Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Diễn đàn ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018, giải pháp bứt phá năm 2019

Sáng ngày 22/2/2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Trường đã chủ trì Diễn đàn: “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 – Thành công, bài học kinh nghiệm, giải pháp bứt phá năm 2019”. Tham dự Diễn đàn có khoảng 600 đại biểu là đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương; một số đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội và trên 300 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Trường đã báo cáo kết quả ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ lâm sản năm 2018. Theo bộ trưởng, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt 9,3 tỷ USD, chiếm trên 23% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, giá trị xuất siêu đạt trên 7,1 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 Châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản ngày càng được mở rộng, đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các mặt hàng đáp ứng thị hiếu phong phú của người tiêu dùng, chủ yếu là đồ gỗ nội thất chất lượng cao, sản phẩm đồ gỗ ngoại thất.

Thành tựu sau hơn 30 năm đổi mới, ngành lâm nghiệp đã chủ động chuyển dần từ nền lâm nghiệp nhà nước dựa trên chế độ công hữu tài nguyên rừng, lấy khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên là nguồn thu chính sáng nền lâm nghiệp xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Từ hiệu quả của chủ trương xã hội hoá nghề rừng, chương trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, đến nay, tỷ trọng nguyên liệu chế biến gỗ trong nước đã đạt 76,4%, nhập khẩu giảm xuống ở tỷ lệ 23,4%. Năm 2018, sản lượng gỗ khai thác nội địa đạt 28,45 triệu m3. Chất lượng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng đã từng nước được nâng lên, liên kết chuỗi từ công tác chọn tạo giống, trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng để trồng gỗ lớn khoảng 290 nghìn ha. Thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trên 220 nghìn ha. Đây là cơ sở để hình thành bản sắc riêng, niềm tự hào quốc gia, tự hào dân tộc.

Cùng với đó, năng lực chế biến xuất khẩu gỗ, lâm sản có sự tăng trưởng mạnh về quy mô, số lượng, chất lượng và tính thẩm mỹ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đến nay, cả nước có 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó có 95% là doanh nghiệp tư nhân, 3,5% doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng. Số doanh nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu trên 1.800 doanh nghiệp, tăng hơn 300 doanh nghiệp so với năm 2017. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sản xuất và cung ứng thiết bị máy móc, sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng. 

 Diễn đàn ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018, giải pháp bứt phá năm 2019 - Hình 1

Toàn cảnh diễn đàn

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá thành quả của ngành lâm nghiệp đã khẳng định sự cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ, tinh thần làm việc say mê, đặc biệt là sự vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. Thủ tướng ghi nhận kết quả của ngành và biểu dương các thành tích nổi trội trong trồng rừng, bảo vệ rừng, chăm sóc rừng và chế biến xuất khẩu lâm sản đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế quốc gia nói chung và xuất khẩu của ngành nông nghiệp nói riêng. 

Tuy vậy, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập của ngành chế biến gỗ, lâm sản như: đầu tư của nhà nước chưa xứng đáng với tiềm năng, lợi thế của ngành, chính sách tín dụng chưa được triển khai tốt, chưa hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, chưa hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân trồng rừng, phát triển rừng nguyên liệu, việc bảo đảm nguồn nguyên liệu chất lượng còn hạn chế, mối liên kết giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến và thị trường còn chưa chặt chẽ, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia chưa được quan tâm đúng mức.

Tại diễn đàn, Thủ tướng đã đặt ra yêu cầu ngành cần tiếp tục bứt phá trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Kim ngạch xuất khẩu không chỉ đạt 11 tỷ USD trong năm 2019 mà phải đạt mức cao hơn, phấn đấu đạt 13 tỷ USD vào năm 2020 và đến năm 2025 đạt 20 tỷ USD gắn với khát vọng vươn lên là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gỗ và lâm sản, Việt Nam là trung tâm sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của thế giới. 

Thủ tướng cũng gợi mở những giải pháp đầu tiên, đó là đề nghị các bộ, ngành triển khai đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ cho đầu tư trồng rừng, xây dựng và phát triển các công trình hạ tầng lâm sinh; ngành ngân hàng cần nghiên cứu gói tín dụng cụ thể với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, đề người dân trồng rừng thuận lợi tiếp cận, vay vốn trồng rừng sản xuất, tạo vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó là các giải pháp về công nghệ, nguồn nhân lực trình độ cao, liên kết, thị trường...

Trong thời gian tới, cùng với hội nhập quốc tế và sự tham gia các hiệp định thương mại, xu hướng nguồn nguyên liệu hợp pháp trong nước ngày càng chủ động sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm đồ gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời duy trì được khả năng xuất siêu ở mức cao hơn. Đây là cơ sở để năm 2019, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ USD, tương ứng tăng trưởng khoảng 18% so với năm 2018. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu, bên cạnh các thị trường truyền thống, sự gia tăng tiêu thụ tại các thị trường mới, tiềm năng như Canada, Liên minh Kinh tế Á-Âu, Trung Nam Á...mở ra cơ hội cho xuất khẩu đồ gỗ cảu Việt Nam thời gian tới, đặc biệt là đồ gỗ nội thất trang trí phong cách cổ điển.

Thủ tướng hy vọng diễn đàn tìm giải pháp biến Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất chế biến gỗ của thế giới. Chú ý hơn nữa công tác thiết kế sản phẩm có mẫu mã đẹp, gia tăng giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ để tránh giá trị thấp và tiêu tốn nguyên liệu.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Công Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đã trình bày tham luận “Hiệp định CPTPP và VPA/FLEGT: Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam”. Ông Quyền đã trình bày về thực trạng xuất nhập khẩu gỗ hiện tại của Việt Nam với các nước tham gia Hiệp định CPTPP, thị trường EU, cơ hội và thách thức đối với ngành gỗ Việt Nam khi tham gia các hiệp định này. Giải pháp được ông Quyền đưa ra là, quan tâm đến nguyên liệu bằng cách mở rộng diện tích trồng rừng, sử dụng nguyên liệu hợp lý, phát triển các sản phẩm gỗ kết hợp với tre, kim loại... Cần có các cơ chế, chính sách thực hiện các mô hình liên kết có hiệu quả, xây dựng các vùng sản xuất gỗ để tận dụng phế liệu tối đa, giảm chi phí vận chuyển, sớm ứng dụng công nghệ thông tin trong thu mua, chế biến gỗ...Ông Quyền cũng đưa ra kiến nghị, Chính phủ và bộ ngành sớm triển khai hướng dẫn liên quan đến các hiệp định; nhà nước và hệ thống ngân hàng áp dụng coi trọng doanh nghiệp, đưa ra gói tín dụng cho vay hỗ tợ doanh nghiệp sản xuất...

Cũng tại diễn đàn, bà Dương Thị Tú Trinh – Giám đốc Công ty TNHH Thượng Nguyên đã trình bày tham luận “Hiện trạng và phát triển công nghệ chế biến lâm sản Việt Nam”, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Công ty Cổ phần Kiến trúc A-A đã trình bày tham luận “Xây dựng thương hiệu gỗ Việt”; ông Trần Văn Chử, Hiệu trường Trường Đại học Lâm Nghiệp đã trình bày tham luận “Nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản”.

Cũng tại diễn đàn, đã có 41 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự thành công của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu được vinh danh.

Trúc Mai 

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Ngày 24/4, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện các KCN thành lập giai đoạn 2022-2025.

Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024
Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024

Ngày 24/4, tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu Hội Soóng, tỉnh Quảng Ninh cọ đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn.

Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng
Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng

Liên quan đến vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả, Cơ quan CSĐT Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm một đối tượng về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Chiều ngày 24/4, tại thành phố Móng Cái, Cục Hải quan tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) biên giới và phát triển đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

Công an TP. Thanh Hóa bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Công an TP. Thanh Hóa bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Quảng Ninh: Tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Quảng Ninh: Tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự (ANTT), tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, cơ sở, Công an tỉnh đã thành lập đoàn liên ngành gồm nhiều đơn vị nghiệp vụ tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.