Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Động lực tăng trưởng của đồng bằng sông Hồng sẽ là các đô thị

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng với nền tảng là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, một số ngành kinh tế mũi nhọn, có khả năng tạo động lực và dẫn dắt các ngành khác phát triển; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện, hiệu quả, tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do và hiệp định đầu tư thế hệ mới, thu hút đầu tư.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đồng bằng sông Hồng cùng với Đông Nam Bộ phải là "đôi cánh phát triển" của đất nước – Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đồng bằng sông Hồng cùng với Đông Nam Bộ phải là "đôi cánh phát triển" của đất nước. Ảnh VGP/Minh Khôi.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì tại phiên họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 vào chiều 22/12.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh đồng bằng sông Hồng là vùng trung tâm động lực phát triển lan toả tới các vùng kinh tế-xã hội khác. Nhiều mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của đồng bằng sông Hồng đã được định vị trong các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch chuyên ngành quốc gia.

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, quan điểm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bằng sông Hồng trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội; thực sự là vùng động lực hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước.

Trong đó, nền tảng là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, một số ngành kinh tế mũi nhọn, có khả năng tạo động lực và dẫn dắt các ngành khác phát triển; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện, hiệu quả, tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do và hiệp định đầu tư thế hệ mới, thu hút đầu tư.

Quy hoạch cũng nêu rõ yêu cầu phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an sinh xã hội, trật tự xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

Đại diện đơn vị tư vấn cho biết vùng đồng bằng sông Hồng có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Đại diện đơn vị tư vấn cho biết vùng đồng bằng sông Hồng có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước. Ảnh VGP/Minh Khôi.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bằng sông Hồng được phát triển là đồng bộ, đa phương thức, hiện đại; ưu tiên kết nối liên vùng, liên tỉnh, quốc tế; xây dựng hạ tầng kinh tế biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do và hạ tầng thông tin truyền thông, thủy lợi và bảo vệ nguồn nước phù hợp với định hướng tổ chức và khai thác lãnh thổ, tạo không gian phát triển mới.

Các đô thị và khu dân cư nông thôn được tổ chức phù hợp với xu thế sản xuất mới, đô thị hóa; hình thành các khu vực kinh tế động lực, trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, hành lang liên kết quốc tế, liên kết vùng và cả nước.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, vùng đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhân lực số của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao. 

Tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Quan hệ đối ngoại mở rộng, hội nhập quốc tế hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, dẫn đầu cả nước.

Xây dựng Thủ đô Hà Nội "văn hiến - văn minh - hiện đại", trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Quy hoạch đề ra mục tiêu, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng bình quân khoảng 9%/năm; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 11.000-12.000 USD/người.

Các ý kiến tại phiên họp cho rằng Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng cần có thêm những điểm nhấn, sản phẩm chiến lược vượt trội có sức cạnh tranh quốc tế - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Các ý kiến tại phiên họp cho rằng Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng cần có thêm những điểm nhấn, sản phẩm chiến lược vượt trội có sức cạnh tranh quốc tế. Ảnh VGP/Minh Khôi.

Tầm nhìn đến năm 2050, vùng đồng bằng sông Hồng tiếp tục đi đầu cả nước về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số. Các ngành công nghiệp phát triển với công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp mới, công nghệ cao và chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo. 

Hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, dịch vụ, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; phát triển nền nông nghiệp hiện đại, người dân nông thôn có mức sống cao, có điều kiện sống ngang với các đô thị văn minh…

"Một trong những điểm nhấn của vùng đồng bằng sông Hồng chính là có Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước", Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính nói.

Các ý kiến cũng đề nghị bổ sung quan điểm đồng bằng sông Hồng phải đi đầu trong thí điểm mô hình phát triển, các cơ chế, chính sách mới, phấn đấu đến năm 2030, vùng động lực của đồng bằng sông Hồng trở thành vùng phát triển hiện đại, có thu nhập cao.

Quy hoạch cần có giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để giải quyết những thách thức lớn trong liên kết phát triển của vùng như: Chưa tạo ra chuỗi sản xuất, cụm liên kết ngành trong các hành lang phát triển; chia sẻ và sử dụng nguồn nước chưa bền vững; chênh lệch thu nhập giữa các tỉnh phía nam và phía bắc sông Hồng; tắc nghẽn giao thông và ngập úng, ô nhiễm không khí, nguồn nước; thiếu không gian phát triển bền vững, nhiều địa phương tăng trưởng phụ thuộc vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)…

Ảnh
Động lực tăng trưởng của đồng bằng sông Hồng sẽ là các đô thị . Ảnh VGP/Minh Khôi.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định việc quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nặng nề, có tính liên ngành, liên tỉnh, liên vùng, bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất, tránh xung đột, chồng chéo với quy hoạch địa phương, quy hoạch ngành, lĩnh vực. Phải có những ý tưởng mới, tinh thần mới, sức sống mới, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ được nêu trong các nghị quyết, quy hoạch, chiến lược có liên quan đến định hướng phát triển đồng bằng sông Hồng và cả nước như xây dựng, đô thị hóa, giao thông, các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…

Động lực tăng trưởng của đồng bằng sông Hồng sẽ là các đô thị được hình thành theo tư duy tạo lập hệ sinh thái kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch… "Quy hoạch không thể thiếu các cơ chế, chính sách nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong phát triển các đô thị có hạ tầng giao thông, kỹ thuật, xã hội hiện đại, đồng bộ, xanh, thông minh, để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao", Phó Thủ tướng đặt vấn đề và lưu ý cần định vị từng địa phương trở thành trung tâm kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, du lịch…

Nhấn mạnh tiềm năng còn chưa được khai thác hai bên sông, Phó Thủ tướng cho rằng, cần thay đổi tư duy, chính sách để tạo thêm không gian xanh, không gian văn hoá cộng đồng cho đô thị.

"Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của văn hoá, lịch sử, di sản thiên nhiên và con người, vì vậy, phải khoanh định những khu vực gìn giữ, bảo tồn, phục dựng và kết hợp với du lịch, tạo nên điểm nhấn phát triển hài hoà giữa truyền thống với hiện đại.", Phó Thủ tướng trao đổi.

Phó Thủ tướng yêu cầu đơn vị tư vấn rà soát, hệ thống lại, bổ sung những điểm nhấn của vùng, tính toán các cơ chế, chính sách đồng bộ, lộ trình triển khai các dự án ưu tiên, nhiệm vụ cần tiếp tục nghiên cứu theo Quy hoạch.

PV (lược ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong

Chiều 6/5, thông tin từ lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), trên địa bàn phường Kỳ Liên vừa xảy ra một trận mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp một lán trại của công nhân thi công móng cột đường dây điện 500 kV, khiến 7 người thương vong.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh

Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương nghiên cứu và đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và Trung tâm kho cảng LNG tại Khu kinh tế Vũng Áng.

Campuchia coi trọng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam
Campuchia coi trọng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn Phó Thủ tướng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Campuchia sang Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Sáng 7/5: Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Sáng 7/5: Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Toàn bộ chương trình mít tinh kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được Đài Truyền hình Việt Nam  (VTV) tường thuật trực tiếp.

Quảng Ninh: Thu giữ gần 2 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ gần 2 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh, vừa phát hiện và thu giữ gần 2 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại thành phố Móng Cái.

Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang: Thông qua 15 dự thảo nghị quyết quan trọng
Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang: Thông qua 15 dự thảo nghị quyết quan trọng

Sáng 6/5, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.