Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập

THCL Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đánh giá, năm 2015, mặc dù có những diễn biến phức tạp trên thế giới, nhưng Việt Nam đã đạt được những mục tiêu cơ bản đặt ra, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, hệ thống tài chính duy trì ổn định. Xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 3 bậc…

Thách thức ở phía trước

Phó Thủ tướng đánh giá cao sự cố gắng của các DN, các hiệp hội DN trong và ngoài nước thời gian qua, đồng thời, mong muốn cộng đồng DN tiếp tục tái cơ cấu để nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ mới.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, đây là giai đoạn Việt Nam đang cải cách thực chất thể chế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đang đặt ra với Việt Nam.

Năng suất, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, cải cách hành chính, chống tham nhũng, cũng như việc chuẩn bị để hộp nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới còn nhiều bất cập; môi trường kinh doanh tuy được cải thiện nhiều về thể chế, nhưng khâu thực thi còn nhiều yếu kém.

Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và còn nhiều việc phải làm. Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là về hội nhập kinh tế thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), đã ký kết và đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, hoàn thiện hệ thống pháp luật là hết sức cần thiết.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, nhìn chung, nỗ lực cải cách thể chế của Chính phủ và các cấp, ngành đã đạt những kết quả tích cực, song chưa đáp ứng được kỳ vọng của DN. Khảo sát gần đây của VCCI cho thấy, về cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan, tín hiệu đáng lo ngại là DN tư nhân càng lớn thì chi phí “ăn theo” thủ tục hành chính càng cao; DN quy mô càng lớn và kinh doanh càng thành công thì bị thanh tra, kiểm tra càng nhiều. Đây là một lực cản đáng kể khiến cho các DN không lớn lên được và quy mô bình quân của DN Việt Nam đang nhỏ dần đi theo các số liệu thống kê công bố gần đây. Đó là điều cần phải được quan tâm xem xét và có biện pháp khắc phục.

Vì sự bền vững của DN

Tại Diễn đàn DN Việt Nam (VBF) thường niên cuối kỳ năm 2015 diễn ra tại Hà Nội vừa qua, bà Virginia B.Foote, Phó chủ tịch HĐQT Phòng Thương mại Hoa Kỳ, đồng Chủ tịch Diễn đàn DN Việt Nam nhận định, kể từ Diễn đàn VBF giữa kỳ được tổ chức vào tháng 6/2015, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong các vấn đề quan trọng đối với DN, đặc biệt là kết quả đàm phán của Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 10/2015; các cam kết trong Nghị quyết số 19 năm 2015, cũng như rất nhiều các văn bản pháp luật quan trọng được ban hành và có hiệu lực trong năm 2015.

Tuy nhiên, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các DN, bà Virginia B.Foote cho rằng, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và giảm thiểu gánh nặng hành chính thông qua việc giảm lượng tiền mặt, giấy tờ và giao dịch thanh toán trực tiếp giữa các DN và giữa DN với Chính phủ. Bên cạnh đó, vấn đề Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đó là cải thiện cơ sở hạ tầng cứng, sản xuất năng lượng, kế hoạch phát triển điện, ngành than, các ngành công nghiệp...

Trong khi theo ông Vũ Tiến Lộc, điều quan ngại lớn nhất là sự phát triển kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng, nhưng khu vực kinh tế tư nhân vẫn “cô đơn”. Vì vậy, theo ông Lộc, năm 2016, định hướng là sẽ thực thi các hiệp định thương mại mới, VCCI sẽ kết hợp với từng ngành hàng để trao đổi và hình thành nên các liên minh DN, thúc đẩy DN tư nhân trong nước tham gia chuỗi toàn cầu, đặc biệt là hỗ trợ chính sách ngành hàng thay vì các DN đơn lẻ.

Ông Kyle F, Giám đốc Khu vực Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đánh giá, năm 2015, đã chứng kiến những nỗ lực hội nhập rất lớn của Việt Nam khi tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do quan trọng như FTA với EU, FTA Việt Nam - Hàn Quốc; cũng như hoàn tất đàm phán TPP. Nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng - trên 6,5%, đây là cơ hội vàng để Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và phát triển. Và để phát triển mạnh mẽ, Việt Nam cần khai thác cơ hội để thúc đẩy khu vực DN sáng tạo nhằm tiến xa hơn trong chuỗi giá trị. Đồng thời, Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển môi trường kinh doanh, gắn kết giữa các khu vực kinh tế.

2016 sẽ là năm tăng tốc chuẩn bị cho việc thực hiện các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã và đang ký kết giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Các DN cũng đang rất cần thông tin, phải là những thông tin rất chi tiết, đầy đủ, thậm chí mang tính kỹ thuật cao mà chỉ những chuyên gia tham gia đàm phán mới có thể giải đáp.

Vì thế, Chính phủ, các bộ, ngành, các hiệp hội DN và giới truyền thông cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới các DN về tình hình hội nhập, về các cam kết quốc tế, cũng như những kiến thức, thông tin cụ thể, chi tiết hơn về các hiệp định thương mại tự do.

Báo cáo của VCCI cho thấy, cộng đồng DN tiếp tục có nhiều kiến nghị về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Bên cạnh đó, cộng đồng DN cũng đang quan tâm nhiều tới vấn đề tiền lương tối thiểu, về bảo hiểm xã hội, về thời gian làm thêm theo quy định của pháp luật, về nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng…

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh mong muốn các DN cả trong nước và ngoài nước chủ động tái cơ cấu, thay đổi phương thức quản trị, nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh của mình để đứng vững trong thị trường Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế. Đồng thời khẳng định, Chính phủ cam kết sẽ kề vai sát cánh với các DN và lắng nghe ý kiến của DN để cùng tháo gỡ những khó khăn, kiến nghị chính đáng, hợp pháp, hợp lý mà các DN đã đề ra, cũng như bảo đảm các quyền lợi chính đáng của DN.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Năm 2016, Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng cao hơn, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu… tạo nên sức cộng hưởng để thúc đẩy nền kinh tế, cũng như các DN bước sang một giai đoạn mới.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.