Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Gia tăng gian lận thuế

Theo nhận định của các c

Theo nhận định của các cơ quan chức năng, hiện những sai phạm về thuế đang gia tăng ở mức cao, hình thức vi phạm ngày càng tinh vi, khó xử lý. Chỉ trong vòng 5 năm gần đây, đã có tới 218 vụ vi phạm thuế bị khởi tố hình sự, 10.155 vụ việc vi phạm bị xử lý hành chính, thu hồi cho ngân sách hơn 782 tỷ đồng…

Cán bộ Chi cục Hải quan Lào Cai kiểm tra hàng hóa XNK

“Ngàn lẻ” kiểu trốn thuế

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, thực trạng vi phạm trong lĩnh vực thuế và hải quan đang rất cao, trung bình mỗi năm có gần 1.000 DN trốn thuế, sai phạm thuế.

Lý giải về điều này, ông Tuấn cho biết, một phần do các DN trong nước đang làm ăn thua lỗ, khó khăn nên tìm mọi cách cắt giảm chi tiêu, kể cả giảm thuế, trốn thuế. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, có sự khác biệt về thuế suất và chế độ ưu đãi thuế giữa các quốc gia, dẫn đến sự chênh lệch, không đồng bộ trong cách tính thuế, áp thuế. Vì vậy, vấn đề chuyển giá, để trốn thuế là điều tất yếu sẽ xảy ra đối với phần lớn công ty đa quốc gia.

Kết luận từ các cơ quan thanh tra cho thấy, hành vi gian lận chuyển giá hiện rất tinh vi, phức tạp, khó xử lý. Điển hình phải kể đến hành vi chuyển giá được thực hiện thông qua việc chuyển giao tài sản liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ như định giá vốn đầu tư bằng dây chuyền máy móc, nguyên vật liệu sản xuất, cao hơn nhiều lần so với giá trị thực tế, để trích khấu hao tài sản cố định, phân chia lợi nhuận trên tỷ lệ vốn góp, gây thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Thêm một hành vi gian lận khác của các nhà đầu tư nước ngoài là chuyển giao công nghệ sản xuất, kinh doanh (SXKD) cho bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền với giá rất cao, khiến chi phí đầu vào bị đẩy lên cao, kết quả SXKD thua lỗ, Nhà nước mất quyền đánh thuế TNDN.

Hình thức chuyển giá khác được thực hiện thông qua việc cung cấp dịch vụ trong nội bộ tập đoàn, do dịch vụ trong nội bộ tập đoàn rất đa dạng, mang tính đặc thù nên nếu có phát sinh sai phạm, cơ quan quản lý rất khó tìm được chứng cứ để so sánh, kiểm soát. Hành vi chuyển giá qua chi trả lãi vay vốn SXKD, chuyển lợi nhuận từ DN FDI tại Việt Nam sang bên liên kết tại nước ngoài có mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thuế TNDN trong nước; hay chuyển giá do chênh lệch áp thuế suất các loại hàng hóa đặc thù, thuế suất theo khu vực cũng được nhiều DN áp dụng. Những hành vi gian lận này, khiến Nhà nước thất thu lớn ngân sách.

Có thể kể đến những vụ truy thu thuế hàng chục tỷ đồng với các DN có tên tuổi trong và ngoài nước. Điển hình là vụ việc truy thu và phạt hơn 117 tỷ đồng thuế TNDN của Công ty Nhựa Bình Minh, kê khai giảm ưu đãi 50% thuế thu nhập, trong khi thời hạn ưu đãi đã chấm dứt. Không kém tai tiếng, vụ chuyển giá hơn 1.220 tỷ đồng của Tập đoàn Keangnam Vina đã bị Nhà nước truy thu 95,2 tỷ đồng. Hay vụ việc các công ty ngành xăng dầu thông đồng trốn 470 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu, trong đó riêng Petrolimex sai phạm tới 170 tỷ đồng… Các “tên tuổi” khác như EVN, Công ty CP Sông Đà, Công ty Cao su Sao Vàng… cũng phải ngậm ngùi nộp lại hàng tỷ đồng cho Nhà nước, khi có chứng cớ sai phạm. Chưa hết, danh sách 122 DN FDI có dấu hiệu chuyển giá cũng bị phanh phui, truy thu hơn 214 tỷ đồng vào ngân sách. Những thương hiệu nổi tiếng như Metro, Cocacola, Adidas, cũng đang trong “tầm ngắm”.

Vẫn khó kiểm soát

Để hạn chế tình trạng chuyển giá thuế, Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ các DN có hành vi vi phạm, kiến nghị Bộ Tài chính đưa phương pháp thỏa thuận xác định giá (APA) vào luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế; đề xuất chế tài xử phạt đủ mạnh cho các DN cố tình vi phạm. Kết quả, ngành thuế đã bước đầu kiểm soát được hoạt động chuyển giá, quản lý được 3.188 DN liên kết kê khai thông tin thuế. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, ngành thuế đã thực hiện thanh tra phát hiện 1.223 DN có dấu hiệu chuyển giá; truy thu, phạt, hoàn thuế 481 tỷ đồng, giảm lỗ 1.697 tỷ đồng và giảm khấu trừ thuế GTGT 41,8 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lãnh đạo các cơ quan chức năng đều cho rằng, những kết quả đạt được mới chỉ khắc phục được một phần tồn tại về sai phạm thuế. Vẫn còn rất nhiều DN cố tình trốn thuế, câu kết với một số phần tử biến chất trong các ngành chức năng để lách luật. Theo ông Hoàng Mạnh Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Sau thông quan (Cục Hải quan TP. Hà Nội), xử lý sai phạm thuế, nhất là các hành vi sai phạm về chuyển giá là rất khó, đòi hỏi người thực hiện phải vững nghiệp vụ chuyên môn, có kỹ năng và quyền lực để thực thi nhiệm vụ, mà ngành thuế vẫn chưa được trao quyền điều tra nên rất khó để thực hiện.

“Thực tế, có rất nhiều DN, tập đoàn lớn như Vinacomin (Tập đoàn CN Than – Khoáng sản), Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy), Vinalines (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) làm ăn có lãi, nhưng gian dối, liên tục báo lỗ, để xin miễn giảm thuế. Với những tập đoàn lớn, nhất là tập đoàn đa quốc gia, thì việc xác định lỗ lãi, hoặc kiểm soát hành vi chuyển giá là rất khó thực hiện. Vấn đề này luôn là vấn đề đau đầu của các ngành chức năng”, ông Khoa cho biết.

Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ Tư vấn Thuế, Deloitte Việt Nam, ông Thomas McClelland cho hay, việc hiểu đúng và đầy đủ các chính sách thuế và hải quan, đặc biệt là xu hướng của cơ quan thuế, kết hợp với chiến lược thuế hiệu quả, sẽ góp phần quan trọng giúp các DN tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro, tuân thủ luật pháp và đem lại lợi ích kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng hiểu và tuân thủ đúng pháp luật về thuế.

Bà Nguyễn Thị Phong Thu, Đại diện Công ty Dược Trung Ương 3, cho rằng, chính sự không liêm chính và thiếu minh bạch về thực hiện thuế của các DN sai phạm, khiến không ít DN làm ăn chân chính bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nhiều thủ tục rối rắm, không rõ ràng của chính cơ quan thuế, cũng gây thiệt hại về thời gian và tiền bạc cho nhiều DN.

Nhận định về việc xử lý vi phạm thuế gặp khó, các chuyên gia tư vấn thuế cho rằng, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong công tác quản lý hoạt động chuyển giá của DN liên kết, hay giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước. Không nên buông lỏng, hoặc không nắm chắc chính sách, biểu giá áp thuế, khiến những DN không minh bạch có cơ hội lách luật, làm gia tăng vi phạm thuế…

NGUYỄN HẠNH

Tin mới

Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ
Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày. Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão
Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão

Ngày 30/4, tại Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn, UBND huyện An Lão (TP. Hải Phòng) tổ chức Lễ dâng hương và chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”. 

Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”
Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”

Từ ngày 29/4 đến hết ngày 7/5/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm - Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh TP. Hải Phòng tổ chức Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc
Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc

Cơ quan Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vừa phát hiện, thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua
Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua

Ngày 29/4/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tổ chức Đại hội đồng Cổ đông Thường niên năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%
IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%

Hôm thứ Ba, ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Châu Á vào năm 2024, với lạm phát giảm nhanh và tăng trưởng kiên cường sẽ giúp khu vực đạt được "hạ cánh mềm" ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại trong hai năm tới.