Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

ĐBQH lo ngại việc người Thái nắm quyền kiểm soát Nhà máy nước sông Đuống

Sau thông tin "người Thái nắm quyền kiểm soát tại nhà máy nước sông Đuống", đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre) đề nghị cần xem nhà đầu tư có thực sự làm dự án kinh doanh phục vụ nhân dân không hay chỉ kiếm lợi nhuận rồi đẩy rủi ro cho người khác, chính xác là đẩy rủi ro cho nhân dân.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình NhưỡngĐại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng

Sáng 20/11, thảo luận về dự thảo luật Đầu tư sửa đổi, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho biết, mặc dù là mặt hàng quan trọng với mọi người dân, nhưng nước sạch lại không nằm trong danh mục kinh doanh có điều kiện. Ông đề nghị cân nhắc, xem kinh doanh nước sạch có thuộc mục kinh doanh thực phẩm hay không. Nếu không thì cần đưa vào danh mục kinh doanh có điều kiện.

Cùng mối quan tâm, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu đề cập đến vụ nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu thải, ảnh hưởng tới sức khoẻ hàng vạn hộ gia đình trên địa bàn Thủ đô, tốn chi phí sục rửa đường ống, bể chứa nước.

Theo đại biểu, hình ảnh người dân xếp hàng rồng rắn chờ lấy nước cách đây vài chục năm vừa lặp lại gây bất bình trong dư luận. Bà đề nghị nước sạch cần được rà soát chặt chẽ và phải được luật hoá, kinh doanh nước sạch phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu không sẽ gây khó khăn cho quản lý nhà nước, rủi ro cho sức khoẻ người tiêu dùng và ràng buộc trách nhiệm của chính quyền địa phương trong giải quyết sự cố.

Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa thì giải thích, ông không phản đối tư nhân tham gia kinh doanh nước sạch hay cấm chuyển nhượng vốn, song nước sạch, nhất là ở các đô thị lớn phải là vấn đề an ninh. Ở các nước, với một số lĩnh vực người ta không cho chuyển nhượng khi tác động tới an ninh quốc gia và Việt Nam cũng nên thiết kế công cụ tương tự.

Phó trưởng Ban dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) đề nghị cần có thủ tục để kiểm soát việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, tránh tình trạng “tay không bắt giặc” hay các dự án lòng vòng. Viện dẫn tình trạng nhà đầu tư người Thái nắm quyền kiểm soát, tham gia hội đồng quản trị, vừa tham gia ban kiểm soát nhà máy nước sông Đuống, ông Nhưỡng lo ngại và đề nghị cần xem nhà đầu tư có thực sự làm dự án kinh doanh phục vụ nhân dân không hay chỉ kiếm lợi nhuận rồi đẩy rủi ro cho người khác, chính xác là đẩy rủi ro cho nhân dân.

Theo danh sách cổ đông thành lập, Tập đoàn Aqua One nắm giữ 58% vốn của Công ty CP Nước mặt sông Đuống. Bên cạnh đó, Công ty CP Nước mặt Sông Đuống còn có các cổ đông sáng lập khác: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội sở hữu 10%; Công ty TNHH MTV Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch (Newtatco) 5%; Công ty CP Đầu tư Việt Nam - Oman (nhà đầu tư uỷ thác góp vốn) 27%.

Doanh nghiệp này đã có sự thay đổi về cổ đông khi Nhà máy nước sông Đuống được xây dựng và đi vào hoạt động. Cổ đông sáng lập là Công ty CP Đầu tư Việt Nam - Oman đã không còn xuất hiện trong danh sách, thay vào đó là công ty WHAUP (SG) 2DR PTE.Limited với tỉ lệ sở hữu 34%.

WHAUP (SG) 2DR PTE.Limited được giới thiệu là thành viên Tập đoàn WHA - Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp, năng lượng hàng đầu của Thái Lan.

Bà Jareeporn Jarukornsakul, nữ tỷ phú Thái Lan, hiện đang nắm chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn này, sở hữu 10,3% vốn và thông qua WHA Holding Co.,LTD sở hữu 25,3%.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024
Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4/2024 tại Quảng trường Hồ Tùng Mậu, thuộc Khu du lịch Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tổ chức họp bàn để các phương án sẵn sàng.

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.