Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển sản xuất, kinh doanh

Cùng với việc hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thương mại điện tử góp phần quan trọng tiếp tục phát triển hàng Việt; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng trên cả nước.

Thương mại điện tử - mũi nhọn thúc đẩy kinh tế số

Tại các văn bản của Chính phủ về chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/05/2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, theo đó, định hướng thương mại điện tử là mũi nhọn thúc đẩy kinh tế số với những mục tiêu cụ thể: (1) Phát triển bền vững thu hẹp khoảng cách với các địa phương trong việc ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số; (2) Đẩy mạnh thương mại điện tử đối với hàng Việt; (3) Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại. Cùng với việc hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thương mại điện tử góp phần tiếp tục phát triển hàng Việt; hỗ trợ được các doanh nghiệp Việt phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng trên cả nước.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng các đơn vị đối tác liên quan tổ chức nhiều chương trình kết nối thương mại điện tử và các hoạt động phát triển thị trường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Việt. Ngoài những nỗ lực kết nối của chính quyền địa phương, nhiều cá nhân như nhà vườn, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp bao tiêu nông sản, đơn vị xuất khẩu... cũng chủ động “chào hàng trực tuyến” trên thị trường thương mại điện tử trong và ngoài nước. 

Thời gian qua, sự hợp tác của các sàn thương mại điện tử lớn các doanh nghiệp logistic với các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương đã hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp, hợp tác xã và doanh nghiệp cả nước nói chung tiếp cận với nền tảng thương mại điện tử một cách bài bản, ứng dụng các giải pháp số nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy phân phối sản phẩm trên môi trường trực tuyến uy tín. Đồng thời, các doanh nghiệp có thêm cơ hội khai thác tốt các chính sách hỗ trợ của Bộ Công Thương, của các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp logistics, tổ chức tài chính hay giải pháp số, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khuyến nghị: Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, hộ sản xuất, từ đó hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt là việc ứng dụng thương mại điện tử vào phân phối lưu thông là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Kết nối sản xuất và tiêu dùng
Kết nối sản xuất và tiêu dùng.

Thêm nhiều cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt

Trong tất cả các hoạt động về chuyển đổi số hiện nay, hoạt động về chuyển đổi số nông nghiệp cũng là một hoạt động được Chính phủ rất quan tâm.

Là doanh nghiệp luôn đồng hành với nông dân giúp tiêu thụ sản phẩm trên môi trường thương mại điện tử, đại diện Sàn thương mại điện tử Voso chia sẻ: Sàn thương mại điện tử Voso đã luôn đồng hành cùng với các đơn vị liên quan, các bộ, ban, ngành trong các hoạt động đào tạo và tập huấn để hỗ trợ các hoạt động về thương mại điện tử cho nông dân.

Ngoài ra, các Sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Postmart, Sendo, Postmart, Tiki, Shopee, Lazada… hiện cũng đang triển khai nhiều chương trình mở rộng nhà cung cấp sản phẩm Việt, tổ chức tuyên truyền, quảng bá đẩy bán tiêu thụ hàng Việt, đặc sản địa phương và nông sản một mặt đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương ứng dụng thương mại điện tử ở khắp các tỉnh, thành phố, mang đến làn sóng mới trong sản xuất kinh doanh, sẵn sàng thay đổi và thích ứng với công nghệ số thời 4.0.

Tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử là một xu thế tất yếu hiện nay. Cùng với các phương thức tiêu thụ truyền thống, kênh bán hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử không những mở thêm cơ hội mới, giúp các hộ nông dân có thể giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước, giúp hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản thuận lợi hơn, phù hợp với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt trong Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/05/2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. 

Trên thực tế, nhà vườn, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp bao tiêu nông sản, đơn vị xuất khẩu... ở nhiều địa phương cũng không còn xa lạ với hình thức kinh doanh trực tuyến, nhưng phương thức bán hàng vẫn còn nhỏ lẻ và phát sinh nhiều hạn chế, nhiều đơn vị gặp khó khăn trong khâu vận hành trên các sàn thương mại điện tử.

Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà cung cấp địa phương cần nắm rõ các thông tin về điều kiện, thủ tục, giấy tờ để đưa sản phẩm vào sàn thương mại điện tử, hỗ trợ địa điểm và tư vấn tổ chức hướng tới mục tiêu quảng bá nông sản tiêu biểu, đặc trưng đến các chương trình tuần hàng, các chương trình khuyến mãi tại sàn thương mại điện tử.

Có thể nói, với sự vào cuộc mạnh mẽ từ các các sở ban ngành, sự kết nối, hỗ trợ từ Bộ Công Thương, các bộ ngành Trung ương và sự chung tay từ các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp logistic, tổ chức tài chính hay giải pháp số… việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến đã bài bản quy trình hơn, các giải pháp số trong nông nghiệp đa dạng hơn và dần nâng cao được giá trị các sản phẩm tiêu biểu của địa phương, nâng cao kỹ năng về thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy sự chủ động của doanh nghiệp địa phương ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với tiềm năng rất lớn về sản phẩm nông nghiệp, đặc sản địa phương, tới đây Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt trên các sàn thương mại điện tử cũng như hướng tới xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do.

Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà cung cấp địa phương cần nắm rõ các thông tin về điều kiện, thủ tục, giấy tờ để đưa sản phẩm vào sàn thương mại điện tử, hỗ trợ địa điểm và tư vấn tổ chức hướng tới mục tiêu quảng bá nông sản tiêu biểu, đặc trưng đến các chương trình tuần hàng, các chương trình khuyến mãi tại sàn thương mại điện tử.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Venezuela Maduro Moros: Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela
Tổng thống Venezuela Maduro Moros: Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela

Tổng thống Venezuela Maduro Moros nhấn mạnh Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela; khẳng định sẽ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương của Venezuela để sớm đàm phán văn kiện hợp tác và triển khai các dự án cụ thể với Việt Nam; cam kết tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Venezuela.

Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Đào Ngọc Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Đào Ngọc Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí

Ngày 19/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Khiển trách ông Đào Ngọc Dung; Cảnh cáo bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí.

Đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo được phép bán điện trực tiếp cho khách hàng
Đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo được phép bán điện trực tiếp cho khách hàng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tổ chức thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh mỗi năm/lần
Tổ chức thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh mỗi năm/lần

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT ban hành Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ trái phép quy mô lớn
Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ trái phép quy mô lớn

Ngày 19/4, thông tin từ Bộ đội Biên phòng Nghệ An, đơn vị này vừa chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triệt phá đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép thuốc nổ quy mô lớn trên địa bàn.