Đoàn gồm 30 thành viên là những doanh nhân, trí thức, du học sinh đến từ các nước Mỹ, Canada, Nhật, Úc… và hoạt động trên nhiều lĩnh vực: năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, CNTT, xử lý rác, du lịch, môi trường, giáo dục, y tế, tư vấn đầu tư ….

Tiếp đoàn có ông Lê Văn Nưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cùng nhiều đại diện của các Sở- Ban, ngành trên địa bàn tỉnh liên quan đến các lĩnh vực mà đoàn kiều bào đang mong muốn được đầu tư và hợp tác như: Sở Văn hóa Du lịch, Sở Công thương, Sở nông nghiệp…

Đoàn doanh nhân, trí thức kiều bào đến thăm và tìm cơ hội đầu tư tại An Giang - Hình 1

Ông Lê Văn Nưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu tại hội nghị (Ảnh:Bảo Lan)

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Văn Nưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã bày tỏ niềm vui được đón tiếp đoàn và cảm ơn sâu sắc đến các thành viên của đoàn, trong đó có UBNVNONN TP.HCM  đã quan tâm và là cầu nối đưa đoàn đến với tỉnh An Giang.

Phó chủ tịch UBND Tỉnh An Giang cũng đã giới thiệu khái quát về vị trí địa lý, tiềm năng và lợi thế của tỉnh An giang. Đồng thời, ông Lê Văn Nưng cũng báo cáo với đoàn về những kết quả mà tỉnh đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế - xã hội mà tỉnh đã đạt của năm 2017.

An Giang là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, với ngành nông nghiệp và du lịch là hai lĩnh vực kinh tế chính của tỉnh, dân số với khoảng 2.163.000 người và với hơn 1.200.000 đang ở tuổi lao động.

Cùng với 3 cửa khẩu biên giới là Vĩnh Xương, Khánh Bình và Tịnh Biên thì An Giang cũng có nhiều điều kiện cho việc phát triển thương mại, dịch vụ, xuất khẩu.

Về lĩnh vực kinh tế, ông Lê Văn Nưng cho biết, dù vẫn còn một số hạn chế nhưng năm 2017, cũng là năm mà An Giang đã duy trì tốt mức độ tăng trưởng và đạt được các mục tiêu về kinh tế - xã hội mà tỉnh đã đề ra so với năm 2016. Cụ thể: GRDP có tốc độ tăng trưởng là 5,11% (năm 2016 là 4,4%); Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,02% (năm 2016 là 0,40%); Khu vực Công nghiệp –xây dựng tăng 7,02% (năm 2016 là 6,69%); Khu vực dịch vụ tăng 7,22% (năm 2016 là 6,67%).

Đoàn doanh nhân, trí thức kiều bào đến thăm và tìm cơ hội đầu tư tại An Giang - Hình 2

Doanh nhân Nguyễn Đình Uyên (kiều bào Mỹ) mong muốn được hợp tác và giảng dạy tại các hệ thống giáo dục của An giang trong lĩnh vực CNTT, vì CNTT chính là nền tảng giúp An Giang thực hiện tốt mục tiêu của mình (Ảnh: Bảo Lan). 

Kim ngạch xuất khẩu đạt 820 triệu USD tăng 17% so với năm 2016; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 26,192 tỷ đồng và tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 5.780 tỷ đồng đều vược xa so với kế hoạch đề ra.

Ngoài ra, theo Phó Chủ tịch UBND Tỉnh thì năm 2017 cũng là một năm thành công của tỉnh trong lĩnh vực đầu tư. Trong tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh là 8.568 doanh nghiệp, có 799 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn là 3,805 tỷ đồng (tăng 30,13 về số lượng và tăng 33,84% về số vốn đăng ký).

Thu hút 86 dự án đầu tư mới, với tổng số vốn đăng ký là 15.251 tỷ đồng (tăng 30,30% so với năm 2016). Lũy kế trong 2 năm (2016-2017), An Giang đã thu hút được 152 dự án đầu tư, trong khi đó năm 2011-2015 tỉnh chỉ thu hút được 72 dự án.

Tính đến hết năm 2017, An Giang có 18 dự án doanh nghiệp do kiều bào thành lập, với tổng số vốn điều kệ là 336 tỷ đồng, bao gồm các kiều bào đến từ Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Nhật, Bỉ, Hà Lan…

Đoàn doanh nhân, trí thức kiều bào đến thăm và tìm cơ hội đầu tư tại An Giang - Hình 3

Doanh nhân Lê Ngọc Lâm (kiều bào Nhật) mong muốn là địa chỉ kết nối giúp An Giang đưa được các sản phẩm nông nghiệp cảu tỉnh vào thị trường Nhật và một số thị trường khác như Mỹ, EU.. (Ảnh:Bảo Lan).

Bên cạnh những lợi thế về kinh tế xã hội, thì An Giang cũng là một tỉnh có nguồn lao động dồi dào, với trên 56,6% người dân đang ở tuổi lao động. Cùng với hệ thống giao thông cả về đường bộ và đường thủy cũng sẽ là một lợi thế rất tốt cho các nhà đầu tư khi có chi phí vận chuyển thấp.  

Ngoài ra, ông Lê Văn Nưng cũng giới thiệu với các nhà đầu tư kiều bào một số dự án mà tỉnh đang tập trung ưu tiên phát triển như nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, xây dựng hạ thầng và CNTT…

Đại diện phía đoàn doanh nhân kiều bào, ông Trần Hòa Phương – Phó Chủ nhiệm UBNVNONN cũng cho biết, với vai trò là cầu nối - UBNVNONN luôn sẵn sàng, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để đội ngũ kiều bào trí thức được tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các địa phương, xem đó như một phần chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của rất nhiều kiều bào muốn quay về đóng góp cho đất nước.

Vì vậy, đến với cuộc hội thảo, hầu hết các thành viên trong đoàn đều có những ý kiến đóng góp, kiến nghị thiết thực với lãnh đạo và các Sở - Ngành của tỉnh An Giang. Trong đó, các vấn đề về CNTT, giáo dục, xử lý rác, chống biến đổi khí hậu, môi trường, hạ tầng giao thông…nhất là 02 lĩnh vực phát triển nông nghiệp và du lịch là 2 lĩnh vực thế mạnh của tỉnh đều được các nhà đầu tư kiều bào quan tâm.

Đoàn doanh nhân, trí thức kiều bào đến thăm và tìm cơ hội đầu tư tại An Giang - Hình 4

Doanh nhân Trương Lưu Minh (kiều bào Mỹ) mong muốn An Giang nên ưu tiên cho các dự án phát triển du lịch, trong đó có cả việc phát triển hạ tầng (Ảnh:Bảo Lan).

Doanh nhân Nguyễn Đình Uyên ( kiều bào Mỹ) cho rằng, muốn phát triển một nền kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, thì việc áp dụng CNTT vào trong quản lý, điều hành cũng như hoạt động của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Bởi CNTT không chỉ làm giảm chi phí lao động, mà còn mang lại năng xuất cao cho sản phẩm. Vì vậy, tôi cho rằng tỉnh nên tập trung cho việc phát triển CNTT ngay tại các bộ phận cơ quan nhà nước trong thủ tục hành chính, cấp phép, đến trường học, doanh nghiệp và cả những hộ nông dân.

“Với một hệ thống cơ sở giáo dục và đào tạo của An Giang từ bậc đại học, trung học, đến cao đẳng dạy nghề đang có số lượng sinh viên khoảng trên 10.000 sinh viên. Vì vậy, là giảng viên của khoa điện tử - viễn thông trường ĐH  Quốc tế TP.HCM, tôi mong muốn được tham gia giảng dạy tại hệ thống giáo dục của An Giang”. Anh Uyên cho hay.

Cũng mong muốn được làm cầu nối cho bà con nông dân của tỉnh An Giang xuất khẩu những loại sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như Xoài, Chuối.. qua thị trường Nhật, cũng như qua các thị trường khác. Anh Lê Ngọc Lâm (Kiều bào Nhật” cũng kiến nghị với lãnh đạo An Giang, nên chú trọng phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và áp dụng cho bà con nông dân. Vì “chỉ có sản phẩm đủ chất lượng và đáp ứng yêu cầu của thị trường thì mới có thể tiêu thụ”.

Ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, anh Lâm cũng đề nghị tỉnh nên chú trọng vào các vấn đề thủ tục hành chính, cấp phép… vì đây cũng là một trong những rào cản khiến nhà đầu tư thiếu mặn mà.

Chị Trần Thị Hiến Thanh - Giám đốc công ty du lịch cò Việt (VNG travel) cũng cho rằng, An Giang là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, như thuận lợi về giao thông, thắng cảnh, cửa khẩu, nét văn hóa tín ngưỡng chùa chiền chính là lợi thế để An Giang phát tiển du lịch tâm linh. 

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của các tour lữ hành và du khách quốc tế, thì tỉnh An giang cần phải đầu tư hơn nữa trong công tác quảng bá, xây dựng những cuộc hội thảo để giới thiệu về các danh lam thắng cảnh, xây dựng những tour du lịch trải nghiệm thực tế, những khu nghĩ dưỡng homestay… Ngoài ra,  chúng tôi hy vọng An Giang cũng sẽ có những ưu đãi dành cho các dự án phát triển du lịch”. Chị Thanh khuyến nghị thêm.

Đoàn doanh nhân, trí thức kiều bào đến thăm và tìm cơ hội đầu tư tại An Giang - Hình 5

An giang cần phải đầu tư hơn nữa trong công tác quảng bá, xây dựng những cuộc hội thảo để giới thiệu về các danh lam thắng cảnh, xây dựng những tour du lịch trải nghiệm thực tế, những khu nghĩ dưỡng homestay (ảnh:Bảo Lan)

Ngoài ra, nhiểu doanh nhân khác như Trương Lưu Minh (kiều bào Mỹ), Huỳnh Hữu Trí (du học sinh Mỹ), doanh nhâ Đỗ Nhân, doanh nhân Lê Ngọc Thạnh… đều cho biết rất mong muốn được hợp tác và tham gia đầu tư vào An Giang thông qua các dự án mà tỉnh đang có nhu cầu.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp của các doanh nhân kiều bào, Phó chủ tịch UBND Tỉnh An Giang - Lê Văn Nưng cũng cam kết sẽ tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư với các chính sách về thuế, tiền thuê đất, thủ tục hành chính và sẽ xem xét cụ thể từng dự án để có các phương án phù hợp, giúp các nhà đầu tư đến với An Giang.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch An Giang cũng giới thiệu một số lĩnh vực tỉnh đang kêu gọi đầu tư gồm: Trong lĩnh vực nông nghiệp như: Dự án Khu Công nghiệp ứng dụng CNC, Dự án Khu liện hiệp sản xuất – chế biến- xuất khẩu lúa gạo và rau màu tỉnh An Giang, Dự án Liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, Dự án Nhà máy phục vụ chuỗi cung ứng giống, liên kết sản xuất và cơ sở chế biến chuối đạt tiêu chuẩn quốc tế, Nhà máy chế biến rau củ quả…

Trong lĩnh vực Công nghiệp gồm: Khu công nghiệp Bình Long mở rộng, Khu công nghiệp Vàm Cống, Khu công nghiệp Hội An, Khu nghỉ dưỡng + vọng cảnh Vồ Bồ Hong, Khu bảo tồn sinh thái;…

Thương mại dịch vụ bao gồm: Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, Khu thương mại- công nghiệp cửa khẩu Khánh Bình, Khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh…

Ông Lê Văn Nưng cũng khẳng định, An Giang phát triển kinh tế trên nền tảng du lịch và nông nghiệp và hiện nay, tỉnh vẫn đang không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nền nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, lĩnh vực du lịch cũng đã được Thủ tướng định hướng phát triển đến 2030 cho cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đây chính là lợi thế để An Giang bứt phá về du lịch trong thời gian tới.

“Tôi đánh giá cao đóng góp của đội ngũ kiều bào, là những doanh nhân có tri thức và tâm huyết đóng góp cho công cuộc xây dựng quê hương nói chung và cho tỉnh An Giang nói riêng. Với phương châm “hợp tác, mở cửa và thân thiện”, chúng tôi luôn xem thành công của các nhà đầu tư là thành công của tỉnh. Đó cũng chính là cam kết, chúng tôi sẽ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác, cũng như tạo mọi điều kiện cho kiều bào đầu tư, hoạt động thành công tại An Giang”. Ông Lê Văn Nưng nhấn mạnh.

Bảo Lan