Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp xuất khẩu cần "bám sát" thị trường nội địa để vượt khó

Trước những khó khăn của thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy hải sản, nông sản đang đặt kỳ vọng lớn vào thị trường tiêu thụ nội địa.

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy nửa đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,13 tỷ USD, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số các nhóm hàng thủy hải sản, cá tra có mức giảm mạnh nhất khi chỉ đạt 885 triệu USD, sụt 38% so với cùng kỳ 2022.

Đứng trước tình hình khó khăn này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tìm cách thâm nhập lại thị trường nội địa. Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản tại Phan Thiết cho biết năm ngoái, công ty chỉ sản xuất khoảng 2-3 mã sản phẩm cho thị trường trong nước, nay tăng gấp đôi. Hàng loạt sản phẩm của công ty len lỏi hầu hết hệ thống siêu thị trên toàn quốc. Đồng thời, công ty cũng đa dạng kênh phân phối cả online và offline để phục vụ người tiêu dùng trong nước.

"Nhờ vậy, doanh thu bán hàng nội địa 6 tháng đầu năm của công ty tăng 20%, phần nào bù lại sự sụt giảm của mảng xuất khẩu hơn 25%", ông cho hay.

Xuất khẩu giảm do sức mua của thị trường quốc tế suy yếu, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang nỗ lực tìm cơ hội trở mình tại thị trường nội địa. (Ảnh minh họa).
Xuất khẩu giảm do sức mua của thị trường quốc tế suy yếu, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang nỗ lực tìm cơ hội trở mình tại thị trường nội địa. (Ảnh minh họa).

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) Doãn Tới cho hay nửa đầu năm, xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty giảm 15-20% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là thị trường Trung Quốc trước đây chuộng cá tra Việt, giờ sức tiêu thụ giảm mạnh do khó khăn sau dịch bệnh.

Để có hướng đi mới, ông cho biết công ty đang tìm cách chinh phục lại thị trường nội địa, dù bài toán này cũng không dễ dàng. "Trước đây, chúng tôi chỉ bán sỉ nên hàng xuất cảng là hết trách nhiệm. Còn giờ bán lẻ, mọi khâu phải chặt chẽ từ đầu cho tới khi người tiêu dùng chế biến sản phẩm mới an tâm", ông nói.

Không chỉ thuỷ sản, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng ngày càng chú trọng thị trường nội địa. Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An cho biết trước giờ chỉ tập trung phát triển thị trường xuất khẩu mà quên "sân nhà". Nhưng 6 tháng đầu năm nay, ông làm việc với một số hệ thống siêu thị, cửa hàng trong nước mới nhận thấy tiềm năng thị trường nội địa rất lớn.

Theo ông, Việt Nam có 100 triệu dân và sức tiêu thụ đang lớn dần. Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm chất lượng cao, sạch. Điển hình, mùa thu hoạch 20 ha măng cụt của công ty ông năm nay sản lượng không đủ cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng. "Toàn bộ 50 tấn măng cụt sạch của công ty đợt rồi cháy hàng", ông Huy nói.

Bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông VASEP nhận định, vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp coi thị trường nội địa là "cứu cánh" quan trọng và mang lại doanh thu tích cực.

Tuy nhiên, theo VASEP, các doanh nghiệp cần biết cách khai thác mới có thể tận dụng cơ hội này. Theo đó, doanh nghiệp phải chủ động điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp hơn vì mỗi thị trường đều có đặc thù khác nhau, tìm hiểu kỹ về thói quen tiêu dùng của từng vùng miền để có sản phẩm tương ứng.

Còn ông Võ Quan Huy cho rằng để hàng đến tay người tiêu dùng với mức giá hấp dẫn cần có sự liên kết và phối hợp bài bản giữa các bên. Trong đó, cắt giảm khâu trung gian là quan trọng để giảm bớt gánh nặng chi phí cho hàng hóa.

Các nhà bán lẻ hiện đại trong nước họ cũng đang tìm mua hàng tận gốc từ trang trại, doanh nghiệp thay vì qua trung gian như trước. Thậm chí, nhiều hệ thống còn xây dựng và bao tiêu vùng nguyên liệu cho nông dân để họ yên tâm sản xuất. Do đó, doanh số bán hàng tại các hệ thống siêu thị vẫn tăng cao bất chấp khó khăn.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 3 triệu tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hồng Nhung (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Petrosetco lên kế hoạch tổ chức Đại hội lần 2 vào 14/6
Petrosetco lên kế hoạch tổ chức Đại hội lần 2 vào 14/6

Sau lần 1 không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên, Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET - sàn HOSE) lên kế hoạch tổ chức Đại hội lần 2.

Lạng Sơn: Quyết không để hình thành đường dây, tụ điểm phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Lạng Sơn: Quyết không để hình thành đường dây, tụ điểm phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Chiều 15/5, BCĐ 389 tỉnh Lạng Sơn tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn về tình hình công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 4 tháng đầu năm 2024, các nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn, Trưởng BCĐ 389 tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện như thế nào?
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện như thế nào?

Năm 2021, ông Hoàng Huy Hổ mua một mảnh đất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời điểm mua, ông không nhờ địa chính đo đạc lại. Năm 2023, ông có kế hoạch xây nhà, đo đạc lại đất thì phát hiện đất bị thiếu.

Chủ tịch tỉnh chỉ đạo xem xét trách nhiệm trong việc chậm cấp 'sổ đỏ' cho người dân
Chủ tịch tỉnh chỉ đạo xem xét trách nhiệm trong việc chậm cấp 'sổ đỏ' cho người dân

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình giao Chủ tịch UBND thành phố Hoà Bình xem xét, xử lý trách nhiệm, sai phạm (nếu có) đối với các đơn vị, cá nhân có liên quan khi đã không xử lý kịp thời, còn để chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Thông báo đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ
Thông báo đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Triển khai Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thông báo và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên cả nước đề xuất nhiệm KH&CN cấp quốc gia dự kiến thực hiện từ năm 2025 thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 (Chương trình).

Bắc Giang: Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp gần 75 ha tại Hiệp Hòa
Bắc Giang: Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp gần 75 ha tại Hiệp Hòa

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Danh Thắng - Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỷ lệ 1/500.