Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đấu tranh chống buôn lậu: 5 điểm nghẽn cần giải tỏa

THCL Không phủ nhận, các lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh chống buôn lậu, song kết quả chưa như mong đợi. Nguyên do còn quá nhiều khó khăn trong công tác này. Đại tá Ngô Kiên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm buôn lậu (Bộ CA) đã chỉ rõ những khó khăn đó.

Một là, thủ đoạn hoạt động của tội phạm buôn lậu ngày càng tinh vi, xảo quyệt, trên phạm vi cả nước, đặc biệt là trên các tuyến, địa bàn trọng điểm như biên giới, biển, trong lĩnh vực XNK, kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất, các khu kinh tế, KCN, khu chế xuất. Tại các tỉnh biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai... có đường biên giới giáp Trung Quốc, địa hình phức tạp, hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng lậu, hàng giả qua biên giới luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường. Thủ đoạn chính của các đối tượng là dùng xe khách hoán cải, nhiều xe chung một biển kiểm soát, xe máy… lợi dụng chính sách cho phép cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa 2.000.000/người/lượt/ngày, không phải tính thuế hoặc khai sai khối lượng, chủng loại hàng hóa NK để buôn lậu các mặt hàng như vải, quần áo, đồ điện tử, hàng tiêu dùng các loại…

Điển hình như vụ C74 phối hợp với Hải quan cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) kiểm tra phát hiện 03 xe ô tô chở 70 tấn thuốc bắc, trị giá hàng hóa 10 tỷ đồng, tại khu vực Cửa khẩu Chi Ma, không có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, không có tem mác theo quy định, khai sai khối lượng và chủng loại có dấu hiệu trốn thuế NK.

Trên tuyến hàng không, các đối tượng thường buôn lậu các mặt hàng gọn nhẹ, có thuế suất cao (vàng, điện thoại di động, tân dược, ngoại tệ, cổ vật, kim cương, đồng hồ, ma túy, sừng tê giác…) bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Điển hình như vụ C74 phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) và Đội thủ tục hành lý NK (Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài) phát hiện, thu giữ hàng cấm gồm 95,54 kg ngà voi và 4,74 kg sừng tê giác, trị giá trên 5 tỷ đồng, được cất giấu trong hành lý xách tay từ CH Công Gô đến Ethiopia qua Hàn Quốc và đến sân bay Nội Bài.

Tuyến biên giới miền Trung, Tây Nguyên, các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, bắt giữ và xử lý nhiều vụ buôn lậu lớn, nhưng tình hình còn diễn ra phức tạp nghiêm trọng như buôn lậu ngà voi, sừng tê giác qua cảng Đà Nẵng, buôn lậu đường, thuốc lá qua Quảng Trị, buôn lậu gỗ ở Gia Lai, Đắk Lắk... Ngày 13/8/2015, lực lượng phối hợp gồm C74 (Bộ Công an), Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Công an và Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, kiểm tra bắt giữ vụ buôn lậu ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi về cảng Đà Nẵng, thu giữ 593 kg ngà voi và 142 kg sừng tê giác.

Đáng chú ý, đối tượng buôn lậu dùng thủ đoạn ngụy trang rất tinh vi, cất dấu ngà voi, sừng tê giác trong các khối đá giả, vận chuyển lòng vòng qua các biển quốc tế và trong nước, viện lý do gửi nhầm hàng, mặc dù đã khai báo hải quan, nộp xong các loại thuế nhằm trốn tránh hành vi buôn lậu của mình.

Tuyến biên giới Tây Nam, buôn lậu diễn ra chủ yếu ở các khu vực biên giới Campuchia giáp các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp. Các đối tượng lợi dụng đường biên giới dài, nhiều sông ngòi để hoạt động buôn lậu (chủ yếu là thuốc lá ngoại, đường cát, rượu, mỹ phẩm). Điển hình như vụ buôn lậu thuốc lá ngoại do C74 phối hợp với Văn phòng Thường trực BCĐ 389/QG, C46, Công an tỉnh Long An, Đồn biên phòng Mỹ Quý Tây (Long An) bắt giữ 20.800 bao thuốc lá điếu ngoại các loại.

Tuyến biển và tại các cảng biển, các đối tượng thường lợi dụng địa bàn rộng lớn, lực lượng chức năng không có phương tiện, thiết bị, khó kiểm soát, khi bị bắt giữ thì khai báo vận chuyển nội địa hoặc đi nhầm đường. Hàng nhập lậu gồm nhiều loại như quặng, đồ may mặc, điện tử, điện lạnh, xăng dầu, pháo nổ, ngà voi, sừng tê giác... Điển hình như vụ C74 phối hợp với Cảnh sát biển kiểm tra, tạm giữ tàu QN 5857 tại vùng biển Quảng Ninh, có dấu hiệu vận chuyển trái phép 3.900 tấn than cám 5 không rõ nguồn gốc, trị giá hàng hóa khoảng 5 tỷ đồng.

Hai là, thực hiện cơ chế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới như tham gia WTO, TPP, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (FTA), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các cam kết song phương và đa phương về gỡ bỏ rào cản trong giao thương hàng hóa, dịch vụ, thuế quan, đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hoạt động ngày một diễn biến phức tạp. Điển hình như vụ C74 phối hợp với C46 khởi tố bắt và tạm giam bị can đối với Nguyễn Thị Mộng Tuyền cùng các đối tượng thuộc DNTN Đại Tuấn Nguyễn, DNTN Đại Tuấn Lâm (trụ sở tại quận Tân Bình, TP. HCM). Các đối tượng đã lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất sang Campuchia, nhập lậu 349 Container lốp xe ô tô đã qua sử dụng từ Mỹ về Việt Nam để bán ra thị trường nội địa thu lợi 12,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hiện tượng lợi dụng thủ tục hải quan điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại vẫn tiếp diễn với nhiều hình thức.

Ba là, những bất cập trong các văn bản pháp luật về phòng chống tội phạm buôn lậu. Tại điểm b, khoản 4, Điều 17, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quy định về việc tịch thu phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần, hoặc tái phạm, nhưng trên thực tế, đối với những vụ việc hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên lại không tịch thu được phương tiện do các đối tượng chủ xe thường vận chuyển thuê, không phải là chủ hàng, không cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu.

Điều 25 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, số lượng 1.500 bao trở lên sẽ bị xử lý hình sự, vô hình chung đã làm cho đối tượng lợi dụng chia nhỏ, xé lẻ số lượng để vận chuyển từ 500 - 1.200 bao nên không xử lý hình sự được. Tại Quyết định số 11/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định cấm XK, NK, mua bán mẫu một số loại động vật hoang dã là mẫu vật tê giác, mẫu vật và sản phẩm chế tác từ voi châu Phi, nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn định lượng (kg) để xác định hành vi nào là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng để định khung, định hình phạt theo Điều 155 Bộ luật Hình sự. Mặt khác, việc chứng minh “yếu tố qua biên giới” của tội phạm quy định tại điều 153, 154 của Bộ luật Hình sự gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các vụ việc bắt giữ trong địa bàn nội địa.

Bốn là, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ thành lập Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu, nhưng chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành các mặt công tác trinh sát như điều tra cơ bản, sưu tra, xác minh hiềm nghi, chuyên án, xây dựng và sử dụng cộng tác viên bí mật, chưa có chức năng xử lý vi phạm hành chính và điều tra tố tụng.

Lại chưa có hệ lực lượng ở công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, trang thiết bị, kinh phí và cơ chế hỗ trợ cho lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Trước đây, hoạt động đấu tranh chống buôn lậu được hỗ trợ theo Thông tư 59/2008/TT-BTC, 59/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Nhưng sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/7/2013 thì cơ chế hỗ trợ cho lực lượng đấu tranh phòng chống buôn lậu không còn. Trong khi kinh tế đất nước còn khó khăn, phải tiết kiệm, dẫn đến tình hình tội phạm, vi phạm ngày một phức tạp, thậm chí rất nghiêm trọng, nhưng các lực lượng chức năng không đủ kinh phí, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn.

Năm là, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều người không có công ăn, việc làm dẫn đến một bộ phận tiếp tay cho buôn lậu; cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp chưa vào cuộc một cách thường xuyên, liên tục, chỉ hô hào hay làm theo phong trào… khiến công tác đấu tranh chống buôn lậu càng gặp khó khăn hơn.

Minh Anh

Tin mới

Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc
Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Đà Nẵng, vừa kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh có nhiều vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP
Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP

Sản phẩm OCOP đã khẳng định vị trí tại thị trường trong nước, bước đầu vươn ra thế giới. Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng khá nhiều sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP 4-5 sao của thành phố được người tiêu dùng ưa thích.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường
Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường.

Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên
Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên

Hội chợ triển lãm “Công Thương - OCOP Thái Nguyên” đã trở thành hoạt động thường niên của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua. Năm 2024, hội chợ có quy mô hơn 200 gian hàng, của 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, với hàng ngàn sản phẩm đặc trưng tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền của các địa phương.

Kon Tum quản lý chặt chẽ các dự án chăn nuôi
Kon Tum quản lý chặt chẽ các dự án chăn nuôi

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Công văn số 1460/UBND-KTTH về việc tăng cường quản lý các dự án chăn nuôi.

Công an TP. Thanh Hóa triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ
Công an TP. Thanh Hóa triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ

Để bảo đảm tốt trật tự ATGT phục vụ Nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Công an TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) đã xây dựng và triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT trên các tuyến đường, cửa ngõ ra vào thành phố...