Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề nghị cấm hành vi thu dung, khuyến mại người đến khám bệnh, chữa bệnh, cấm người nhà bệnh nhân sử dụng chất kích thích khi vào cơ sở khám bệnh

Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cấm hành vi thu dung, khuyến mại người đến khám bệnh, chữa bệnh, cấm người nhà bệnh nhân sử dụng chất kích thích khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cấm có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh và chữa bệnh.

 Đề nghị cấm hành vi thu dung, khuyến mại người đến khám bệnh, chữa bệnh, cấm người nhà bệnh nhân sử dụng chất kích thích khi vào cơ sở khám bệnh

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XV, sáng nay, ngày 24/10, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo trước Quốc hội việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự thảo Luật đã có quy định cấm các hành vi nhằm mục đích trục lợi trong khám bệnh, chữa bệnh tại khoản 12 Điều 7, trong đó bao gồm cả hành vi thu dung, khuyến mại người đến khám bệnh, chữa bệnh để trục lợi. Quy định người đại diện, người đến thăm hoặc người chăm sóc của người bệnh phải chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Điều 17 của dự thảo Luật; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cũng đã quy định cấm có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh và chữa bệnh.

Toàn cảnh phiên họp sáng 24/10
Toàn cảnh phiên họp sáng 24/10.

Có ý kiến đề nghị bổ sung hành vi cấm đăng tải các thông tin sai sự thật về các sự cố y khoa khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền, bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, tiếp thu một phần ý kiến góp ý, dự thảo Luật được chỉnh lý bổ sung một khoản theo hướng cấm đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền như thể hiện tại khoản 20 Điều 7 dự thảo Luật.

Về xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, Chủ nhiệm ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo 02 phương án và gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Qua quá trình lấy ý kiến, đa số ý kiến lựa chọn Phương án 2, đó là quy định rõ các hình thức xã hội hóa, đặc biệt chỉ rõ hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư chỉ áp dụng trong việc thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, xây dựng cơ sở hạ tầng và giao Chính phủ quy định chi tiết, đồng thời, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã góp ý vào một số nội dung của phương án này.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo trước Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo trước Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép tiếp thu theo Phương án 2 là phương án của đa số ý kiến các đoàn đại biểu và chỉnh lý tại các khoản cụ thể về các nội dung xã hội hóa trong khám bệnh, chữa bệnh như thể hiện tại Điều 107 dự thảo Luật.

Về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và dự kiến chỉnh lý dự thảo Luật theo 02 phương án như đã gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội. Theo đó, 17 đoàn đề nghị lựa chọn phương án 1 và 20 đoàn đề nghị lựa chọn phương án 2. Tuy nhiên, qua quá trình tiếp thu, chỉnh lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, dự án Luật Giá sửa đổi đang được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này; nguyên tắc, phương pháp tính giá cũng như thẩm quyền quyết định giá cần được quy định tại Luật chuyên ngành về giá để đảm bảo tính bao quát, toàn diện, do đó, xin phép Quốc hội cho phép tại Điều 108 chỉ quy định về chi phí khám bệnh, chữa bệnh, việc quản lý, kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh và các yếu tố căn cứ tính giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời, bổ sung quy định ngân sách Nhà nước chi bù các khoản chi phí chưa được tính trong giá khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước tại khoản 4 Điều 106 dự thảo Luật và quy định lộ trình thực hiện việc chi bù này được áp dụng từ 01/01/2027 tại khoản 7 Điều 118.

Cơ chế quản lý đang "trói buộc"

Đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội
Đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội.

Góp ý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi trong thời gian qua có hàng chục nghìn cán bộ y tế nghỉ việc, rời khỏi các bệnh viện công, kể cả các bệnh viện lớn; nhiều bệnh viện lớn xin thôi không thực hiện cơ chế tự chủ mà chuyển sang cơ chế hưởng bao cấp từ ngân sách.

Theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, nhiều cán bộ y tế xin nghỉ việc, việc các bệnh viện lớn có danh tiếng luôn trong tình trạng quá tải vì được đông đảo khách hàng lựa chọn nhưng lại xin thôi tự chủ là một sự thất bại của chính sách trong cơ chế quản lý đối với bệnh viện công lập.

Phần lớn các y bác sĩ đều mong muốn bệnh viện có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, thuốc và vật tư đúng chủng loại để các thầy thuốc được toàn quyền lựa chọn thực hiện các phác đồ điều trị hữu hiệu nhất không bị giới hạn bởi các ràng buộc khống chế về chi phí, danh mục các loại thuốc và thiết bị.

Nhiều bệnh nhân mong muốn và sẵn sàng chi trả viện phí cao để được khám, chữa và điều trị trong điều kiện tốt nhất tại các bệnh viện công lập. Nhưng vì không được đáp ứng nên họ phải mang ngoại tệ đi ra nước ngoài hoặc là phải sang khám, điều trị tại bệnh viện tư hoặc các bệnh viện quốc tế, chỉ vì một điều kiện là họ thiết bị hiện đại hơn.

"Tất cả những vấn đề nêu trên đều xuất phát từ nguyên nhân căn bản là cơ chế quản lý đang trói buộc, chưa cho phép các bệnh viện khai thác phát huy hết các tiềm năng, lợi thế vốn có của mình", đại biểu Hoàng Văn Cường nêu.

Theo đó, đại biểu đoàn Hà Nội mong muốn những bất cập về cơ chế quản lý như trên sẽ được giải quyết thấu đáo khi sửa Luật Khám, chữa bệnh lần này. Tuy nhiên những cơ chế để bệnh viện công thực hiện quyền tự chủ trong tổ chức, quản lý hoạt động để khai thác hết tiềm năng, lợi thế của đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có danh tiếng và uy tín thành nơi cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh có chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế vẫn đang là một khoảng trống trong dự thảo luật này.

Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Phát triển hệ thống cấp nước thông minh tại TP. Hồ Chí Minh
Phát triển hệ thống cấp nước thông minh tại TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2025.

“Cú hích” cho nền vũ đạo Việt Nam tại Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup
“Cú hích” cho nền vũ đạo Việt Nam tại Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup

Qua hai đêm biểu diễn, Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup đã thu hút sự quan tâm của hàng chục nghìn khán giả trong và ngoài nước. Sự kiện đã tạo “cú hích” lớn cho nền vũ đạo Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho du lịch TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Các cơ sở y tế Thái Bình khám, cấp cứu hơn 23.000 lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Các cơ sở y tế Thái Bình khám, cấp cứu hơn 23.000 lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Thái Bình, trong 5 ngày nghỉ lễ vừa qua, tình hình y tế trên địa bàn tỉnh ổn định, không có vụ ngộ độc thực phẩm, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Những vướng mắc, bất cập lớn của Nghị định 12 về bất động sản cần tháo gỡ
Những vướng mắc, bất cập lớn của Nghị định 12 về bất động sản cần tháo gỡ

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam đã nêu ra 3 vướng mắc, bất cập lớn của Nghị định 12 cần được Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ, đặc biệt là trong cách tính phương pháp thặng dư.

Google đã sa thải ít nhất 200 nhân viên từ các nhóm "Core" của mình
Google đã sa thải ít nhất 200 nhân viên từ các nhóm "Core" của mình

Ông lớn công nghệ sa thải hàng trăm nhân viên thuộc dự án "Core", đồng thời chuyển nhiều vị trí sang Ấn Độ và Mexico.

Vụ nghi ngộ độc do ăn bánh mì tại Long Khánh: Số ca nhập viện đã lên 469 người
Vụ nghi ngộ độc do ăn bánh mì tại Long Khánh: Số ca nhập viện đã lên 469 người

Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, tính đến 7h ngày 3/5, các bệnh viện tại TP. Long Khánh đã tiếp nhận cấp cứu 469 ca ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại cơ sở bánh mì Băng.