Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giá phân bón tăng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022

Từ đầu năm đến nay, giá phân bón liên tục tăng cao, giá phân bón Urê tại thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 18 - 29%... Nếu tình trạng này tiếp dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 sắp tới, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

Giá phân bón tăng cao gây áp lực lên giá sản xuất lúa, khó khăn cho doanh nghiệp và nông dânGiá phân bón tăng cao gây áp lực lên giá sản xuất lúa, khó khăn cho doanh nghiệp và nông dân

Giá phân bón “tăng chưa có điểm dừng"

Từ tháng 10/2021, giá phân bón Urê tại thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 18 - 29%, tương ứng tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với một tháng trước, dao động ở mức 13.000 - 13.500 đồng/kg. Đáng chú ý, mức giá này đã tăng gấp đôi so với đầu năm nay.

Giá phân bón DAP cũng tăng 1.500 - 2.200 đồng/kg trong 1 tháng qua, dao động ở mức 16.000 - 19.500 đồng/kg. Tương tự, giá Kali tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Giá phân bón tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 sắp tới.

Theo tính toán của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với năng suất lúa Hè thu bình quân đạt 5,67 tấn/ha và giá lúa từ 4.500 - 5.100 đồng/kg thì người trồng lúa bán 4kg lúa mới mua được 1kg phân DAP.

Giá phân bón tăng cao trở lại, trước hết là do có sự tác động từ thị trường thế giới. Giá Ure, Kali, DAP trên thế giới đang tiếp tục lập đỉnh mới.

Ngoài tác động nhất định từ thị trường thế giới, một câu hỏi lại được đặt ra là nguồn cung phân bón trong nước (nhất là những loại phân bón mà trong nước đã sản xuất được với khối lượng lớn như Urea, DAP…) có đang bị thiếu hụt hay không?

Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong 9 tháng năm 2021, sản lượng sản xuất phân bón trong nước đạt 5,668 triệu tấn (phân bón vô cơ đạt 3,908 triệu tấn, phân bón hữu cơ 1,76 triệu tấn), tăng 234.755 tấn, tương đương tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Ở chiều ngược lại, trong 9 tháng năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu 3.888.445 tấn phân bón, tăng 823.770 tấn, tương đương tăng 26,88% so với cùng kỳ năm 2020. Lượng phân bón nhập khẩu nhiều nhất vẫn là SA và kali. Riêng tháng 9.2021, lượng phân bón nhập khẩu là 328.481 tấn, tăng 45.524 tấn, tương đương tăng 16,1% so với tháng 9.2020.

Như vậy, tính chung cả số lượng sản xuất được trong nước và nhập khẩu, số lượng phân bón hoàn toàn không thiếu, nhưng vì sao giá phân vẫn tăng phi mã là điều cần được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phải phối hợp điều tra.

Kiểm soát tình trạng "thổi giá"

Theo ghi nhận, hiện nay đang có tình trạng đạm của doanh nghiệp phía Bắc được chở vào bán tại các tỉnh phía Nam, còn đạm phía Nam lại được đưa ra miền Bắc để bán. Không thể phủ nhận việc “mua thêm đường” này đã vô hình trung tăng thêm chi phí logistics, khiến chi phí tăng cao. Chưa kể đến, có thể có những lý do phía sau khiến các sản phẩm này phải "chạy đường vòng", tìm thị trường tiêu thụ xa như vậy trong khi nhu cầu cả 2 miền Nam Bắc đối với loại phân này trên thị trường đều có.

Ông Huỳnh Tấn Đạt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, cũng không loại trừ khả năng có tình trạng ghim hàng của một số tư thương để tạo khan hiếm giả, đẩy giá phân bón tăng cao để bán ra trục lợi.

Để bình ổn thị trường phân bón, ông Bùi Thế Chuyên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) đề xuất, trước mắt cần tập trung tháo gỡ vấn đề lưu thông, vận chuyển. Về lâu dài, cần giảm chi phí sản xuất, dù vẫn phải chấp nhận giá cao đối với một số nguyên liệu nhập khẩu đầu vào. Đặc biệt, cần bình ổn giá các mặt hàng nguyên liệu sẵn có trong nước như than cho sản xuất URE, amoniac cho sản xuất DAP…

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, phân bón là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhưng việc bình ổn sẽ rất khó khăn khi nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do giá nguyên liệu tăng. Việc áp dụng các quy định hành chính vào thị trường khi Việt Nam đã có những cam kết quốc tế càng khó khả thi.

Ông Khánh đề nghị các doanh nghiệp cố gắng hợp lý hóa các chi phí, giữ ổn định giá thành, đặt mục tiêu phân bón Việt Nam phải được bán với giá thấp hơn phân bón nhập khẩu, đưa phân bón đến tay người nông dân với giá thấp nhất.

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Cục đã tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp Bộ Công thương, tăng cường quản lý xuất nhập khẩu một số mặt hàng phân bón, nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước.

Đồng thời, sẽ phối hợp để rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm soát thị trường để tránh tình trạng đầu cơ tăng giá.

Trên đây chỉ mới là những giải pháp tạm thời, về lâu dài, cần áp dụng cơ chế thuế xuất khẩu tự động. Theo đó, cơ quan quản lý Nhà nước đặt ra một mức giá cụ thể và khi giá phân bón thế giới tăng đến mức này và gây nguy cơ cho kiểm soát giá trong nước thì cơ chế này sẽ tự động kích hoạt. Đây sẽ là giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch, loại bỏ được cơ chế xin cho trong xuất và nhập khẩu phân bón như hiện nay.

Linh Tuệ

Bài liên quan

Tin mới

Ông Kim Sang-sik làm HLV tuyển Việt Nam
Ông Kim Sang-sik làm HLV tuyển Việt Nam

Chiều 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) phát đi thông báo, VFF và ông Kim Sang-sik đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng đội tuyển Nam và đội tuyển U23 Việt Nam.

Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan
Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

Ngày 3/5, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan.

Cán bộ y tế cơ sở là những chiến sĩ trên tuyến đầu chống lại bệnh tật
Cán bộ y tế cơ sở là những chiến sĩ trên tuyến đầu chống lại bệnh tật

“Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng luôn vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Cán bộ y tế cơ sở là những chiến sĩ trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh tật và bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng, tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu trong lễ phát động Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi diễn ra Hà Nội.

Bắc Ninh: Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em
Bắc Ninh: Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Tỉnh Bắc Ninh tăng cường phổ biến, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực, xâm hại; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học trước kỳ nghỉ hè. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao với nội dung bổ ích, hình thức phù hợp với trẻ em trên địa bàn dân cư.

Thu ngân sách từ cảng biển Hà Tĩnh ghi nhận bước nhảy vọt
Thu ngân sách từ cảng biển Hà Tĩnh ghi nhận bước nhảy vọt

Trong 4 tháng đầu năm 2024, lưu lượng hàng hóa qua cảng Vũng Áng – Sơn Dương đã tăng mạnh đóng góp lớn vào sự gia tăng 39% của thu ngân sách Hà Tĩnh so với cùng kỳ năm trước.

Bắc Ninh: Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại’’
Bắc Ninh: Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại’’

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 3/5, tại Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại’’.