Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giấy phép con “hành” doanh nghiệp

Theo quy định củ

Theo quy định của Thông tư 18/2013/TT- BGTVT của Bộ GTVT ban hành ngày 06/08/2013 về quản lý phương tiện kinh doanh vận tải, từ ngày 1/10/2013, xe đầu kéo container phải có phù hiệu mới được phép lưu hành. Thế nhưng, do quy định quản lý cũ, nhiều DN vận tải container không đăng ký kinh doanh, không có giấy phép hoạt động nên không được cấp phù hiệu.


Điều này đang gây ra những khó khăn, thiệt hại cho DN vận tải vì nguy cơ hàng nghìn phương tiện xe đầu kéo sẽ phải dừng hoạt động.

Nỗi lo mang tên “phù hiệu”

Ông Khuất Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Vận tải cho rằng: “Nếu như không có phù hiệu thì các sở GTVT sẽ không biết DN nào thuộc diện kinh doanh, DN nào không kinh doanh. Đồng thời, phía cảnh sát giao thông cũng kiến nghị: Nếu không có phù hiệu để nhận biết thì mỗi lần “tuýt còi” cảnh sát lại phải leo lên cabin đề nghị tài xế cho xem giấy đăng ký kinh doanh vận tải là không ổn. Vì vậy, Bộ mới ban hành quy định xe đầu kéo chở container phải có phù hiệu”.

Để được cấp phù hiệu, DN phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô chở container (phải có bãi đỗ, có nhiều xe, xe phải gắn thiết bị giám sát hành trình đạt chuẩn…). Thực tế, không phải DN nào cũng đạt được các tiêu chí này vì phần lớn vận tải là nhỏ lẻ, hoạt động theo thời vụ. Mặt khác, còn những bất cập, chẳng hạn, quy định cũ đã được ban hành từ năm 2012, nhưng do chưa có thông tư bắt buộc phải gắn phù hiệu và chế tài xử phạt nên nhiều DN “ngó” lơ.

Hơn nữa, mãi tới ngày 06/8/2013, thông tư về quy định xe đầu kéo phải có phù hiệu mới được Bộ trưởng Bộ GTVT ký và ban hành, vì thế, tới ngày 1/10 có hiệu lực thì chỉ chưa đầy 2 tháng với số lượng DN, đầu xe khổng lồ trên cả nước, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến còn hạn chế - gây lúng túng cho cơ quan quản lý cũng như nhiều DN không biết tới quy định này.

Thực tế, khó khăn cho vấn đề cấp phép kinh doanh lại xuất phát từ chính bản thân DN. Bà Võ Việt Trang, Giám đốc Công ty Giao nhận Vận tải Việt Trang cho rằng, điều kiện về người trực tiếp điều hành DN phải có bằng trung cấp vận tải trở lên (hoặc tương đương), là cả vấn đề đối với phần lớn DN vận tải container hiện nay. Đa phần họ từ lĩnh vực khác nhảy sang, hoặc trình độ chỉ đạt trung học phổ thông. Như thế, chỉ việc cấp giấy phép kinh doanh đã khó chứ đừng nói tới phù hiệu.

Đừng làm khó doanh nghiệp!

Bà Võ Phương Lan, Tổng giám đốc Công ty Amerasian Shipping Logistics bày tỏ: “Dù đã có giấy phép vận tải đa phương thức, Sở GTVT TP. HCM vẫn yêu cầu muốn được cấp phù hiệu phải xin tiếp giấy phép vận tải bằng xe ô tô do Sở cấp. Giấy phép vận tải đa phương thức đã có chức năng vận tải đường bộ thì tại sao DN chúng tôi lại phải đi xin giấy phép vận tải bằng ô tô? Cuối cùng, DN vẫn phải đi xin, sau đó nộp hồ sơ xin cấp phù hiệu từ ngày 2/10, tới 2/12 mới được cấp. Điều bức xúc là quá trình xin cấp phù hiệu, ngoài việc công ty tốn rất nhiều thời gian, chi phí và những vấn đề khác, tôi rất bức xúc về xin giấy phép “con”. Không lẽ, giấy phép của Bộ lại không có giá trị bằng một giấy phép của Sở?”.

Giải đáp thắc mắc về giấy phép “con”, ông Hùng cho rằng: Kinh doanh vận tải đa phương thức là DN được đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức, do Bộ GTVT cấp; nhưng khi hoạt động, cụ thể là kinh doanh vận tải bằng xe container, muốn được cấp phù hiệu thì DN cần phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô. Khi đó, sở GTVT mới cấp cho DN một giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô rồi mới cấp phù hiệu. Hai loại giấy này, về bản chất khác nhau vì một loại là giấy phép, loại kia là giấy đăng ký.

“Theo tôi được biết, tới ngày 23/9, các sở GTVT đã được nhận phù hiệu và phương tiện cấp. Nếu sở GTVT nào cấp phù hiệu cho các DN mà làm chậm, hoặc cố tình không cấp nhằm tạo ra những thủ tục phiền hà thì đề nghị DN làm văn bản gửi lên sở đó để khiếu nại và gửi một văn bản lên Bộ GTVT, bộ sẽ xử lý”, ông Hùng nhấn mạnh.

Chưa đồng tình với ý kiến của vị Vụ trưởng Vụ Vận tải, bà Lan chia sẻ: Những việc nêu ra chỉ có lợi cho công tác quản lý nhà nước, không có lợi cho DN và khách hàng trong thời buổi hiện nay. Phí chồng phí khiến cho DN vận tải gặp rất nhiều khó khăn. DN chỉ còn cách duy nhất là tăng chi phí lên hàng hóa, sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bà Lê Nhàn, chuyên viên Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP. HCM: Việc cấp phù hiệu mất 22 ngày, được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, DN nộp hồ sơ cho Sở GTVT đề nghị cấp giấy phép đăng ký kinh doanh (còn gọi là giấy phép “con”) mất 20 ngày; giai đoạn 2: DN xin cấp phù hiệu mất 2 ngày. Do đó, cơ quan quản lý không thể nào trong một thời gian ngắn có thể cấp xong số lượng phù hiệu lớn như vậy.

Phương Thanh

Tin mới

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.