm tới”, đại diện VEPR đưa ra quan điểm. . 

Năm 2021 là năm đầu tiên của nhiệm kỳ lãnh đạo mới của Đảng và Nhà nước, do đó, đây là năm được kỳ vọng sẽ có nhiều bước  đi mới, chính sách mới và hành động cụ thể để phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, chính sách hữu ích nhất trong bối  cảnh hiện nay là các chính sách trọng cung, nhằm củng cố các yếu tố nền tảng của nền kinh tế.

Cụ thể, đó là các chính sách cải cách hành chính, nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước, đặc biệt ở địa phương, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó là những nhóm chính sách vẫn được kêu gọi cần thực hiện trong suốt những năm qua nhưng chưa được thực hiện quyết liệt và hữu hiệu, từ lĩnh vực giáo dục cho tới tài chính-ngân hàng, từ khoa  học-công nghệ đến cơ sở hạ tầng, từ chính sách ngành tới cải cách doanh nghiệp nhà  nước… đều cần tiếp tục thúc đẩy với  một tinh thần mới và phương pháp mới.

Trần Nguyên 

Bài liên quan

Tin mới

Cần Thơ: Bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách
Cần Thơ: Bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách

Ngày 25/4, Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ phối hợp Công ty TNHH Nhà nước MTV Xổ số kiến thiết Cần Thơ, UBND huyện Thới Lai, tổ chức lễ bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách khó khăn về nhà ở trên địa bàn thành phố.

Chuyện tình sắt son ở 2 đầu giới tuyến và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương
Chuyện tình sắt son ở 2 đầu giới tuyến và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương

Về thôn Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), người dân vẫn nhắc về chuyện tình yêu của 2 chiến sĩ du kích và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương...

Long An: Bắt đối tượng vận chuyển 10.000 gói thuốc lá lậu
Long An: Bắt đối tượng vận chuyển 10.000 gói thuốc lá lậu

Rạng sáng 26/4, Đội 7, Phòng 6, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phối hợp cùng Công an huyện Bến Lức (tỉnh Long An) tuần tra phòng chống buôn lậu trên đoạn đường dẫn từ ĐT830 lên cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương.

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng, đặc biệt là đối với những giao dịch lớn.

Ogree Milk - sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ người Việt
Ogree Milk - sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ người Việt

Với quy trình sản xuất khép kín, đồng bộ, dây chuyển thiết bị, máy móc công nghệ tiên tiến, hiện địa của Mỹ, nhiều năm qua các sản phẩm sữa dinh dưỡng của Công ty TNHH Thương mại quốc tế Ogreemilk tự hào là sản phẩm dinh dưỡng học đường được nhiều giáo viên và phụ huynh cả nước tin tưởng sử dụng.

Cẩn trọng với hình thức lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh
Cẩn trọng với hình thức lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh

Thông tin từ Công an TP. Hà Nội, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can đối với 6 đối tượng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.