Viêm phế quản biểu hiện như thế nào?
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc phế quản, nơi mang không khí trao đổi tại phổi. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính.
Những người mắc viêm phế quản thường xuất hiện triệu chứng ho có đờm. Đối với viêm phế quản cấp tính, biểu hiện của bệnh có thể xảy ra trong vài ngày và hồi phục sau khi được điều trị. Trái ngược lại, các triệu chứng của viêm phế quản mạn tính không thể biến mất hoàn toàn và có thể tái phát liên tục nếu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Một số triệu chứng thường gặp ở người mắc viêm phế quản là:
+ Ho dai dẳng lâu ngày.
+ Ho có đờm, đờm thường đặc và có thể là trong suốt, màu trắng, màu xanh hoặc vàng, màu nâu hoặc kèm theo các tia máu trong một số trường hợp hiếm gặp.
+ Khó thở, thở nhanh, cảm giác tức ngực, đặc biệt là sau khi ho hay vận động mạnh.
+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn.
+ Đau họng, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi.
+ Xuất hiện sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
Trong trường hợp viêm phế quản cấp tính, cơn ho có thể kéo dài cho đến khi các triệu chứng khác khỏi hoàn toàn. Đối với viêm phế quản mạn tính, ho đờm có thể xảy ra trong thời gian dài (ít nhất là ba tháng) và tái phát thường xuyên, đặc biệt là vào mùa đông.
Xem thêm: VIÊM PHẾ QUẢN CÓ BIỂU HIỆN GÌ? Câu trả lời được giải đáp TẠI ĐÂY
Cách điều trị và phòng ngừa viêm phế quản hiệu quả
Hầu hết viêm phế quản cấp tính thường không quá nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Ngược lại, viêm phế quản mạn tính thì không có cách chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có phương pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng như áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục đều đặn và tránh các tác nhân gây hại như hút thuốc lá, khói hóa chất,...
Sử dụng thuốc trong điều trị
Một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm phế quản là:
Thuốc giảm ho: Thường không được khuyến cáo sử dụng trong điều trị viêm phế quản do ho là phản xạ tốt của cơ thể giúp tống các dị nguyên trong đường hô hấp ra ngoài. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm ho trước khi nghỉ ngơi để không bị làm phiền bởi những cơn ho.
Thuốc giãn phế quản: Giúp mở ống phế quản và có thể tống đờm nhầy ra ngoài, đồng thời cải thiện triệu chứng khó thở cho người bệnh.
Thuốc chống viêm và thuốc steroid: Nhóm thuốc này có thể giúp giảm viêm trong các trường hợp bị tổn thương mô.
Thuốc kháng sinh: Đa số các trường hợp viêm phế quản là do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không được sử dụng phổ biến trong điều trị. Tuy nhiên, các trường hợp viêm do vi khuẩn có thể điều trị với thuốc kháng sinh.
Đối với những trường hợp có triệu chứng viêm phế quản nặng hoặc bất thường, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và có phương pháp điều trị hợp lý.
Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản hiệu quả
Không thể hoàn toàn ngăn ngừa được viêm phế quản cấp tính hoặc mạn tính, tuy nhiên các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, cụ thể:
Không hút thuốc lá và không tiếp xúc gần với khói thuốc lá.
Tránh xa các tác nhân gây bệnh như khói bụi, hóa chất độc hại, khí thải nhà máy,...
Sống và làm việc trong môi trường trong lành, “nói không” với ô nhiễm môi trường.
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và vào nơi đông người để hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như ô nhiễm môi trường, vi sinh vật (vi khuẩn, virus,...)
Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn hay virus có nguy cơ gây viêm phế quản.
Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm và viêm phổi để giảm nguy cơ mắc viêm phế quản.
Xem thêm: Biện pháp khắc phục viêm phế quản hiệu quả! TẠI ĐÂY
Cải thiện viêm phế quản nhờ sản phẩm thảo dược
Điều trị viêm phế quản với thuốc tây y vẫn còn khá nhiều bất cập do tác dụng phụ gây ra. Chính vì vậy, để tìm được sản phẩm cải thiện viêm phế quản vừa an toàn, lành tính mà hiệu quả là điều không dễ dàng với người bệnh.
Thấu hiểu được những băn khoăn đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược với thành phần chính là Fibrolysin giúp giảm viêm, giảm đờm, giảm ho và hỗ trợ giảm triệu chứng viêm phế quản. Không chỉ vậy, thành phần này còn tác dụng vào nguyên nhân sâu xa là chống tái cấu trúc, chống xơ hóa đường thở, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh viêm phế quản an toàn, hiệu quả.
Fibrolysin chứa 2 thành phần chính đó là: Kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM). Hợp chất này cũng được TS Hoàng Văn Huấn nhận định tác dụng hiệu quả: “Các nghiên cứu được thực hiện vào năm 2007 ở Hoa Kỳ và năm 2017 ở Úc chứng minh rằng kẽm gluconat có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể, phục hồi các tế bào bình thường của niêm mạc đường thở, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch của phổi, phế quản. Bên cạnh đó, thành phần còn lại của Fibrolysin là lưu huỳnh tự nhiên (MSM – methylsulfonylmethane) đã được các công trình nghiên cứu ở Hoa Kỳ chứng minh tác dụng ngăn chặn những tế bào tái cấu trúc, giảm sự hình thành tổ chức xơ sẹo, làm cho phổi được mềm mại trở lại,...”.
Kết hợp giữa thành phần Fibrolysin và nhiều thảo dược khác như cao xạ đen, chiết xuất nhũ hương, cao bán biên liên, cao tạo giác và những yếu tố vi lượng như: Selen, iod giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho do viêm phế quản gây ra.
Nếu bạn hoặc người thân đang mắc viêm phế quản thì hãy sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ Fibrolysin để cải thiện tình trạng ho, có đờm và giúp nâng cao hệ miễn dịch của phổi, phế quản.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương – Dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản
Thành phần: Fibrolysin (methylsulfonylmethan, kẽm gluconat), chiết xuất nhũ hương, cao xạ đen, cao bán biên liên, cao tạo giác, cao xạ can, iod, selen,…
Công dụng: Hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho. Hỗ trợ giúp giảm triệu chứng viêm phế quản.
Đối tượng sử dụng: Người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản.
Cách dùng: Ngày uống 4-6 viên, chia 2 lần. Nên sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt.
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu
Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Liên hệ: 024.38461530 – 028.62647169
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Anh Thư