Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án cao tốc Bắc – Nam: Loại nhà thầu Trung Quốc sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ

Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy quan trọng nhất trong hợp đồng ký với doanh nghiệp trúng thầu, Bộ GTVT phải có điều khoản ràng buộc để xử phạt, thay thế nhà thầu sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ.

Dự án cao tốc Bắc – Nam: Loại nhà thầu Trung Quốc sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ - Hình 1

Loại nhà thầu Trung Quốc sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ (Ảnh minh họa)

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 52/2017/QH14 thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam (gọi tắt cao tốc Bắc - Nam) phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, giai đoạn 2017 - 2020 sẽ đầu tư xây dựng 654km, chia thành 11 dự án thành phần, đi qua địa phận 13 tỉnh, thành phố; gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).

Tổng mức đầu tư của các dự án khoảng 118.000 tỷ đồng, trong đó, phần vốn Nhà nước tham gia là 55.000 tỷ đồng đầu tư cho 3 dự án đầu tư công, hỗ trợ toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng và góp một phần vốn xây dựng công trình để đảm bảo tính khả thi của các dự án. Gồm 14.155 tỷ đồng thực hiện giải phóng mặt bằng; 27.694 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng các dự án đầu tư theo hình thức PPP (loại hợp đồng BOT); 13.151 tỷ đồng cho các đoạn đầu tư công gồm: đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) và cầu Mỹ Thuận 2.

Số còn lại khoảng 63.716 tỷ đồng là phần vốn nhà đầu tư. Trong đó, vốn chủ sở hữu các nhà đầu tư rót vào dự án khoảng 12.743 tỷ đồng, vốn vay khoảng 50.973 tỷ đồng. Đến nay, Bộ GVT đã phê duyệt dự án đầu tư của toàn bộ 11 dự án và đang gấp rút triển khai công tác thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng.

Sau hơn 2 tháng chào bán và nhận hồ sơ sơ tuyển, toàn bộ 8 dự án PPP của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đã hoàn thành việc mở thầu. Các dự án đã nhận được 60 bộ hồ sơ với tư cách độc lập và liên danh. Cụ thể, có 15 bộ của nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư Việt Nam; 31 bộ của nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư nước ngoài và 14 bộ của liên danh giữa nhà đầu tư Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài.

Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy quan trọng nhất trong hợp đồng ký với doanh nghiệp trúng thầu, Bộ GTVT phải có điều khoản ràng buộc để xử phạt, thay thế nhà thầu sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ (Ảnh H.Lực)

Đáng chú ý với 18 bộ hồ sơ nộp và sơ tuyển theo hình thức dự thầu độc lập và liên danh, các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc có số lượng hồ sơ chiếm nhiều nhất trong danh sách. Số lượng nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc dự thầu đứng thứ hai, sau đó là Pháp, Singapore và Philippines.

Câu chuyện chọn nhà thầu dự án cao tốc Bắc Nam nóng lên khi số lượng doanh nghiệp Trung Quốc tham gia dự thầu lớn. Người dân lo lắng một viễn cảnh dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông lại được tái hiện tại dự án cao tốc Bắc – Nam.

Liên quan đến câu chuyện lựa chọn nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc – Nam, trao đổi với chúng tôi chiều ngày 5/8, chuyên gia giao thông - TS. Nguyễn Xuân Thủy cho biết: “Quan điểm của tôi, về nguyên tắc các nhà đầu tư đều có quyền tham gia đấu thầu minh bạch, công khai không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay ngoài nước. Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT phải tổ chức đấu thầu hợp lý, công bằng”.

Về nghi ngại của dư luận với nhà đầu tư từ Trung Quốc, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, nhà thầu Trung Quốc từng để lại tiếng xấu ở loạt dự án đầu tư như tại nhà máy từ nhiệt điện, dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên, đặc biệt là đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông…

“Quan điểm tôi, tất cả doanh nghiệp Trung Quốc từng là nhà thầu, nhà đầu tư các dự án Việt Nam nhưng có lịch sử chậm tiến độ, sai phạm điển hình như Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng đường sắt số 6 Trung Quốc (tổng thầu đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông) Bộ GTVT không được cho tham dự thầu ở dự án cao tốc Bắc – Nam. Bởi những doanh nghiệp này gây thiệt hại quá lớn cho nền kinh tế Việt Nam”, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho biết.

Thủy cũng cho rằng, đối với tuyến đường cao tốc đi qua các sân bay, hải cảng, khu quân sự ưu tiên doanh nghiệp trong nước.

“Cũng cần nhấn mạnh các nhà thầu Việt Nam phải liên kết lại để tạo vốn lớn về tài chính, thiết bị công nghệ, từ đó có thể đấu lại nhà thầu nước ngoài. Làm tốt điều đó loại bớt nhà thầu yếu kém, tạo thế cho nhà thầu Việt Nam”, TS. Thủy cho biết.

Trước nghi ngại về việc doanh nghiệp Trung Quốc sau khi trúng thầu sẽ không thực hiện theo cam kết trước đó. TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, vấn đề này sẽ giải quyết được nếu hợp đồng đấu thầu ký có điều khoản ràng buộc trách.

Cụ thể, hợp đồng ký giữa Bộ GTVT và đơn vị trúng thầu phải ràng buộc chất lượng công trình, công nghệ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án, vấn đề tài chính, tạo việc làm cho người lao động.

“Trong hợp đồng phải có quy định nếu nhà thầu sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ dự án, không đảm bảo tài chính phải xử phạt mạnh và bị thay thế bằng nhà thầu khác”, TS. Thủy nhấn mạnh.

Theo Tintucvietnam.vn

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.