Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Bài 10: Lai Châu - tập trung cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Năm 2024 - có ý nghĩa với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu: Quyết định đến việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

Thành phố Lai Châu

Ưu tiên Thực hiện Chương trình MTQG

Trên cơ sở kết quả đạt được năm 2023 và dự báo những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thời gian tới, tỉnh Lai Châu đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tăng tốc, bứt phá, phấn đấu về đích sớm nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra…

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu, dân số toàn tỉnh có trên 484.000 người, gồm 20 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc là Mảng, Cống, Lự, Si La thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù.

Toàn tỉnh vẫn còn 4 huyện nghèo, 54 xã và 558 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 28,54%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số lên tới 99,07%. Như vậy, tuyệt đại đa số người nghèo ở Lai Châu là người dân tộc thiểu số.

Thành phố Lai Châu hôm nay có quy hoạch hiện đại (Ảnh: Đặng Hưng)

Với những con số đặc thù như vậy, tỉnh Lai Châu luôn đánh giá cao và kỳ vọng Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình) - là một động lực lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.  

Để đưa Chương trình vào cuộc sống, việc thành lập ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở, được tỉnh triển khai kịp thời, đồng bộ. ban chỉ đạo các cấp đã ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

Đặc biệt, công tác phối hợp giữa cơ quan chủ quản Chương trình với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị, thành phố, được thực hiện chặt chẽ, kịp thời. Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng để kịp thời hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo đúng quy định hiện hành và tiến độ được giao.

Thời gian qua, công tác triển khai thực hiện Chương trình được quan tâm chỉ đạo quyết liệt. HĐND và UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản quản lý, điều hành thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cấp, các ngành từng bước tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung trong Chương trình.

Trong 3 năm (2021 – 2023), tỉnh Lai Châu được giao tổng kế hoạch vốn để thực hiện Chương trình trên 1.559 tỷ đồng, trong đó, vốn sự nghiệp gần 780 tỷ đồng, vốn đầu tư trên 779 tỷ đồng.

Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm tổ chức thực hiện và việc không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quy định về cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng nên kết quả giải ngân vốn đầu tư của Lai Châu đạt khá cao (43%); đồng thời trên 14 tỷ đồng vốn sự nghiệp cũng đã được thực hiện.

Lai Châu ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp, cửa khẩu

Việc triển khai có hiệu quả Chương trình có ý nghĩa, vai trò quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh miền núi, biên giới Lai Châu; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số một cách đồng bộ, từng bước làm thay đổi diện mạo của vùng; bảo đảm an sinh xã hội cho hộ nghèo dân tộc thiêu số; thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập cho đồng bào  so với mức bình quân chung của tỉnh.

Tại hội nghị sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình các tỉnh, thành phố phía bắc, do Ủy ban Dân tộc tổ chức (tháng 6/2023, tại Tuyên Quang), Lai Châu được ghi nhận là địa phương có tốc độ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao với mức giảm 3,68%, vượt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao là 3%. Tỉnh có 5 xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

Kết quả này cho thấy, ở Lai Châu, việc triển khai thực hiện Chương trình, đã đem lại hiệu quả tích cực trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Tỉnh đã tận dụng thời cơ từ các chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc tạo bước phát triển đột phá cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Nhờ có Chương trình, chính sách đại đoàn kết các dân tộc được phát huy. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được duy trì ổn định.

Qua 3 năm triển khai, Lai Châu rút ra những bài học kinh nghiệm. Theo đó,  tỉnh đã xác định thực hiện Chương trình là một trong những nội dung ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp, sự điều hành, chỉ đạo sát sao của chính quyền, sự phối hợp của MTTQ và các đoàn thể, luôn được quan tâm thực hiện. Công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy ý chí tự lực tự cường trong Nhân dân, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước được quan tâm đẩy mạnh.

Tỉnh thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ đến cơ sở, giao cho UBND huyện, xã làm chủ đầu tư các công trình xây dựng nhằm tạo sự chủ động và tham gia tích cực của người dân, cộng đồng vào các dự án tại địa phương.

Du lịch Lai Châu

Bài học quan trọng nữa đó là trong quá trình triển khai Chương trình, phải công khai, minh bạch, dân chủ trong cộng đồng để việc xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung sát với điều kiện ở cơ sở; thực hiện nghiêm quy chế tập trung dân chủ, tôn trọng ý kiến của nhân dân trong lựa chọn công trình đầu tư, nội dung hỗ trợ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia trực tếp vào thực hiện mục tiêu của Chương trình; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và chấn chỉnh những sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện ở các cấp cơ sở.

Những bài học kinh nghiệm đó - tiếp tục được Lai Châu vận dụng trong giai đoạn 2023 – 2025; đồng thời, thường xuyên tổ chức đánh giá tình hình triển khai thực hiện từng công trình, từng dự án để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc về thủ tục, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thì mới có thể đẩy mạnh giải ngân vốn của Chương trình.

Kết quả giải ngân vốn - là một trong những thước đo đánh giá Chương trình có đi vào cuộc sống hay không, khi các mục tiêu tỉnh đặt ra khá cao và vẫn đang còn ở phía trước: Phấn đấu đến cuối giai đoạn I (năm 2025), 25% số thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn; 31% số xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn và 1 huyện thoát khỏi tình trạng nghèo.

Nỗ lực giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo

Những năm qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lai Châu đã tích cực, chủ động giúp đỡ người dân các dân tộc vùng biên giới phát triển kinh tế. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, tình đoàn kết quân dân củng cố, bền chặt.

Được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, những năm qua, tỉnh Lai Châu đã có nhiều giải pháp đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt  cho Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhất là đồng bào các dân tộc trên khu vực biên giới; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng – an ninh được củng cố và tăng cường; quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.

Nhân dân khu vực biên giới tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên giới.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định và các hướng dẫn của cấp trên, trọng tâm là Nghị quyết số 25-NQ/TW, Kết luận số 43-KL/TW, Chương trình hành động của tỉnh, Kế hoạch, Nghị quyết của Đảng ủy BĐBP tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng của BĐBP tỉnh Lai Châu trong tình hình mới.

Hằng năm, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch công tác vận động quần chúng, trong đó tập trung chỉ đạo các đồn BP căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị, để lựa chọn các mô hình “Dân vận khéo” phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa bàn biên giới, qua đó tuyên truyền vận động cán bộ và Nhân dân thực hiện có hiệu quả, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, tập hợp, động viên, đoàn kết các  tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

BĐBP tỉnh Lai Châu quản lý, bảo vệ đoạn biên giới Việt Nam - Trung  Quốc dài 265,165 km, 101 mốc quốc giới, địa bàn bi n giới quản lý 211 bản, thuộc 22 xã/4 huyện biên giới (Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn), dân số 18.141 khẩu/86.044 khẩu. Lực lượng biên phòng đã quán triệt, thực hiện tốt nghị quyết của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2020; các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, của Đảng ủy BĐBP và của cấp trên về xây dựng, củng cố chính trị cơ sở, thực hiện mô hình giúp dân phát triển kinh tế - xã hội.

Bằng nhiều hình thức và cách làm hiệu quả, 10 năm trở lại đây, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tập trung chỉ đạo các đồn BP lựa chọn các mô hình giúp dân phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, nhiều mô hình đã được triển khai thực hiện, được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân đánh giá cao.

Điển hình như các mô hình: Nhóm hộ gia đình nuôi cá tầm, cá hồi tại các bản Dền Sung, Sàng Ma Pho, xã Sin Suối Hồ; chăn nuôi bò sinh sản tại bản Nhóm II, xã Vàng Ma Chải; trồng chanh leo tại các bản Pô Tô, Hồ Thầu, Huổi Luông 1/xã Huổi Luông, mô hình HTX Biên Cương bảo tồn và phát triển cây chè cổ thụ tại xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ; nuôi lợn thương phẩm tại các bản An Tần, Pa Tần 3/xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ; mô hình nuôi bò tập trung tại bản Tân Biên, Mu Chi, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè...

Một góc thành phố Lai Châu

Việc triển khai các mô hình giúp dân ở các đồn BP, đã làm chuyển biến nhận thức trong Nhân dân biết tự chủ trong lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, tích cực tăng gia, chăn nuôi có ý thức tự vươn lên, từng bước ổn định cuộc sống.

Từ các mô hình này, nhận thức của người dân đã thay đổi, tận dụng đất đai, không để hoang hóa, biết cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, tự vươn lên thoát nghèo, góp phần củng cố “thế trận lòng dân” vùng biên vững chắc.

2024 - tăng tốc, bứt phá, phấn đấu về đích…

Năm 2024, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm cao của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của Nhân dân, đồng hành của doanh nghiệp - tiếp tục là thuận lợi lớn để Lai Châu thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.

Những khó khăn về thể chế, chính sách, từng bước được tháo gỡ; các chính sách, đề án, chương trình trọng điểm, chương trình MTQG trong giai đoạn 2021 – 2025, tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh; nhiều dự án đầu tư công và đầu tư ngoài NSNN hoàn thành - sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng khả năng huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển…

Đây chính là những điều kiện thuận lợi để Lai Châu phấn đấu đạt được các mục tiêu chủ yếu:

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khoảng 9%; GRDP bình quân đầu người khoảng 51,5 triệu đồn; giá trị gia tăng ngành nông nghiệp 4,1%; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 225,5 nghìn tấn; tốc độ tăng trưởng đàn gia súc 5,1%;

Thành phố Lai Châu được đầu tư hạ tầng khá đồng bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 46,8%, có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 52,9%; thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.236 tỷ đồng; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 68,4%;

60% dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử; 13,1 bác sỹ/1 vạn dân; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,8%, riêng các huyện nghèo giảm 5,4%; giải quyết việc làm cho 8.920 lao động; đào tạo cho 8.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,6%...

Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh Lai Châu xác định:

Tiếp tục giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất của các cấp ủy và tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao;

Quán triệt sâu rộng chủ đề công tác của Tỉnh ủy năm 2024 và chủ đề học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, khơi dậy khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đưa Lai Châu phát triển nhanh và bền vững” đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân, từ đó cụ thể hóa để triển khai thực hiện gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương;

Các món đặc sản Lai Châu

Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiên nghiêm Kết luận số 21-KL/TW của Bộ Chính trị về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng; phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ;

tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, tập trung vào các ngành, lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; tếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng;

Khẩn trương triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu; ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050: Xác định rõ các nhiệm vụ, phân công cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện với lộ trình, tiến độ cụ thể; tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị, các kế hoạch, chương trình, đề án có liên quan bảo đảm phù hợp, thống nhất với Quy hoạch tỉnh để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Đồng thời, tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong đó:

Sẽ khẩn trương cụ thể hóa Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024; tập trung rà soát, cụ thể hóa, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của tỉnh để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” về thể chế thuộc thẩm quyền của tỉnh;

Rà soát kết quả thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2026, để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt những chỉ tiêu đạt thấp, dự báo khó đạt, phấn đấu đạt cao nhất vào cuối nhiệm kỳ, đồng thời duy trì tốt, nâng cao hơn nữa các chỉ tiêu đã đạt;

Nhiều địa phương trong tỉnh Lai Châu nỗ lực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (Ảnh https://giamngheobenvung.vietnamnet.vn/)

Tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tập trung đầu tư có trọng điểm gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng theo chiều sâu, phát triển các ngành kinh tế có lợi thế; phát triển kinh tế đảm bảo hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội (đây là quan điểm, nhiệm vụ đã được nêu rõ trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt);

Đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2024 đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ, đúng quy định; tập trung thu ngân sách trên địa bàn, phấn đấu đạt cao nhất so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.

Lai Châu tiếp tục chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa - xã hội; tập trung khắc phục từng bước tình trạng thiếu giáo viên trên địa bàn; thực hiện quyết liệt các chương trình MTQG; chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững.

Với tinh thần “Quyết tâm, quyết liệt, kỷ luật, kỷ cương, chủ động, sáng tạo” - Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc  tỉnh Lai Châu sẽ đoàn kết, nỗ lực đạt được các mục tiêu đề ra và về đích sớm nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Công văn số 981-CV/BTGTU, ngày 29/3/2024 về việc đẩy mạnh tuyên truyền sự kiện Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. trong đó, đề nghị:  

Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền (theo Hướng dẫn số 156-HD/BTGTU, ngày 25/1/2024 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy);

Tạo sinh kế, giúp người dân vươn lên thoát nghèo

Chú trọng phát huy hiệu quả của đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện, hệ thống loa, đài truyền thanh cơ sở, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, Internet và các trang mạng xã hội, tuyên truyền trực quan bằng hệ thống băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, ap phích... để đẩy mạnh truyền thông, giáo dục về sự kiện kỷ niệm, tạo không khí vui mừng phấn khởi, tự hào và tin tưởng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh; hưởng ứng và phát động các phong trào thi đua phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị;

Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, người có công với cách mạng; tổ chức gặp mặt, tọa đàm, nói chuyện truyền thống tại các trường học trên địa bàn; tri ân các cựu chiến binh, thanh niên xung phong tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng; tổ chức các hoạt động về nguồn, thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ...

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan (lực lượng vũ trang, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh các cấp...) tăng cường giáo dục truyền thống bằng nhiều hình thức trong hệ thống các trường học của tỉnh (tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện truyền thống, gặp gỡ nhân chứng lịch sử...);

Qua đó, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch về ý nghĩa lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ, khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ cho quê hương đất nước.

Công tác giảm nghèo là chương trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Lai Châu (Ảnh: Lê Anh Dũng) 

Báo Lai Châu, Đài Phát thanh – Truyền hình, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang Thông tin điện tử Tỉnh ủy, Cổng Thông tin đối ngoại tỉnh tăng cường tin, bài, phóng sự, dành dung lượng, thời lượng hợp lý tuyên truyền trên Cổng, Trang thông tin điện tử; báo điện tử, báo thường kỳ, báo cuối tuần, báo dành cho đồng bào các dân tộc vùng cao; Tạp chí văn nghệ Lai Châu; chương trình phát thanh, truyền hình tiếng phổ thông; biên dịch phát sóng trên các chương trình phát thanh, truyền hình bằng các thứ tiếng (Thái, Mông, Dao, Hà Nhì);

Tăng thời lượng, tần suất thông tin vào giờ cao điểm, chương trình thời sự, các chuyên mục được người dân quan tâm; đẩy mạnh trên trang fanpage và kênh youtube, zalo, titok của Đài; facebook, youtube của Báo Lai Châu.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh chủ động liên hệ các cơ quan, đơn vị của Trung ương để tổ chức tiếp sóng trực tiếp từ Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam để phát sóng các chương trình, các hoạt động kỷ niệm, các bộ phim tài liệu về sự kiện trên sóng phát thanh - truyền hình tỉnh.

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tích cực động viên, khuyến khích đội ngũ văn, nghệ sỹ tham gia sác tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, bảo đảm phong phú, đa dạng về loại hình, giàu chất liệu nghệ thuật, truyền tải được tầm vóc cũng như tình cảm và niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc Lai Châu với sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền theo thế mạnh của ngành:

Phối hợp tổ chức biểu diễn văn hóa, văn nghệ; thông tin lưu động, tuyên truyền trực quan, lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các hoạt động chiếu bóng vùng cao, thông tin lưu động, thể dục thể thao... chú trọng hướng mạnh về cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới. Tăng cường phát các phóng sự, phim tài liệu liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ trên màn hình lớn tại khu vực quảng trường nhân dân các dân tộc tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp định hướng các cơ quan báo chí đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng về sự kiện; quản lý chặt chẽ các hoạt động thông tin, tuyên truyền, nhất là việc đăng tải thông tin trên báo, đài, Internet và mạng xã hội; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc đăng tải thông tin sai trái, xuyên tạc về sự kiện, chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta;

Phát huy vai trò của hệ thống thông tin cơ sở trong tỉnh triển khai công tác tuyên truyền; đẩy mạnh tuyên truyền trên trang fanpage của UBND tỉnh Lai Châu…

Bài cuối: Điện Biên xây dựng nhiều phương án giảm nghèo

Thủy Hương (Nguồn: https://dangcongsan.vn/; https://laichau.gov.vn/)

 

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang: Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp gần 75 ha tại Hiệp Hòa
Bắc Giang: Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp gần 75 ha tại Hiệp Hòa

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Danh Thắng - Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỷ lệ 1/500.

Bắc Ninh đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở
Bắc Ninh đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Tỉnh Bắc Ninh đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân liên quan tới tiêu chí thành lập, số lượng thành viên và chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn.

Công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu chứng nhận Cà rốt Lương Tài và Mỳ gạo Tử Nê
Công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu chứng nhận Cà rốt Lương Tài và Mỳ gạo Tử Nê

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với UBND huyện Lương Tài tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu chứng nhận Cà rốt Lương Tài và Mỳ gạo Tử Nê.

65 năm mở đường Trường Sơn - con đường huyền thoại của dân tộc Việt Nam
65 năm mở đường Trường Sơn - con đường huyền thoại của dân tộc Việt Nam

Cách đây 65 năm, vào đầu tháng 5/1959, sau Hội nghị Trung ương lần thứ 15, với chủ trương đẩy mạnh đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam, Bộ Chính trị đã giao cho Quân ủy Trung ương nghiên cứu tổ chức một đoàn giao thông quân sự đặc biệt, mở một tuyến giao thông và vận tải để đưa cán bộ, vũ khí và những hàng hóa cần thiết vào miền Nam.

Giám đốc điều hành IMF: AI sẽ tấn công thị trường lao động như một “cơn sóng thần”
Giám đốc điều hành IMF: AI sẽ tấn công thị trường lao động như một “cơn sóng thần”

Theo Fortune, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tấn công thị trường lao động như một “cơn sóng thần” và mọi người có rất ít thời gian để chuẩn bị sẵn sàng cho điều này.

VN-Index hôm nay: Dòng tiền đang có tâm lý “mua đuổi” FOMO
VN-Index hôm nay: Dòng tiền đang có tâm lý “mua đuổi” FOMO

Thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong đầu phiên giao dịch hôm nay 16/5 và chỉ số VN30-Index có thể sẽ kiểm tra lại mức hỗ trợ mới 1.285 điểm. Dòng tiền đang có tâm lý “mua đuổi” FOMO, nhà đầu tư nên tận dụng để cơ cấu danh mục.